Lý giải Ngân hà có hình dạng như chiếc đĩa

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngân Hà là thiên hà quê hương của chúng ta, nơi Mặt Trời và hệ hành tinh của nó tọa lạc. Tại sao Ngân Hà, giống như hầu hết các thiên hà khác, lại trở nên phẳng chứ không phải hình cầu như các ngôi sao và hành tinh?
00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4

Trong một ngôi sao hoặc hành tinh, vật chất quay rất đặc đến nỗi áp suất hướng ra ngoài kết hợp với lực hấp dẫn để tạo ra hình dạng chủ yếu là hình cầu. Tuy nhiên các thiên hà trẻ như ngân hà được hình thành từ một đám mây hỗn loạn của bụi và khí. Theo thời gian, khí và bụi va chạm với nhau. Động lượng của chúng sẽ triệt tiêu lẫn nhau theo hướng chuyển động của chúng nhưng động lượng góc được bảo toàn.

Các định luật vật lý cũng quy định rằng khi không có lực bên ngoài, mô men động lượng góc tổng của một vật thể hoặc hệ thống phải giữ nguyên theo thời gian. Trong Ngân Hà, các hạt có xu hướng rơi song song với trục quay, để giữ cho mô men động lượng góc tổng lớn hơn không đổi.

Trong hàng tỷ năm, đám mây hạt dần dần rơi xuống, tăng tốc trên quỹ đạo của chúng. Khi nó quay nhanh hơn, sự va chạm tăng lên và nó bắt đầu phẳng ra và dần dần trở thành một cái đĩa. Nói một cách đơn giản, cũng do xung lượng góc, khi khối cầu ban đầu do nó tạo thành co lại và dần trở nên đặc hơn, bất kỳ vật thể nào bên ngoài mặt phẳng của đĩa đều có thể bị vật thể trong đĩa tác động hoặc bị hấp dẫn, cuối cùng tạo thành một mặt phẳng có dạng hình đĩa.

Tuy nhiên, hình dạng này của Ngân hà sẽ không tồn tại mãi mãi. Khoảng 5 tỷ năm nữa, Ngân Hà sẽ bắt đầu hợp nhất với thiên hà Andromeda, phá vỡ sự cân bằng của mô men động lượng và tạo ra hình quả trứng - sự ra đời của một kỷ nguyên mới trong lịch sử thiên hà của chúng ta.

Theo Ted ed
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: Mofa)

Thượng đỉnh P4G: Thông điệp về quyết tâm chuyển đổi mô hình tăng trưởng

TPO - Việt Nam sẽ đón nhiều lãnh đạo cấp cao các nước và đối tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư. Thông qua sự kiện, Việt Nam mong muốn truyền tải đến cộng đồng quốc tế thông điệp về quyết tâm chuyển đổi mô hình tăng trưởng.