Chính phủ Ấn Độ đã quyết định mua 26 chiếc máy bay chiến đấu Dassault Rafale M của Pháp như một phần của chương trình Máy bay chiến đấu đa nhiệm trên tàu sân bay (MRCBF) của Hải quân Ấn Độ, theo Defense Express.
Tiêm kích trên tàu sân bay Rafale M. Ảnh: Defense Express. |
Dassault và Boeing lần lượt giới thiệu tính năng của máy bay chiến đấu do hai tập đoàn này sản xuất tại một cơ sở thử nghiệm vào tháng 1 và tháng 6 năm 2022. Một trong những quan chức Ấn Độ nắm được tình hình cho biết, Hải quân Ấn Độ được cho là đã đệ trình báo cáo đầy đủ về Rafale và Super Hornet cho Bộ Quốc phòng để đưa ra quyết định cuối cùng về việc mua sắm.
Máy bay chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay của Hải quân Ấn Độ đang được phát triển theo chương trình TEDBF. Ảnh: HI Sutton |
Theo báo cáo, Rafale M của Pháp được cho là phù hợp hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu và tiêu chí hoạt động so với Super Hornet. Việc mua 26 máy bay chiến đấu chỉ là một giải pháp tạm thời cho đến khi ngành công nghiệp nước này tiếp tục phát triển chương trình máy bay chiến đấu trên tàu sân bay của riêng mình theo chương trình TEDBF.
Được biết, nguyên mẫu đầu tiên trong chương trình TEDBF sẽ thực hiện chuyến bay đầu vào năm 2026, thuộc thế hệ thứ 5 và sẽ có kích thước nhỏ hơn MiG-29K của Nga.
Máy bay chiến đấu Dassault Rafale do Pháp sản xuất. Ảnh: Military |
Dassault Rafale là máy bay chiến đấu đa nhiệm thế hệ thứ tư, được phát triển và chế tạo bởi tập đoàn Dassault Aviation của Pháp. Rafale phục vụ trong Không quân Pháp từ đầu những năm 2000.
Bản vẽ của Dassault Rafale. Ảnh: Wikipedia |
Rafale có chiều dài 15,27 m; sải cánh dài 10,8 m và chiều cao 5,34 m. Máy bay có trọng lượng rỗng 10,6 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 24,5 tấn. Chiến đấu cơ này được thiết kế để thực hiện một số nhiệm vụ bao gồm trinh sát, tấn công mặt đất và ném bom hạt nhân chiến thuật.
Cận cảnh hai động cơ Snecma M88. Ảnh: Pinterest |
Rafale sử dụng 2 động cơ phản lực Smecma M88, lực đẩy thô 48,7 kN/chiếc; 72,9 kN có đốt sau. Động cơ sử dụng hệ thống kiểm soát nhiên liệu kỹ thuật số giúp tăng lực đẩy cho phép nó bay với vận tốc tối đa lên tới 1.913 km/h với bán kính chiến đấu trong 50 km, theo Military.
Một chiếc Rafale bay trên tàu sân bay USS John C. Stennis. Ảnh: Wikipedia |
Rafale được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến bao gồm radar thế hệ mới; hệ thống đối phó Spectra được trang bị các cảm biến bố trí xung quanh máy bay, cung cấp khả năng phát hiện, nhận dạng và xác định mối đe dọa; OSF - giám sát quang điện tử thụ động chống nhiễu và hệ thống hình ảnh với máy đo xa laser.
Ngoài ra Rafale còn được trang bị buồng lái hiện đại với các màn hình LCD khổ lớn, cung cấp thông tin chi tiết về vũ khí, nhiên liệu và môi trường xung quanh máy bay.
Rafale cất cánh từ trên tàu sân bay. Ảnh: Wikipedia |
Rafale M là phiên bản hoạt động trên tàu sân bay, nó có khả năng đáp ứng với các điều kiện khắc nghiệt khi hoạt động trên tàu sân bay với bánh đáp vững chắc, móc đuôi lớn, thang lên buồng lái tích hợp vận hành bằng điện, hệ thống hạ cánh trên tàu sân bay bằng vi sóng và bệ quán tính Telemir có thể tương thích với các cải tiến của các hệ thống trên tàu.