Loạt dự án đình đám “lột xác” thành nhà ở xã hội giờ ra sao?

Có dự án thỉnh thoảng cựa quậy rồi tiếp tục án binh bất động, có dự án rầm rập về đích… là hiện thực của một số dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi sang nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội.

Hiện những dự án chuyển đổi sang nhà ở xã hội đã và đang được triển khai như thế nào? PV Infonet đã có cuộc khảo sát thực địa tại vài dự án để thông tin tới độc giả.

Trước hết là dự án AZ Thăng Long có tên thương mại là Bright City do Liên doanh Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long và AZ Land làm chủ đầu tư. Dự án tọa nằm trên Quốc lộ 32, thuộc huyện Hoài Đức (Hà Nội).

Thời điểm xin chuyển đổi dự án, nhiều khách hàng đã tham gia góp vốn tại dự án từ năm 2011 để được quyền mua căn hộ thương mại đã cùng nhau phản đổi chủ đầu tư. Song, dự án vẫn được được UBND TP Hà Nội cho phép chuyển đổi thành nhà ở xã hội.

Ngày 8/10 vừa qua, một số báo đã đưa tin: Dự án này đã được ngân hàng “bơm” số vốn 1.100 tỷ đồng và chủ đầu tư cho biết sẽ hoàn thành phần móng trong 5 tháng tới, rồi mới ký hợp đồng mua bán chính thức.

Tuy nhiên, có mặt tại dự án vào ngày 23/10, PV Infonet vẫn chỉ thấy đó là bãi đất trống với một chiếc cần cẩu dựng ở đó từ khi dự án chưa chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Không có bóng dáng công nhân, cổng dự án vẫn đóng kín…

Loạt dự án đình đám “lột xác” thành nhà ở xã hội giờ ra sao? ảnh 1

Bên trong dự án nhà ở xã hội AZ Thăng Long vẫn chỉ là bãi đất trống.... Ảnh: Minh Thư

Loạt dự án đình đám “lột xác” thành nhà ở xã hội giờ ra sao? ảnh 2

.... và vẫn chỉ 1 chiếc cần cẩu đã dựng từ lâu. Ảnh: Minh Thư

Loạt dự án đình đám “lột xác” thành nhà ở xã hội giờ ra sao? ảnh 3
Loạt dự án đình đám “lột xác” thành nhà ở xã hội giờ ra sao? ảnh 4

Cổng dự án vẫn đóng kín.... Ảnh: Minh Thư

Loạt dự án đình đám “lột xác” thành nhà ở xã hội giờ ra sao? ảnh 5

Chưa có biển dự án mới giới thiệu dự án đã được chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Ảnh: Minh Thư

Dự án nhà ở xã hội số 143 Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) cũng là một trong những dự án nhà ở thương mại được phép chuyển sang NOXH đầu tiên ở Hà Nội. Dự án do Công ty CP Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà (SDU) làm chủ đầu tư.

Loạt dự án đình đám “lột xác” thành nhà ở xã hội giờ ra sao? ảnh 6

Dự án NOXH 143 Trần Phú nằm ngay mặt đường, trên phần đất của bến xe Hà Đông cũ. Ảnh: Minh Thư

Đây cũng là dự án NOXH đầu tiên “trói” khách hàng bằng tiền đặt cọc lên tới 70 triệu đồng, khi ký hợp đồng số tiền đặt cọc sẽ được chuyển vào cùng số tiền đóng đợt 1, nếu không mua nhà khách hàng sẽ mất tiền đặt cọc nên đã khiến nhiều khách hàng bức xúc.

Có mặt tại dự án vào chiều 23/10, dự án đang xây thô đến tầng 19 trên tổng số 35 tầng. Dự án đã ký hợp đồng với khách hàng và có giá tạm tính tới hơn 16 triệu đồng/m2 (tính cả thuế, phí bảo trì). Khi hoàn thành dự án sẽ có tổng số 512 căn hộ.

Loạt dự án đình đám “lột xác” thành nhà ở xã hội giờ ra sao? ảnh 7

Dự án đang xây phần thân đến tầng 19. Ảnh: Minh Thư

Dự án tổ hợp căn hộ 30 Phạm Văn Đồng thuộc phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy (Hà Nội) do Công ty CP Đầu tư Xây dựng và thương mại dịch vụ Bắc Hà làm chủ đầu tư từng “đắp chiếu” hàng năm trời. Sau khi được chuyển đổi sang NOXH, dự án này cũng mất thời gian khá dài mới được triển khai.

Loạt dự án đình đám “lột xác” thành nhà ở xã hội giờ ra sao? ảnh 8

Dự án 30 Phạm Văn Đồng là một trong số dự án được chuyển đổi từ dự án nhà thương mại. Ảnh: Minh Thư

Dự án gồm 1 tòa nhà cao 19 tầng, với 294 căn hộ. Dự án đã ký hợp đồng với khách hàng với mức giá tạm tính 14,8 – 14,9 triệu đồng/m2. Hiện dự án đang đổ khung bê tông đến tầng 11.

Loạt dự án đình đám “lột xác” thành nhà ở xã hội giờ ra sao? ảnh 9

Dự án hiện đang đổ khung bê tông đến tầng 11...Ảnh: Minh Thư

Loạt dự án đình đám “lột xác” thành nhà ở xã hội giờ ra sao? ảnh 10

... và nằm ngay mặt đường Phạm Văn Đồng.

Theo Minh Thư

Theo Infonet
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.