Loanh quanh vẫn là thành phố… mỏ

Đá chất cao như núi tại một doanh nghiệp khai thác mỏ đá ở Biên Hòa
Đá chất cao như núi tại một doanh nghiệp khai thác mỏ đá ở Biên Hòa
TP - Kết thúc hàng chục năm khai thác đá, các doanh nghiệp để lại cho TP Biên Hòa (Đồng Nai) các hố nước khổng lồ sâu thăm thẳm. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 9 mỏ đá trong khu vực TP Biên Hòa phải ngưng nổ mìn khai thác đá, đóng cửa mỏ.
Đá chất cao như núi tại một doanh nghiệp khai thác mỏ đá ở Biên Hòa
Đá chất cao như núi tại một doanh nghiệp khai thác mỏ đá ở Biên Hòa.

Hơn một năm trước, người dân sống ở vùng mỏ Biên Hòa hy vọng sẽ không còn phải sống trong tình trạng bất an khi quyết định ngưng khai thác mỏ đã được UBND tỉnh Đồng Nai ấn định vào ngày 31-12-2010. Tuy nhiên, tỉnh Đồng Nai lại gia hạn thêm một năm cho các mỏ xử lý hoàn tất lượng đá đã khai thác trước khi hoàn toàn đóng cửa mỏ.

Đồng thời, trong năm các doanh nghiệp khai thác mỏ cũng được cho phép tăng thời gian nổ mìn khai thác đá từ 4 ngày lên 6 ngày/tuần. Chạy đua với thời gian, đã có doanh nghiệp khai thác đào hầm mỏ quá độ sâu cho phép cả chục mét. Đến ngày ngưng nổ mìn thì các mỏ đã đầy ắp đá, đá dự trữ được đổ cao như núi.

9 mỏ đá kề cận trung tâm TP Biên Hòa vừa ngưng nổ mìn khai thác thì trước đó, trong quy hoạch khai thác khoáng sản, tỉnh Đồng Nai đã kịp cấp phép cho nhiều doanh nghiệp khai thác mỏ đá trong khu vực rộng hàng trăm ha tại xã Phước Tân, TP Biên Hòa.

Như vậy, hàng loạt mỏ mới lại được mở ra cũng trong khu vực TP Biên Hòa. Giải thích về điều này, ông Phạm Hữu Nghĩa, Trưởng phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Đồng Nai cho rằng khu quy hoạch mỏ ở Phước Tân trước đây thuộc huyện Long Thành, nay mới sáp nhập về TP Biên Hòa!

Sau mỏ là… hồ

Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 227 quy định đến trước năm 2010 sẽ đóng cửa các mỏ đá ở trong TP Biên Hòa. Đến năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 77 để bổ sung, điều chỉnh một phần Quyết định 227 với nội dung: "Hoạt động khai thác đá tại các mỏ đá Hóa An, Tân Vạn và Tân Hạnh chấm dứt vào năm 2010 để cải tạo thành khu công viên cây xanh gắn với hồ nước, phục vụ giải trí, du lịch của TP Biên Hòa".

Tuy nhiên, 9 mỏ đá chuẩn bị đóng cửa để lại cho TP Biên Hoà các hồ nước khổng lồ với diện tích rộng 130 ha và có độ sâu từ 60 đến trên 70mét. Như vậy, sau khi hoàn thành việc khai thác, thì khu vực các mỏ đá trong TP Biên Hòa sẽ được cải tạo thành khu công viên cây xanh gắn với hồ nước. Ông Phạm Hữu Nghĩa cho rằng, các hầm mỏ quá sâu không đảm bảo an toàn nếu làm các hồ nước, công viên.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG