Sức mạnh tàu sân bay
Các tàu sân bay thường có chi phí rất cao. Một siêu tàu sân bay Mỹ có thể tiêu tốn đến 14 tỷ USD. Siêu tàu sân bay là loại tàu có lượng choán nước hơn 70.000 tấn. Mỹ có hai lớp tàu sân bay Nimitz và Gerald R. Ford được xếp vào loại này.
Tàu sân bay có vai trò quan trọng trong việc triển khai sức mạnh trên toàn thế giới, cho phép một quốc gia có thể không kích gần như mọi mục tiêu mà không cần phải có căn cứ không quân tại đó.
Với cường độ tác chiến mức cao nhất, siêu tàu sân bay này có thể duy trì mật độ mỗi ngày đêm xuất động 220 lần chiếc tiêm kích hạm, tác chiến liên tục trong 5 - 7 ngày.
Trong cường độ tác chiến mức độ trung bình, mỗi ngày nó có thể huy động 180 lượt máy bay, tấn công 1500 mục tiêu trong thời gian 1 tháng liền.
10 tàu sân bay hùng mạnh nhất thế giới của Mỹ
USS-Nimitz CVN-68 là chiếc siêu hàng không mẫu hạm đầu tiên thuộc lớp Nimitz. Tàu sân bay này được khởi đóng vào ngày 22/6/1968, hạ thủy vào ngày 13/5/1972. CVN-68 đi vào hoạt động từ ngày 5/5/1975 cho đến nay. Tàu có chiều dài tổng thể 332,8 mét, chỗ rộng nhất 76,8 mét, mớn nước 11,3 mét, lượng giãn nước toàn tải tới 110.250 tấn. Nimitz là lớp tàu chiến lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Để vận hành cỗ máy chiến tranh khổng lồ này cần đến hai lò phản ứng hạt nhân, 4 tuabin hơi nước truyền động cho chân vịt 4 trục. CVN-68 có thể mang theo tới 90 máy bay các loại, thủy thủ đoàn trên tàu lên đến 3.200 người trong đó có 2.480 nhân viên hàng không. USS-Nimitz là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 11 (CSG-11) thuộc hạm đội Thái Bình Dương. Ảnh:Wikipedia |
USS-Dwight D. Eisenhower (CVN-69) là chiếc siêu hàng không mẫu hạm thứ 2 của lớp Nimitz. Tàu được đưa vào hoạt động từ năm 1977. CVN-69 là một phần của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 8 (CSG-8) thuộc Hạm đội 5 phụ trách khu vực Địa Trung Hải cùng các vùng biển khác ở Trung Đông. Siêu hàng không mẫu hạm này đã tham gia hầu hết các nhiệm vụ quân sự tại khu vực Trung Đông, tiêu biểu là chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, cuộc xâm lược Iraq năm 2003. Ảnh:Wikipedia |
USS-Carl Vinson (CVN-70) là chiếc thứ 3 thuộc lớp Nimitz. Siêu hàng không mẫu hạm này đi vào hoạt động từ ngày 13/3/1982. Tàu được đặt theo tên một đại biểu quốc hội đến từ bang Georgia để ghi nhận những đóng góp của ông đối với Hải quân Mỹ. Từ tháng 10/2009 CVN-70 là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 (CSG-1) có trụ sở tại San Diego, bang California. Từ ngày 15-22/9/2014USS-Carl Vinson đang tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô lớn mang tên "Lá chắn dũng cảm" 2014 cùng với tàu sân bayGeorge Washington (CVN-73) tại vùng biển phía tây Thái Bình Dương. Trong ảnh, CVN-70 cùng phi đoàn tiêm kích trên hạm CVW-14 trong nhiệm vụ thiết lập vùng cấm bay ở Iraq năm 1994. Ảnh:Wikipedia |
USS-Theodore Roosevelt (CVN-71) được biết đến với biệt danh "Big Stick" (cây gậy lớn) là chiếc thứ 4 của lớp Nimitz. Siêu hàng không mẫu hạm này đi vào hoạt động từ ngày 25/10/1986. Tàu được đặt theo tên tổng thống đời thứ 26 của nước Mỹ. Không lâu sau khi đi vào hoạt động, CVN-71 đã được điều động tham chiến trong chiến dịch Bão táp sa mạc. Các tiêm kích trên hạm của siêu hàng không mẫu hạm này đã thực hiện hơn 4.200 phi vụ, ném hơn 2.177 tấn bom đạn các loại. Từ ngày 1/10/2004,USS-Theodore Roosevelt là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 12 (CSG-12) thuộc Hạm đội chỉ huy, hải quân Mỹ. Ảnh:Wikipedia |
USS-Abraham Lincoln (CVN-72) là chiếc thứ 5 của lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên tổng thống đời thứ 16 của Mỹ. Siêu hàng không mẫu hạm này đi vào hoạt động từ ngày 11/11/1989. CVN-72 là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 9 (CSG-9) thuộc Bộ tư lệnh hàng không hải quân Đại Tây Dương, hạm đội Đại Tây Dương, Hải quân Mỹ cho đến năm 2012 khi tạm thời được thay thế bởi CVN-76.USS-Abraham Lincoln cùng nhóm tác chiến của nó đã mở màn loạt tấn công trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003. Các tiêm kích trên tàu sân bay này đã thực hiện hơn 16.500 phi vụ, ném hơn 725 tấn vũ khí xuống các mục tiêu ở Iraq. Bên cạnh các hoạt động quân sự, CVN-72 còn tham gia các hoạt động hỗ trợ nhân đạo trong thảm họa động đất-sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004. Năm 2005, tàu sân bay này được sử dụng làm cảnh quay cho bộ phim khoa học viễn tưởng Stealth. Ảnh:Defenceindustrydaily |
USS-George Washington (CVN-73) là chiếc thứ 6 của lớp Nimitz cũng là chiếc tàu chiến thứ 4 được đặt theo tên của vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. CVN-73 được đưa vào hoạt động từ ngày 4/7/1992. Hiện nay, siêu hàng không mẫu hạm này là soái hạm của lực lượng đặc nhiệm 70 (CTF-70) thuộc Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5(CSG-5) Hạm đội 7 có trụ sở tạiYokosuka, Nhật Bản. CTF-70 được xem là nhóm tác chiến tàu sân bay lớn nhất của hải quân Mỹ với hai tuần dương hạm lớp Ticonderoga và 7 tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Lực lượng này là nòng cốt trong việc chống lại các mối đe dọa chiến tranh mặt nước và tích hợp phòng thủ tên lửa đạn đạo với Hải quân Nhật Bản. Ảnh:Publicintelligence |
USS-John C. Stennis (CVN-74) là chiếc thứ 7 của lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên Thượng nghị sĩ bangMississippi, CVN-74 đi vào hoạt động từ ngày 9/12/1995.USS-John C. Stennis là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 3(CSG-3) với nòng cốt là phi đoàn tiêm kích trên hạm số 9(CVW-9) và liên đội tàu khu trụcDESRON21. CVN-74 có thể mang theo 90 máy bay các loại, 4 máy phóng hơi nước cùng 4 thang máy để vận chuyển máy bay lên xuống mặt boong. Ảnh:Wikipedia |
USS-Harry S. Truman (CVN-75) là chiếc thứ 8 của lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên tổng thốngthứ 33 của Mỹ. CVN-75 đi vào hoạt động từ ngày 25/7/1998. Từ 1/10/2004, siêu hàng không mẫu hạm này là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 10 (CSG-10) thuộc Hạm đội chỉ huy hải quân Mỹ chịu sự điều hành trực tiếp của Bộ trưởng hải quân. CVN-75 đã tham gia các chiến dịch quân sự thiết lập vùng cấm bay ởBosnia and Herzegovinanăm 1993, chiến dịch Tự do bền vững Afghanistan, chiến dịch Tự do Iraq. Đặc biệt, trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, các tiêm kích trên CVN-75 đã thực hiện hơn 1.300 phi vụ. Ảnh:Combatindex |
USS-Ronald Reagan (CVN-76) là chiếc thứ 9 của lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên tổng thống thứ 40 của Mỹ, đây là chiếc tàu chiến đầu tiên được đặt theo tên một cựu tổng thống vẫn còn sống. CVN-76 đi vào hoạt động từ ngày 12/7/2003. Từ tháng 5/2012 siêu hàng không mẫu hạm này là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 9 (CSG-9) thuộc hạm đội Thái Bình Dương, hải quân Mỹ.USS-Ronald Reaganđã được triển khai làm nhiệm vụ hỗ trợ trong chiến dịch Tự do Iraq-2003, chiến dịch Tự do bền vững Afghanistan. Năm 2012, CVN-76 được lấy làm cảnh quay chính trong bộ phim bom tấnBattleship. Ảnh:Wikipedia |
USS-George H.W. Bush (CVN-77) là chiếc thứ 10 cũng là cuối cùng của siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz. Tàu được đặt theo tên tổng thống thứ 41 của nước Mỹ. CVN-77 là chiếc tàu chiến thứ 2 được đặt theo tên một cựu tổng thống đang còn sống. Tàu đi vào hoạt động từ ngày 10/1/2009.USS-George H.W. Bush được áp dụng một loạt các công nghệ tiên tiến trong thiết kế thủy động lực học cũng như hệ thống điện tử hàng hải tiên tiến. CVN-77 cùng với CVN-76 là hai siêu hàng không mẫu hạm hiện đại nhất đang hoạt động của Hải quân Mỹ. Ngày 15/5/2011, CVN-77 được giao nhiệm vụ soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 2(CSG-2) thuộc Hạm đội chỉ huy hải quân Mỹ dưới sự chỉ huy của Chuẩn đô đốcNora Wingfield Tyson. Bà là người phụ nữ đầu tiên được giao trọng trách chỉ huy một nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Ngày 14/6/2014, CVN-77 được triển khai đến vịnh Ba Tư để bảo vệ lợi ích của Mỹ tại Iraq trước sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS. Ảnh:Cdn.timesofisrael |
Dự án cải biến tàu sân bay
Hải quân Mỹ đang tiến hành kế hoạch mang mật danh TERN nhằm chuyển đổi toàn bộ các tàu chiến cỡ nhỏ thành tàu có thể triển khai được máy bay, nhằm tối ưu hóa năng lực của lực lượng hải quân.
Trong tương lai, các tàu chiến của Mỹ đều sẽ trở thành các tàu sân bay di động. Ảnh: Believenothing.
Trong thông báo đưa ra hôm 24/4, Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu quốc phòng hiện đại (DARPA) cho biết đang đẩy nhanh chương trình nghiên cứu, cải tiến để chuyển đổi tất cả tàu chiến hiện có thành các tàu sân bay nhỏ.
“Kế hoạch mang mật danh "TERN" (Tactically Exploited Reconnaissance Node) đã bước vào giai đoạn 2 từ tháng 3/2015”, thông báo của DARPA nêu rõ.
Đây là chương trình nghiên cứu chung giữa DARPA với Phòng nghiên cứu hải quân của Hải quân Mỹ, nhằm phát triển một hệ thống cho phép cải tiến các tàu chiến thành các tàu có thể triển khai được máy bay.
Mục tiêu của chương trình này là đưa lực lượng tàu chiến nhỏ triển khai ở tuyến trước trở thành những bệ phóng cơ động cho các phi đội máy bay không người lái tầm xa và tầm trung, giúp lực lượng này kéo dài thời gian và tầm hoạt động so với hiện nay.
Những máy bay có thể được triển khai gồm máy bay do thám không người lái và cả máy bay trực thăng chiến đấu.
Hé lộ toan tính
Khi Mỹ đưa ra kế hoạch cải biến tàu chiến thành tàu sân bay cỡ nhỏ, nhiều chuyên gia quân sự đã đưa ra quan điểm qua đó cho thấy một toán tính đầy cơ trí của hải quân Mỹ.
Trên tạp chí National Review, ngày 23/4, Đại tá hải quân về hưu Jerry Hendrix cho rằng vai trò chiến lược của các tàu sân bay Mỹ không còn thích hợp trong chiến tranh tương lai.
Chi phí đóng tàu sân bay cỡ như chiếc Ford (14 tỉ USD) có thể dùng để phát triển cho việc đóng 7 tàu khu trục hiện đại, hay 7 tàu ngầm, 28 tàu hộ tống, hoặc 100 tàu tiếp tế tốc độ cao. Các tàu này sẽ mở rộng tầm hoạt động trên biển ở nhiều nơi hơn là chỉ 1 tàu sân bay ở 1 nơi nhất định.
Một tàu sân bay lớp Nimitz có thể chứa đến 5.000 người và hoạt động như một nền kinh tế. Nếu 1 tàu này bị đánh chìm thì số thương vong trên tàu sẽ gấp đôi thương vong của quân Mỹ trong suốt cuộc chiến ở Afghanistan.
Hiện, Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào chương trình tên lửa hành trình diệt hạm, tàu ngầm có khả năng phóng các tên lửa này, nhắm mục tiêu là tàu sân bay Mỹ và né được hệ thống phòng thủ phòng không Aegis của Hải quân Mỹ. Ngoài ra nước này còn phát triển tên lửa đạn đạo dùng diệt tàu sân bay.
Trong khi đó, tàu sân bay Mỹ ngoài việc tung ra các đòn tấn công bằng máy bay, còn đóng vai trò như một kho hậu cần, cung cấp và tiếp tế các thứ cho các tàu chiến khác. Tàu sân bay còn là nơi đặt trung tâm chỉ huy tác chiến, điều phối v.v. Chính vì vậy, đối phương sẽ tập trung đánh chìm con tàu này bằng mọi giá.
Hơn nữa, hiệu quả của 1 tàu sân bay không phải ở tính năng của nó mà ở đội máy bay nó chở theo. Trong khi, tầm tác chiến của 1 máy bay trên tàu sân bay vào khoảng 500 hải lý (gần 1.000 km) nên tàu sân bay phải mất 15 giờ để tiếp cận gần vị trí của đối phương để tung ra các đòn tấn công vào lãnh thổ địch. Và khi tiếp cận như vậy, tàu sân bay chấp nhận rủi ro bị tấn công khi tiến vào khu vực chống thâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD).