Ý kiến du học sinh :

LHS tại Úc vất vả nhưng không đói!

LHS tại Úc vất vả nhưng không đói!
TPO - Là một sinh viên đang học tập tại Úc, dựa trên những thông tin do bạn bè cung cấp, tôi xin khẳng định sinh viên Việt Nam (đề án 322) tại Australia tuy vất vả nhưng không bị đói! Ý kiến của bạn Nguyễn Văn Đáng, SV Đại học Queensland.

>> Tôi thường xuyên cho các bạn LHS 322 mượn tiền

>> Lưu học sinh phản hồi về mức sinh hoạt phí

>> Đồng đô la rớt giá, lưu học sinh khốn khổ

Chi phí sinh hoạt

LHS tại Úc vất vả nhưng không đói! ảnh 1
SV Đại học Queensland (ảnh : www.uq.edu.au)

Theo kết quả phỏng vấn qua điện thoại đối với các sinh viên ADS, MOET tại Queensland, Melbourn và Sydney, trung bình mỗi sinh viên Việt Nam chi cho việc ăn uống khoảng 200 – 250 AUD/tháng. Để tiết kiệm chi tiêu, việc nấu ăn và đem cơm đến trường là chuyện phổ biến của sinh viên tất cả các nước khi đến đây học tập.

Giá thuê nhà thì rất đa dạng nhưng sinh viên Việt Nam chủ yếu chi khoảng 80 – 100 AUD/phòng/tuần, cá biệt tại Sydney có thể lên đến 120 AUD/tuần. Mức chi này có thể giảm xuống thấp hơn nếu chịu khó ở...chung phòng. Rất hiếm sinh viên ở Queensland chấp nhận chi khoảng 120 – 150 AUD/phòng/tuần theo “tiêu chuẩn Úc”.

Như vậy tổng chi phí cho việc ăn ở của SVVN tại Queensland, Melbourn vào khoảng 600 – 650 AUD/tháng; ở Sydney vào khoảng 750 AUD/tháng. Với mức học bổng của đề án 322 (khoảng 800 AUD/tháng) thì nhìn chung SVVN vẫn được đảm bảo cuộc sống.

Chỉ có những sinh viên ỏ hai thành phố lớn là Sydney và Melbourn là khó khăn hơn chút ít bởi theo tính toán thì đây là hai thành phố có giá cả sinh hoat đắt đỏ nhất Australia.

Tuy nhiên, theo khẳng định của một số sinh viên ADS và MOET hiện đang theo học tại hai thành phố này thì với 800 AUD/tháng, cuộc sống của sinh viên vẫn được đảm bảo, tất nhiên không thể kể đến việc tổ chức tiệc tùng hay đi picnic.

Chi tiêu cho học tập

Do giá sách rất đắt nên việc mua sách là rất hãn hữu, chủ yếu sinh viên chỉ mua những cuốn thực sự quan trọng và có ý định sử dụng lâu dài. Với hệ thống thư viện hoàn hảo và một cơ chế quản lý‎ rất khoa học, mọi sinh viên (chẳng hạn tại đại học Queensland) đều có thể mượn được những cuốn sách mình cần. Sau đó, sinh viên có thể photo những phần cần thiết.

Việc in và photo tài liệu thường được thực hiện tại các phòng lab của các khoa chuyên nghành. Theo thăm dò tại đại học Queensland, Melbbourn và Sydney thì ở nhiều khoa chuyên nghành đều có chế độ miễn phí nhất định cho việc in hoặc phô tô tài liệu của sinh viên.

Chẳng hạn, sinh viên trường khoa học xã hội (Queensland) có thể mua giấy và in tài liệu miễn phí tại phòng lab của trường. Mặt khác giá dịch vụ photo tại những trường như Queensland cũng không quá đắt (6 cent/trang; in là 8 cent/trang); tại trường Sydney thì tiền in khoảng 11 cent/trang.

Với các bạn học chương trình tiến sỹ thì các tiêu chuẩn này càng thoải mái hơn. Hệ thống thư viện có thể cung cấp đầy đủ tất cả các tài liệu liên quan đến học tập cho nên việc mua sách đôi lúc là không cần thiết. Hơn nữa, nhiều bạn đã tìm mua sách cũ của sinh viên khóa trước (được quảng cáo rất nhiều trong trường) nên cũng giảm thiểu chi phí cho việc mua tài liệu học tập.

Có lẽ bởi vậy mà trong những năm qua, các sinh viên của đề án 322 dù không được hỗ trợ tiền mua sách thì vẫn đảm bảo được việc học (?)

Có cần tăng học bổng?

Theo tôi, chắc chắn cần phải tính đến việc tăng học bổng vì như trình bày trên đây, sinh hoạt phí do đề án 322 cung cấp chỉ đủ cho mức sinh hoạt tối thiểu của sinh viên.

Tuy nhiên, việc tăng học bổng là do tính đến sự biến động giá cả hàng năm chứ không thể chạy theo “quy định của chính phủ Úc”. Có lẽ tất cả chúng ta đều ý thức được rằng chúng ta không thể so bì với các nước như Anh, Mỹ, Úc về tiêu chuẩn chi tiêu cho giáo dục.

Do đó, đừng đem tiêu chuẩn của họ ra để yêu cầu chính phủ Việt Nam phải cố làm được như vậy. Mặt khác, cho đến nay đề án 322 là chương trình học bổng quy mô nhất Việt Nam và hãy thử so sánh với học bổng ADS của chính phủ Úc thì sẽ thấy rõ hơn y nghĩa của đề án 322.

Mỗi năm chính phủ Úc cho ta khoảng 150 xuất học bổng với mức kinh phí rất cao (1500 AUD/tháng/SV), nhưng họ khống chế số Tiến sỹ ở mức không quá 10 người/năm. Rõ ràng, chi phí để đào tạo một TS tốn kếm gấp hai đến ba lần so với đào tạo một thạc sỹ.

Mục đích của chính phủ ta thông qua chương trình 322 là tạo cơ hội cho nhiều cán bộ được học trình độ cao (TS) thì đương nhiên phải “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu. Cần một sự nỗ lực từ phía sinh viên. Học bổng thấp, cuộc sống của du học sinh vất vả nhưng chắc chắn không thể đến mức thiếu đói, vay nợ! Càng không nên khi cứ thiếu lại đòi hỏi nhà nước tăng trợ cấp.

Bên cạnh đó, bất kỳ ai khi dự tuyển học bổng chương trình 322 đều biết rõ rằng đây là chương trình nổi tiếng về…mức học bổng thấp. Đã biết vậy thì theo tôi chúng ta cần xác lập sẵn tinh thần và giải pháp vượt khó (chẳng hạn chọn các trường ở các thành phố trung bình thay vì các thành phố lớn, đắt đỏ) và phải hiểu rằng, để có được mức học bổng như vậy đã là một cố gắng lớn của chính phủ ta.

Qua tiếp xúc với sinh viên đề án 322 tại Queensland tôi không thấy ai kêu ca là thiếu đói cả. Ngược lại, dù đôi khi bực mình vì bị chậm học bổng thì tôi vẫn thấy mọi người thông cảm với chính phủ !

Không ai khác, chính những sinh viên MOET (đề án 322) là những người khởi đầu phong trào đi làm thêm tại Queensland. Đến đây, bạn sẽ được các anh chị tiến sỹ, thạc sỹ tương lai chỉ bảo, hướng dẫn cách tìm việc, xin việc sao cho hiệu quả nhất.

Và bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy họ lấm lem, phờ phạc sau những giờ làm thêm công việc rửa bát, chạy bàn, thu hoạch nông sản, dạy kèm, chấm bài ...

Với họ, cơ hội học tập ở nước ngoài là quan trọng nhất và họ sẵn sàng vượt qua khó khăn, thiếu thốn để tận dụng tối đa cơ hội này. Rất nhiều người ý thức được rằng nhà nước chỉ có thể đảm bảo các chi tiêu thiết yếu ở mức tối thiểu như: học phí, ăn, ở, đi lại, bảo hiểm y tế.

Bản thân họ phải tự chịu trách nhiệm các nhu cầu khác. Trên hết, tôi nghĩ rằng tự mỗi sinh viên cần tìm cách vượt qua khó khăn chứ không nên chỉ trông chờ chính phủ tăng học bổng.

Nguyễn Văn Đáng
(Sinh viên Cao học, Đại học Queensland, Australia)

Ý kiến bạn đọc

Tên: Nguyễn Thị Vân Anh. Email: vananh@yahoo.com

Tôi theo dõi vấn đề này trên báo Tiền Phong và thấy rằng, quý báo rât quan tâm đến đời sống LHS theo học tại Úc. Tôi xin trao đổi thêm với một số bạn phản hồi như sau:

1. Với một bạn đọc cho rằng, Đại sứ quán Úc không chấp nhận thanh toán đồng tiền của họ là Đôla Úc, tôi cho rằng bạn thông tin như vậy là không chính xác, sai sự thật.

Trên thực tế, Đại sứ quán Úc vẫn chấp nhận thanh toán bằng tiền của mình, cả Việt Nam đồng và đô la Mỹ. Tuy nhiên, đa phần mọi người chọn đô la Mỹ thanh toán (tự lựa chọn).

Lưu ý rằng, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng tiền duy nhất thanh toán trên toàn lãnh thổ Việt Nam cho mọi quan hệ giao dịch là đồng Việt Nam, trường hợp có sử dụng ngoại tệ để thanh toán thì sẽ quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng.

Bạn học tập ở Úc, muốn thanh toán bằng đô la Úc, bạn có ngoại tệ, phải đổi tại ngân hàng hoặc các Trung tâm chấp nhận thanh toán và phải trả phí.

2. Với một số bạn đọc phản ảnh rằng, số tiền cấp này là 900$ Úc/tháng, tôi xin khằng định rằng, số tiền được cấp theo quyết định là 620$ Mỹ, chưa trừ phí chuyền tiền 20$/lần chuyển, phí chuyển đổi ngoại tệ. Lưu học sinh vẫn đang mang tiếng lấy 900$ Úc/tháng.

3. Mức quy định của Úc với lưi học sinh du học là 1200$ Úc/tháng, thể hiện trên chứng minh tài chính. Ai đi học cũng bắt buộc phải chứng minh chuyện này).

Không phải tự nhiên người Úc nghĩ ra để bắt chẹt sinh viên Việt Nam đâu, mà đấy là mức tối thiểu để sống và học tập (lưu học sinh sang bên này là để đi học, không phải tranh việc với người bản sứ).

Hơn thế nữa, thu nhập bình quân đầu người của Úc là 28.000$Úc/năm (2005), chứ không phải 1200$ Úc/tháng là mức lương của người đi làm.

4. Vấn đề nằm ở chỗ, hơn hai năm qua, Ban đề án cấp cho tôi 780$ Úc đến 800$ Úc/tháng, nhưng trên danh nghĩa, lưu học sinh vẫn đang nhận 900$ Úc. Và quan trọng hơn, khi ban đề án chuyển muộn cho lưu học sinh chậm từ 2 - 3 tháng, họ phải tự xoay sở lấy. Vì Bộ GD&ĐT còn đợi Đại sứ quán, Bộ Tài chính đợi Bộ GD&ĐT...

Kết quả là, lưu học sinh thiếu tiền. Đói là đúng quá rồi còn gì, làm gì phải tranh luận. Thử hỏi, các ý kiến tranh luận phản đối, các bạn đã bao giờ cho ai vay tiền như bạn Thanh Thủy chưa?

Còn xin việc làm, chính chúng tôi đang từng ngày từng giờ đi xin việc. Bán rau, bán thịt, rửa bát, lau sàn nhà, dọn nhà vệ sinh, bán hoa quả, quần áo, phụ bếp, phục vụ, và cả bốc vác ngoài chợ nữa.

Trân trọng cảm ơn Tiền phong đăng ý kiến phản hồi.

Đừng biến LHS thành người bán hàng ngoài chợ

Trước những ý kiến "lên lớp" rằng tiền cấp cho lưu học sinh chính là tiền đóng thuế của dân, chúng tôi muốn trao đổi như sau:

Thứ nhất, tiền này từ nguồn vốn vay/viện trợ của Ngân hàng thế giới (WB), tiền trả nợ lãi Chính phủ Liên bang Nga hoàn thành trước kế hoạch, các nguồn khác mà các nhà tài trợ, cho vay vốn muốn được sử dụng vào mục đích thiết thực cho đất nước như đào tạo đội ngũ nhân lực.

Thứ hai, đầu tư nhân lực thông qua việc đào tạo cán bộ cũng giống như đầu tư vào một công trình trọng điểm của đất nước, nhưng nó khác ở một điểm đó là "Nhân tài là nguyên khí của đất nước".

Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật này, như kỳ vọng của đất nước, sẽ trở thành các nhà quản lý, lãnh đạo tương lai. Như vậy, xin đừng biến họ hàng ngày, hàng giờ phải lấy thời gian học tập quý giá để đi bán hàng ngoài chợ, rửa bát ở quán, làm bồi bàn, phụ bếp, ...

Thứ ba, lưu học sinh sang học tại các nước đều phải qua sơ tuyển nghiêm ngặt, thông qua kỳ thi tuyển sau đại học cấp quốc gia, có thời gian công tác và công hiến, được cơ quan bố trí đi học để làm cán bộ nguồn, có ngoại ngữ và năng lực nghiên cứu...

Khi sang các nước học tập, họ có tổ chức chặt chẽ, liên hệ chặt chẽ với Ban đề án, Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại. Và, như ưu tiên của các trường, đây là nhóm đối tượng được quan tâm đặc biệt. Ở nhiều nước, lưu học sinh 322 được giảm tiền đóng học từ 20 - 30% (như Úc).

Thứ tư, lưu học sinh 322 phải học tập nghiêm túc, báo cáo kết quả thường xuyên về Ban đề án, họ không thể mạo hiểm lấy chuyện đi làm thêm như là mục đích chính được, trừ khi quá khó khăn do mức tiền cấp quá thấp, chuyển tiền muộn và chẳng thể vay ai được.

Thứ năm, hơn hai năm qua, lưu học sinh chịu quá nhiều áp lực, nhẫn nại trong cái tiếng là đi học bằng tiền đóng thuế của dân, và các cơ quan quản lý như Bộ tài chính, Bộ GD& ĐT, Đại sứ quán, Ban điều hành với tư tưởng ban phát, hành chính, quan liêu...

Thứ sáu, đầu tư cho đội ngũ nhân lực là đầu tư chính đáng và mang lại nhiều lợi ích nhất như các nước đi trước chúng ta đã và đang làm. Vấn đề là chúng ta cần có tư duy đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, chứ đừng để "biết chuyện lưu học sinh gặp khó khăn, nhưng Bộ GD&ĐT đợi Bộ Tài chính, Bộ tài chính chờ ý kiến của Đại sứ quán, mà Đại sứ quán thì còn quá bận với các công việc của họ.

Chuyện cải cách hành chính mất cả năm trời như vậy cho thấy một lối tư duy bao cấp còn hiện diện dài tại các cơ quan công quyền.

Kính mong Thủ tướng sẽ quyết định vấn đề điều chỉnh sinh hoạt phí, tăng sinh hoạt phí và yêu cầu chuyển tiền đúng hạn cho lưu học sinh bớt khổ.

Trân trọng cảm ơn báo Tiền phong và các bạn lưu học sinh đã chia sẻ với lưu học sinh 322.

Từ chuyện sinh hoạt phí cho lưu học sinh 322: Nghĩ về Hội nhập của các cơ quan công quyền Việt Nam

Trong khi ông Cựu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đi du học Anh được ưu ái cấp tới hơn 10.000$ thì lưu học sinh đang từng ngày, từng giờ ky cóp từng đồng một, vay muợn để tồn tại khi mà sinh hoạt phí đã chuyển muộn, lại còn thấp.

Lộ trình cải cách thủ tục hành chính là đơn giản hoá thủ tục, rút gọn thời gian, nhưng xem ra, với câu chuyện sinh hoạt phí của lưu học sinh, sẽ có nhiều người hưởng lợi từ số tiền chênh lệch mà đáng lý ra, lưu học sinh phải được hưởng.

Vấn đề tăng sinh hoạt phí là thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính trình Chính phủ, tại sao chuyện nhỏ như vậy, mà cũng cứ phải đợi các cơ quan cho ý kiến, chờ đợi. Giả sử họ không có ý kiến, thì cứ để lưu học sinh đi vay mượn và sống lay lắt bên sứ người à?

Trả lời câu hỏi "Tại sao chọn USD trong đề án 322" cho bạn Lê Kim Thanh

Tôi có câu trả lời ngắn gọn cho bạn Lê Kim Thanh như sau:

Câu hỏi thứ nhất của bạn: "1. Tại sao sinh hoạt phí lại phải quy đổi qua đồng đô la Mỹ, trong khi học phí và bảo hiểm y tế vẫn phải chi trả bằng đồng tiền bản địa. Như vậy khâu trung gian này xem chừng không có ý nghĩa gì trong việc đơn giản hoá thủ tục hành chính. Vậy ai là người được hưởng lợi từ thủ tục rườm rà này?".

Tất cả các giao dịch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Australia đưọc thực hiện bằng USD, chỉ USD mà thôi. Khi bạn làm mọi thủ tục giấy tờ ở Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, bạn cũng phải thanh toán bằng USD.

Trong giáo trình "International Finance: An analytical Approach" của tác giả Imad A. Moosa, tái bản lần thứ 2, tại trang 34 có một ví dụ nói về vị trí quốc tế của đồng USD:

Tháng 11 năm 1994, ông Moosa có đến Việt Nam và có một số cuộc tiếp xúc tại Đại sứ quán Úc, khi ông dùng bia VB (bia đặc trưng của Úc, giống như bia Hà nội, bia Sài gòn ở Việt Nam) ông không thể trả cho quầy Bar của Đại sứ quán bằng AUD, mà phải là tiền USD. Đến nay, tháng 12/2006, điều này vẫn không thay đổi.

Lấy ví dụ này để bạn hiểu việc lựa chọn một ngoại tệ mạnh nào đó trong các giao dịch quốc tế là khách quan, vị thế của Việt nam chưa đủ mạnh để áp các nước khác "phải" thanh toán bằng USD đâu bạn.

Bản thân Đại sứ quán Úc còn không chấp nhận thanh toán bằng tiền của họ nên không có gì đảm bảo một khi Đề án 322 đuợc thực hiện bằng AUD thì sẽ đơn giản hoá thủ tục hành chính. Mà nếu có đơn giản hoá cho các bạn 322, nhưng sẽ phức tạp hơn cho Ngân hàng nhà nuớc và Bộ tài chính.

Khi chấp nhận tham gia Đề án 322, thực chất các bạn đã tham gia vào các giao dịch tài chính có tính chất quốc tế, ngay từ đầu các bạn hiểu và cần phải hiểu được rủi ro trong việc chuyển đổi ngoại tệ như vậy.

Bạn thử nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu đồng USD tăng giá? Các bạn không phải là người hưởng lợi sao? Tôi là sinh viên quốc tế, đang học ngành Tài chính (tôi không diễn đạt du học tự túc, khái niệm này chỉ đuợc dùng phổ biến ở Việt Nam và mang một số màu sắc khác), các bạn 322 cũng có thể coi là các sinh viên quốc tế; các sinh viên từ các quốc gia khác đến Úc cũng là sinh viên quốc tế.

Tôi nhấn mạnh tính chất quốc tế bởi vì tất cả những sinh viên trên đều gánh chịu rủi ro từ việc đồng USD biến động khi họ tham gia vào các thanh toán quốc tế. Hiểu luật, và chấp nhận. Đó là câu trả lời.

Tên: Le Anh Tuan. Email: latuan@hn.vnn.vn

Tôi từng ở Úc và cho rằng số tiền sinh hoạt phí cấp theo đề án 322 là quá đủ để sống và học tập. Bản thân tôi khi đó còn có gia đình riêng mà không thấy băn khoăn suy nghĩ gì, bởi lẽ nhu cầu thực sự cho học tập thì đã đảm bảo, đi lại có ưu đãi sinh viên. Trừ khi không tự nấu ăn và tiết kiệm mà chỉ so sánh với các học sinh tự túc thì đừng nên vội ca thán gì.

Là sinh viên không nên đòi hỏi như cán bộ đi công tác hay sinh viên tự túc khá giả do gia đình tài trợ.

Tên: Nguyen Thanh Nam Son

Một số lưu học sinh theo đề án 322 nên xem xét lại. Tại sao người ta vấn sống được mà chỉ có một số lại kêu? 

Ở nước bạn nhưng chúng ta là người VN sang đó du học, chúng ta nên tiết kiệm sống theo lối sống của VN chứ không phải theo lối sống của họ mà các bạn tính như vậy được.

Tên: Phương Trần

Tôi cũng đã từng ở Úc nhiều năm nên có thể nói là biết khá rõ mức sinh hoạt ở đó. Đồng ý là mức sinh hoạt phí của đề án 322 so với các học bổng khác là khá thấp (có thể nói là thấp nhất trong số các học bổng), nhưng theo tôi thì hoàn toàn không đến mức chết đói, chỉ đủ tiền ăn 1 bữa tối trong ngày như phản ánh.

Ở Úc có rất nhiều khu chợ của người Trung Quốc và cả của người Việt Nam, nơi sinh viên có thể mua đồ ăn với giá rẻ hơn nhiều so với trong siêu thị. Mức chi tiêu cho việc ăn uống của chúng tôi thường dao động trong khoảng từ 200 - 300 AUD/tháng nếu tự đi chợ nấu ăn (gồm cả 3 bữa trong ngày), cộng thêm tiền thuê nhà khoảng 400 AUD nữa thì mức học bổng 322 vẫn đủ cho du học sinh đảm bảo nhu cầu về ăn ở.

Đó là chưa kể sinh viên Việt Nam thường tiết kiệm tiền ở bằng cách thuê phòng ở chung nhau, ví dụ nhà 2 phòng thì có 3, hoặc 4 người ở. Khi đó mức chi phí cho tiền nhà còn có thể rẻ hơn nữa.

Cũng phải công nhận rằng với mức học bổng như vậy thì việc để tiền mua tài liệu hay sách tham khảo là khá khó khăn. Tuy nhiên, theo tôi biết thì học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh luôn được các trường tạo điều kiện trong việc mượn sách hoặc tạp chí, với nhiều ưu đãi hơn hẳn đối với sinh viên đại học nên không thể đến mức không đủ tài liệu để làm việc được.

Ví dụ sinh viên đại học chỉ được mượn 14 ngày, thì học viên cao học được mượn 28 ngày, và nếu thư viện của trường không có sách đó thì có thể đặt yêu cầu ở các thư viện khác để chuyển về.

Hoặc sinh viên đại học không được mượn tạp chí (journal) mang ra ngoài thư viện thì sinh viên sau đại học lại được phép như vậy. Do đó, nếu nói rằng mức học bổng thấp không đủ nhu cầu tối thiểu trong việc nghiên cứu có lẽ là chỉ trong một số trường hợp đặc biệt mà thôi.

Hoặc đối với những ai không nấu ăn mà chỉ đi ăn ở ngoài tiệm thì có lẽ mức học bổng đó là không đủ thật. Một điều nữa tôi muốn đính chính là thông tin mức chi phí tối thiểu do chính phủ Úc quy định là 1200AUD/tháng. Các trường của Úc rất ít khi cho học bổng toàn phần, mà nếu có cho theo tôi biết thì cũng chỉ khoảng 1000 AUD/tháng, chưa trừ thuế.

Có lẽ mức tối thiểu 1200 AUD đó là lương tối thiểu cho người đi làm chăng. Nếu vậy thì so sánh quả là khập khiễng nếu như biết rằng người đi làm ở bên đó còn phải đóng thuế thu nhập khá cao nữa.

Tuy nhiên, ban quản lý đề án 322 cũng nên xem xét lại cách cho tiền học bổng thông qua việc chuyển đổi USD như trước vì điều này là rất không hợp lý. Ban quản lý cũng cần phải đảm bảo tiền học bổng phải được gửi đúng hạn cho sinh viên để họ được yên tâm nghiên cứu và phát huy khả năng của mình. Có như vậy đề án 322 mới có thể thực sự phát huy tác dụng của nó.

Trần Anh Tuấn - Đại học Monash, Úc

Chuyển tiền muộn từ 1-3 tháng, không bị đói mới lạ

Kính gửi Toà soạn, Trân trọng cảm ơn Toà soạn đã đăng tải các ý kiến phản ánh về tình hình thực tế của LHS 322 tại Úc. Trên thực tế các ý kiến phản ánh về thực trạng LHS 322 tại Úc là rất chính xác và xác đáng.

Với những ý kiến cho rằng mức SHP này là đủ, xin hãy để cho cơ quan có trách nhiệm kiểm tra trực tiếp từ ĐSQ Úc tại Việt Nam và chính các trường nơi có LHS theo học.

Tôi tin chắc rằng, nếu như ĐSQ Úc tại Việt Nam biết được thông tin là LHS chỉ được cấp có khoảng 780$/tháng cho SHP, chắc chắn, họ sẽ không bao giờ cấp VISA cho LHS vào Úc.

Trên thực tế, chỗ tôi học, có rất nhiều LHS 322, và theo phản ánh của họ, SHP đã thấp lại chuyển muộn là thường xuyên xảy ra. Nếu có ai đó đi nước ngoài, mà không có tiền ăn trong 2 - 3 tháng, thử hỏi họ sẽ vay ai để có tiền ăn, trả tiền nhà ở mức hàng ngàn đôla mỗi tháng.

Cho đến nay, chuyện chuyển tiền muộn, theo phản ảnh của các LHS này, chưa được bất kỳ phản hồi gì của Ban điều hành về lý do tại sao lại chuyển muộn và LHS cần phải đợi bao nhiêu lâu nữa (điều mà ông trưởng Ban điều hành cố tình tránh đề cập khi trả lời phỏng vấn của PV Tiền Phong).

Tình trạng này diến ra hấu hết các năm, học kỳ và nó chỉ thực sự bùng phát vào những ngày này, khi mà LHS chịu quá nhiều áp lực về tỷ giá thanh toán. Đến nay, ai cũng đã bị chuyển tiền muộn từ 1 - 3 tháng.

Nếu như Ban điều hành nghĩ rằng, không chuyển tiền thì LHS vẫn sống được, vì có thể họ đi vay tạm ai đó, hoặc kiếm được việc gì đó để làm thì thật là khôi hài và vô trách nhiệm.

Tôi chỉ nhấn mạnh rằng, không phải ai cũng kiếm ra việc làm, nhất là với các LHS phải dành thời gian trên phòng làm việc, phòng thí nghiệm (làm việc toàn thời gian - Full time), ở xa trung tâm thương mại. Họ lại phải cạnh tranh với các du học sinh tự túc vốn có thời gian nghỉ hè và mục đích đi học của họ không đặt nặng trách nhiệm với nhà nước như LHS 322.

Tôi cho rằng, việc được cấp SHP ở mức quy định của Úc, thanh toán bằng đồng tiền bản địa (mà không phụ thuộc vào tỷ giá biến động), chuyển tiền đúng hạn là hoàn toàn hợp lý và chính đáng.

Kính đề nghị Chính phủ sớm vào cuộc để giúp cho LHS sớm thoát khỏi cảnh nợ nần do vay nợ và thiếu tiền thường xuyên như thế này.

Linh Phuong. Email: linhphuong78@yahoo.com

Tôi cũng là một du học sinh đang theo học tại Mỹ. Tôi không thuộc diện nhận học bổng 322 của chính phủ nhưng nơi tôi ở có nhiều bạn thuộc diện này. Đây là một số điều tôi thấy và muốn nêu lêm cho mọi người biết.

Đúng là học bổng của Chính phủ Việt Nam không cao bằng mức sinh hoạt phí mà trường học ở Mỹ đưa ra. Tuy nhiên, mức sinh hoạt phí đó áp dụng cho người Mỹ, nghĩa là chi phí bao gồm cả ăn uống đi lại, ý tế và cả vui chơi giải trí.

Với mức học bổng hiện nay của Chính phủ, lưu học sinh không thể ở trong một căn hộ tiện nghi, đu tiền mua sách cần thiết... như học sinh Mỹ được.

Tôi thấy các bạn ở đây rất bất bình về mức sinh hoạt phí vì được chuyển quá chậm. Tôi không hiểu tại sao ngân sách cho học bổng đã được duyệt mà tiền lại được chuyển chậm thế. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng quá nặng nề đối với lưu học sinh theo đề án 322 ở đây như một số ý kiến đã nêu ở Úc.

Thực tế là với mức học bổng này, mọi người vẫn sống được, tất ngiên cuộc sống không thể tốt như người Mỹ. Tôi không nghĩ cuộc sống ở Úc lại đắt đỏ hơn nhiều so với Mỹ. Như vậy, không thể nói rằng, học bổng của chính phủ Việt Nam quá thấp, làm lưu học sinh "kiệt sức" và không thể sống nổi (?).

Tôi chỉ thấy một số bạn học bằng ngân sách nhà nước rất vất vả trong học tập vì khả năng có hạn, có lẽ vì điều kiện tuyển sinh trong nước không quá cao, chứ không phải vì tiền sinh hoạt.

Tôi thấy có một số bạn đi học bằng học bổng ngân sách nhà nước khi còn ở nhà thì luôn tìm cách để có được học bổng, nhưng khi cí được rồi, sang nước ngoài thì lại có cách nhìn khác. Họ luôn ca thán về mức sinh hoạt phí và yêu sách này nọ.

Một số lưu học sinh còn lên tiếng phê phán, phàn nàn mà quên rằng họ đi bằng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân. Họ đang hưởng một số tiền lớn từ nhân dân. Họ đang có cơ hội học hành ở một nước phát triển mà nếu không có học bổng của chính phủ thì họ không có cơ hội.

Các bạn phải biết rằng, các bạn đi học để về làm việc cho đất nước và số tiền tài trợ là rất lớn so với điều kiện của nước nhà. Mức sinh hoạt phí chỉ đủ để sống một cách tiết kiệm, đảm bảo cho học tập chứ không phải để gửi về cho gia đình, hoặc sinh hoạt như những người ở các nước sở tại được.

Tên: Long: nguyenquanglong0206@yahoo.com

Được nhà nước cho đi du học không mất tiền là cơ hội lớn. Tôi biết nhiều người không đủ điểm ngoại ngữ nhưng vẫn được đi du học, thế là quá tốt, bây giờ còn kêu học bổng thấp thì thật vô lý.

Nhiều học sinh, sinh viên còn phải tự túc du học nên những người đã được nhà nước cử đi học nên đi làm thêm để học tiếp.

Một lưu học sinh Việt Nam đang học tại Úc theo đề án 322 xin được giấu tên:

Bản thân tôi cũng là một lưu học sinh đang học tập tại Úc theo đề án 322. Sau khi đọc ý kiến của nhiều lưu học sinh trên báo Tiền phong về vấn đề sinh hoạt phí, tôi cũng xin có một vài ý kiến.

Những ý kiến của tôi nêu ra không phải vì lợi ích cá nhân, vì chỉ còn nửa học kỳ nữa, tôi sẽ kết thúc khóa học nên sinh hoạt phí tăng hay giảm lúc này đối với tôi không còn là vấn đề quá quan tâm như trước. Nhưng những bức xúc mà tôi và những bạn khác đưa ra không nằm ngoài mong muốn các nhà quản lý sẽ biết để có những điều chỉnh cho phù hợp.

Nguyện vọng của hầu hết các học viên đi học theo đề án 322 là muốn nhà nước cấp sinh hoạt phí theo tiền của nước sở tại, thay vì đồng đô la Mỹ. Bởi lẽ, khi "đồng tiền trung gian" này lên xuống thất thường, sẽ rất khó khăn cho người học lên kế hoạch chi tiêu nơi đất khách.

Theo như tôi biết, mức sinh hoạt phí của một lưu học sinh theo đề án 322 học tại Úc khoảng 900 đôla Úc. Điều này chứng tỏ Ban điều hành của đề án đã bám khá sát mức sống tối thiểu cho sinh viên học tập tại Úc. Mức này cũng gần với mức hỏng bổng thuộc dự án 300 của TP Hồ Chí Minh (1000 đô la Úc/người/tháng).

Tuy nhiên, những người học theo dự án 300 được trả tiền sinh hoạt phí theo đơn vị tiền tệ của nước sở tại nên họ yên tâm học tập. Bởi ngay từ đầu, họ đã xác định được số tiền mình có để trang trải cuộc sống (mà không lo vào sự lên xuống thất thường của đồng đô la Mỹ).

Về việc làm thêm, cũng xin nói, không phải tất cả người học đều có điều kiện vì nhiều lý do.

Thứ nhất, do đặc thù của ngành học, nhiều người phải nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cả ngày. Do đó, chỉ những người may mắn mới được thầy mời làm trợ giảng mới có thêm thu nhập. Tuy nhiên, số này là rất ít.

Mặt khác, đối với người nghiên cứu toàn thời gian thì họ không có 3 tháng hè và các kỳ nghỉ như các sinh viên học đại học, vì thế họ lấy đâu ra thời gian kiếm việc.

Tôi đồng ý là đất nước ta còn nghèo, chúng tôi đi học là tiền thuế của nhân dân, nhưng không vì thế mà nhà nước đối xử với chúng tôi như vậy. Việc đi học của chúng tôi cũng phải qua thi cử và tuân thủ các quy định của dự án như các học bổng khác chứ có phải ân huệ gì đâu.

Nếu ngay từ đầu, Ban điều hành đề án nói với chúng tôi rằng, Nhà nước chỉ có khả năng cấp cho chúng tôi 500 đô la Úc chẳng hạn, còn lại chúng tôi phải tự lo liệu, thì khi đó, chúng tôi sẽ cân nhắc trước khi quyết định có đủ khả năng tài chính để theo học bổng này hay không.

Còn bây giờ khi chúng tôi sang đến nơi rồi, bước vào học tập mà vấn đề tài chính không ổn định thì làm sao chúng tôi yên tâm học được. Chúng tôi cũng chỉ là những cán bộ giảng dạy được cử đi học, với đồng lương eo hẹp ở Việt nam, làm sao có đủ tiền để mang theo trang trải.

Hơn nữa, khi chúng tôi đi học xa nhà, con cái là gánh nặng cho các thành viên khác trong gia đình. Vì thế, ở đây không ai chết vì đói cả nhưng áp lực học tập nặng nề, cộng với việc phải lo kiếm việc làm thêm nuôi bản thân, gia đình, chúng tôi không còn đủ sức để học tập.

Như tất yếu, kết quả học tập sẽ không đạt hiệu quả cao. Nếu đi học chỉ để lấy cái bằng, chẳng đọng cái gì trong đầu thì đó là một sự lãng phí lớn.

Chính vì nước mình còn bao khó khăn nên chúng ta mới phải làm sao xây dựng những dự án hiệu quả, để những học viên khi kết thúc khóa học được trang bị đủ năng lực, cống hiến và đóng góp cho đất nước, xứng đáng với tiền của nhà nước bỏ ra. Như thế mới đỡ lãng phí".

Bùi Thành Trung - một lưu học sinh Việt Nam tại Úc:

Theo mức chi tiêu của một số bạn nêu, tôi cũng thấy những khoản không hợp lý.

a. Internet: 5 AUD/tuần x 4 = 20, Cắt tóc: 12 AUD/tháng x 1 = 12. Ở trường, internet được dùng miễn phí, tại sao các bạn không tận dụng?

Còn việc cắt tóc, ở chỗ tôi, anh em đều tự cắt tóc cho nhau, không có gì khó cả. Chung tiền mua một cái tông đơ thì có thể cắt đến 20 cái đầu mới hỏng, như thế sẽ tích kiệm được tiền.

b. Đi lại - tiền nhà: Thường ở trong trường thì tiền nhà đắt nhưng không phải tốn tiền đi lại. Không biết 2 bạn tính giá nhà như thế là ở trong hay ngoài kí túc xá.

c. Đi chợ: Tôi thấy 2 bạn vẫn có sự lãng phí trong việc này, nếu chúng ta không có tiền thì ăn uống tiết kiệm cũng là một cách. Tại sao cứ phải dùng rau muống mà không dùng những thứ như cà rôt (1-2 AUS/1kg), khoai tây, xà lách...

Tên: Vũ Mạnh, NCS tại RMIT University

Tôi thấy hoàn toàn thông cảm cho các bạn học tập theo diện đề án của Chính phủ. Trước đây, tại nơi tôi học, các LHS thường hay vay nhau tiền mỗi khi dự án của họ chuyển muộn. Họ cũng hay hỏi vay tôi , lúc đầu, tôi thấy rất ngạc nhiên ( đi nước ngaòi mà vay nhau tiền là điều tối kị, các cụ co câu" sểnh nhà ra thất nghiệp mà"), vì tại sao họ luôn kêu thiếu tiền, và nhiều khi tôi không cho vay ( Tôi được nhận học bổng của Trường với mức SHP là 2200$/tháng cho khoá học TS).

Tuy nhiên, đọc các bài viết gần đây, Tôi phần nào thông cảm và hiểu cho các bạn ấy. Hai năm qua, giá cả SH đều tăng, hai thành phố đắt đỏ nhất là Melbourne và Sydney đều có đông LHS theo học, nếu như đổi tỷ giá của 2004 được 900 mà bây giờ chỉ còn 770$/tháng là số tiền quá tằn tiện và phải rất tiết kiệm may ra mới đủ.

Lưu ý là ở tại các Campus (KTX), ở chung hai người là bất hợp pháp, người vi phạm bị xử rất nặng, không được phép thuê nhà tiếp tục, không được cấp chứng nhận để ra ngoài thuê, chưa kể, ở ngoài, an ninh không bảo đảm, không tiện học hành.

Tôi có chứng kiến một hình ảnh của một LHS về Việt Nam thực tập và lấy số liệu tại sân bay Nội Bài, sau khi làm thủ tục, LHS này bị thừa cân ( chỉ được phép mang 20kg), xin mãi, cô nhân viên làm thủ tục không đồng ý, cuối cùng, anh ấy bỏ lại một thùng mì tôm 100 gói hiệu MILIKET (khoảng 8,5 kg).

Thế là giữa sân bay, người nhà cố gắng nhét thêm được gói mỳ nào thì nhét. Chứng kiến cảnh đó, nhiều người phải quay mặt đi. LHS Việt Nam, dù có đi nước ngoài, tình tiết kiệm và nhẫn nhịn vẫn không thể thiếu được với họ.

Tôi mong rằng, Chính phủ nên có những sự điều chỉnh cho LHS học tập tại các nước, cho họ được lính tiền ở mức sống đủ, yên tâm học hành, và quan trọng là chuyển tiền đúng hạn. Xin đừng biến họ thành con nợ vì không phải ai cũng dễ cho nhau vay khi ở NN đâu.

Tên: Đặng Việt, Email: ... @mail.usyd.edu.au

Tại sao không cấp học bổng bằng nội tệ mà lại đô la hoá?

Tôi đã nhận học bổng đi học thạc sỹ và cả Tiến sĩ nhưng không phải học bổng nhà nước, vì thế xin có mấy dòng trao đổi khách quan.

Lưu học sinh ở nước nào sẽ tiêu bằng tiền nội tệ của nước đó. Tôi không hiểu vì sao mà chương trình 322 của ta lại cấp tiền theo đô la Mỹ?

Tỷ giá biến động tăng giảm thì hoặc lưu học sinh hoặc nhà nước bị thiệt. Đồng thời, tiền học bổng cấp cho lưu học sinh tại sao không quy định mức thực nhận (NET) mà lưu học sinh phải chịu phí chuyển đổi tiền cho từng lần chuyển?

Tên: Nguyen Viet Hung, Email: ....@ukr.net

Mình đồng ý với các bạn là mức học bổng hiện nay các bạn nhận được là hơi thấp so vơi mức sống bình quân của nước sở tại, nhưng các bạn cũng nên thông cảm với chính phủ Việt Nam vì đất nước ta còn nghèo mà chính phủ dám bỏ tiền ra để đưa các bạn đi học để hi vọng sau này các bạn sẽ cống hiến cho đất nước của chúng ta(từ trước đến nay các diện học bổng toàn là nước bạn đài thọ, chúng ta không phải trả chi phí đào tạo), từ đó chắc các bạn cũng thấy được nỗ lực của chính phủ Việt Nam.

Mình nghĩ các bạn nên chấp nhận mức học bổng hiện tại và cố gắng tự thu xếp cho bản thân mình, trong thời gian này cả nước Việt Nam phải dồn vào để chống đỡ các cơn bão nhiệt đới liên tục đổ vào nước ta.

Có nhạc sỹ đã viết: "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà tự hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc!" Đôi lời với các bạn! Hi vọng các bạn vượt qua khó khăn này, dù gì các bạn vẫn còn may mắn hơn rất nhiều các thanh niên Việt Nam khác đúng không?

Tên: Nguyễn Việt Hoàng

Tôi cảm ơn ý kiến chia sẻ cua bạn Thanh Thuỷ và Báo Tiền Phong

Đọc ý kiến này của bạn Thanh Thuỷ và bài viết trên Tiền Phong của Phóng viên, chúng tôi cảm thấy bạn và quý Báo đã chia sẻ rất nhiều những tâm tư và nguyện vọng của LHS 322 như chúng tôi.

Đúng là mong muốn của chúng tôi chỉ đơn giản là chuyển tiền đúng hạn và được tăng phần nào đó nhằm bù đắp các chi phí và trượt giá sau suốt hơn hai năm qua. Hơn hai năm qua, kể từ khi mà Chính phủ điều chỉnh SHP cho LHS 322, đến nay, số tiền đó lại ít đi, và không đủ bù đắp các chi phí của LHS.

Để tồn tại, chúng tôi chỉ dành ăn một bữa, còn hai bữa kia chỉ là Mỳ tôm và bánh mỳ. Ở các thành phố đắt đỏ như Melbourne và Sydney, chi phí nhà cửa, đi lại là rất đắt đỏ. Chúng tôi mong Chính phủ có sự điều chỉnh để LHS đỡ vất vả hơn, và chuyên tâm vào học hành. Trân trọng cảm ơn quý Báo !

Nguyễn Việt Hoàng (Melbourne University, Đại diện BLL LHS 322 tại Melbourne)

Tên: Nguyễn Minh Thuý

Tại sao qua hai năm mà vẫn chưa điều chỉnh?

Tôi đọc cái bảng so sánh và cách trả lời của đại diện BĐH 322 mà thấy cách làm việc của cơ quan trực tiếp quản lý LHS thật lạ: Qua hơn hai năm, trượt giá sinh hoạt tại nước sở tại đã khác, trượt giá của đồng tiền thanh toán so với bản tệ, thế mà họ không có bất cứ động tĩnh gì, tất cả chỉ là chờ, trình từ các cơ quan khác.

Mà nếu như không có các cơ quan này, thì họ cứ để các LHS của họ vay nợ, thiếu tiền thường xuyên. Đơn cử như tại Úc, 620$ Mỹ thời điểm 7/2004, đổi được gần 900 $ Úc thì nay chỉ đổi được 780$ Úc, mà họ vẫn cho rằng LHS vẫn đủ sống được thì không hiểu nổi.

Tên: Thai Binh

Kính gửi Tien Phong Online, gửi các bạn 322

Tôi cũng là lưu học sinh đang làm tiến sĩ tai Pháp. Tôi hiểu cuộc sống tại đây vất vả như thế nào và tôi cũng biết rằng chi phí hết bao nhiêu cho cuộc sống. Nói rằng với số tiền đó có thể sống sung túc thì không phải, song sống bằng mỳ tôm như đồng bào đang bị bão lụt thì thật quá đáng.

Với số tiền này, 620USD, rất nhiều người còn dành dụm được một phần ba để cho vợ con nếu họ ăn tiêu hợp lý ngay tại Pháp. Như vậy không thể nói là cần phải cứu đói được! Tôi không hiểu là khi các anh chị viết kêu cứu như thế, có nghĩ đến các bạn sinh viên phải tự túc, phải đi kiếm tiền để tự trang trải mà vẫn học tập tốt không? Các anh chị có nghĩ rằng đó là tiền thuế của dân không? Có nghĩ đến đồng bào bị các cơn bão liên tiếp cướp đi tình mạng, lâm vào cảnh màn trời chiếu đất không?

Điều cuối cùng tôi muốn nói là dân ta mới chỉ thu nhập bình quân cả năm mới được 1 tháng chu cấp cho các anh chị đấy ! Tôi rất mong TPO đăng ý kiến này để mọi người cùng chia sẻ. Xin cảm ơn.

Tên: Hoàng Thị Hồng, Email: ...@nswu.edu.au

Với cách lập luận như đại diện BĐH 322 về tình trạng LHS 322 thiếu tiền và chuyển tiền muộn, chúng ta thấy không có ai chịu trách nhiệm cả, bởi lẽ, Bộ GD còn chờ ĐSQ, mà ĐSQ thì chờ Bộ Tài chính, và khi có đầy đủ ý kiện, mới xem xét có điều chỉnh hay không, và kéo dài hàng năm.

Lý do gì mà tháng 7/2004 thì 620 $ Mỹ được gần 900$ Úc ( Tôi nghi ngờ con số này, vì qua kiểm tra tỷ giá thời điểm đó của Vietcombank www.vietcombank.com.vn, thấy chỉ được khoảng 830$ là cao nhất, chưa kể LHS còn bị mất phí chuyển tiền, phí dịch vụ đổi tiền), nay chỉ còn 770 $ Úc mà không có ý kiến gì, không điều chỉnh, không quan tâm đến sự trượt giá sinh hoạt, ...

Mà câu chuyện này đâu chỉ với LHS Úc mà là trên toàn thế giới. LHS kêu nhiều, nhưng đáp lại chỉ là im lặng, vô cảm, và nếu như không có cơ quan báo chí phản ánh, chắc chẳng bao giờ đến tai người có trách nhiệm.

Tôi mong rằng, Chính phủ sẽ có những quyết định đúng đắn cho LHS để bảo đảm rằng, họ được cấp đủ tiền SHP và được chuyển tiền đúng hạn để yên tâm học tập.

Tên: le hong chien

Toi rat tan thanh voi y kien cua ban Tran Thanh ve viec sinh hoat phi.Ban than toi va rat nhieu sinh vien khac song o Phap cung du hoc tu tuc,rieng ca nhan toi thi chi phi sinh hoat trung binh la 400 euros/thang cho day du cac khoan ma hoan toan khoe manh(nen nho rang tro cap cua chinh phu Phap cho 1 nguoi khong co thu nhap la 350 euros/thang), vay ma dan Phap van song khoe.

Cho nen khi chung toi duoc biet rang cac ban luu hoc sinh o Phap duoc nha nuoc VietNam tro cap 600 euros/thang thi qua that la sung suong con doi hoi gi nua.Toi biet co rat nhieu ban o Phap nay vi hoan canh gia dinh kho khan cho nen phai vua hoc vua lam ma ket qua hoc tap van rat tot.

Toi thay that buon cuoi khi doc bai phan nan cua cac ban o Uc co doan viet la khong du tien mua thit cho nen thieu suc de hoc.Ai tung song o cac nuoc phat trien thi deu thay rang thit o nhung nuoc nay kha re chi co rau la dat ma thoi,nhat la rau VietNam.

Toi o Phap da 2 nam va chi thieu rau xanh VietNam ,con thit cac loai thi qua ngan roi vi chung kha re . Dat nuoc ta con ngheo,cac ban duoc di hoc nuoc ngoai khong mat tien qua la may man hon rat nhieu nguoi khac roi,thiet nghi khong nen doi hoi hon,tru phi cac ban muon co them mot khoan de cuoi tuan di an nha hang hoac di quan bar hay nghi he mua ve may bay de ve VietNam tham nha,ma nhu the thi that la nhung thu xa si doi voi sinh vien noi chung ,phai khong cac ban.

Tên: Lưu Thanh Hương - Đại học Mac Quire, Sydney, Úc

Đọc ý kiến phản hồi của Trần Thanh, chúng tôi thấy chính bạn mới đang " mơ mộng". Là người đang trực tiếp học tại Sydney, Tôi có thể khẳng định rằng, mức thuê nhà và ăn ở như bạn phản ánh chỉ có thể là " mơ tưởng".

Một điều có thể khẳng định chắc chắn rằng, thuê nhà gần trường tiện đi lại, an ninh, học tập thì không bao giờ có cái giá thuê " tưởng tượng" như bạn nói được ( và Tôi cũng nhấn mạnh rằng, các LHS sang học đừng có tin vào điều đó).

Tại Sydney, giá thuê nhà giao động từ khoảng 450-650$/tháng/phòng ( điều này kiểm tra quá dễ dàng quá các LHS đang học tại đây, IDP Vietnam). Về ăn uống, không có ai lại chỉ ăn có 60$/tuần lại cho những hai người là sự tưởng tượng đến mức phi lý và vô lý, chứng tỏ cái thời gian hai năm ở Úc của bạn khiến chúng tôi nghi ngờ( tôi chỉ nêu ra rằng, tiền mua rau muống khoảng 6-7$/kg, ăn làm hai bữa, không nhặt rau như ở Việt nam và tiền mua một thùng mì tôm là 16-20$) .

Chi phí đi lại tại Sydney là đắt đỏ nhất Úc, chuyện mượn sách và mua sách hay Photo là phải có, vì không phải lúc nào mình cũng mượn được sách ( do người khác đã mượn mất và LHS thì cũng chưa bao giờ nhận được cái tiền này cả).

Mức chi từ 100-150 $/tuần ( tuỳ độ tiết kiệm của từng người) mới có thể bảo đảm cho LHS ăn được hai bữa và yên tâm học tập ( điều này có thể kiểm tra qua chính ĐSQ Úc tại Việt Nam, nơi có thông tin chính xác nhất, không cần phải tranh cãi).

Bất cứ LHS đi học tại Úc nào cũng bị yêu cầu chứng minh tài chính phải có là 1200$/tháng để bảo đảm học tập tại Úc. Đây là bắt buộc, không loại trừ bất cứ ai.

LHS ngân sách nhà nước không thể lấy việc đi làm thêm như là mục đích chính của việc đi học, họ chỉ mong duy nhất là hãy cấp cho họ đầy đủ tiền theo mức quy định của Úc và xin đừng chuyển tiền muộn.

Những đòi hỏi mà chờ đợi sự năng động của cơ quan quản lý là ĐSQ Việt Nam, Bộ Tài chính và Bộ GD phải tích cực vào cuộc, bởi chỉ cần nhìn cái lập luận của đại diện BĐH, thì nếu như tháng 7/2004, 620$ là tương đương 900$ (???), thì nay chỉ còn 780$ Úc, mà hai năm qua, trượt giá sinh hoạt tại Úc và các nước liên tục xảy ra, mà vẫn giữ nguyên mức SHP như vậy đủ thấy sự vô lý.

Tôi mong báo Tiền phong đăng ý kiến phản hồi này. Thông tin tốt nhất có thể kiểm chứng chính là: Đại sứ quán nước nơi có LHS theo học sẽ biết chính xác LHS cần bao nhiều tiền để sống tại nước họ.

Trân trọng cảm ơn quý báo !

Tên: Phạm Hạnh Linh

Kính gửi toà soạn báo tiền phong và bạn đọc Tôi cũng là một lưu học sinh hưởng học bổng ngân sách Nhà nước hiện đang học tập tại Sydney, Úc.

Khi đọc bài viết của bạn Thanh tôi có một vài thông tin sau phản hồi với Thanh cũng như cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho bạn đọc:

Thứ nhất, bạn Thanh liệt kê chi tiêu của bạn hàng tháng là 650 đô Úc là chưa đầy đủ. Hàng ngày bạn phải đi tàu điện với một quãng đường là 20km, nhưng sao không thấy bạn cộng khoản này vào tổng số chi tiêu của bạn.

Chắc Thanh quá rõ rằng ở Sydney tiền đi lại rất đắt, sinh viên nước ngoài không được hưởng giảm giá (trừ những sinh viên được học bổng của chính phủ Úc). Theo như giá vé mua tháng cho quãng đường tương đương thì bạn cũng phải chi ít nhất 125 đô Úc/tháng. Nếu cộng khoản phí đi lại này vào thì tổng cộng chi tiêu của bạn đã là 775 đô Úc rồi!!!

Thứ hai, tôi không biết bạn Thanh học ở trường Đại học nào ở Sydney mà có ký túc xá lại cho thuê rẻ hơn ở ngoài. Tôi được biết thì hầu hết ký túc xá của trường Đại học bao giờ cũng đắt ít nhất là gấp 1,5 lần so với ở ngoài (ví dụ ở trường ĐH Macquarie giá một phòng ở KTX là 185 đô Úc/tuần, trong khi đó giá ở ngoài khoảng 120-130đô; hay ở trường đại học quốc gia Úc, giá tương ứng là 165 và 100).

Nếu quả đúng là trường bạn Thanh có KTX rẻ hơn ở ngoài thì tôi khuyên bạn nên vào KTX ở vừa tiết kiệm thời gian đi lại (ít nhất một ngày 2 tiếng), tiết kiệm tiền và còn nâng cao trình độ tiếng Anh.

Thứ ba, tôi đồng ý với bạn Thanh rằng thư viện ở các trường Đại học mở cửa đến 9h tối thậm chí là muộn hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là sinh viên không phải mua sách. Mỗi môn học ở trường bao giờ cũng có một cuốn textbook (sách giáo khoa). Cuốn sách giáo khoa này hầu hết sinh viên đều phải có. Người nhiều tiền có thể mua sách mới (tuỳ từng cuốn sách nhưng textbook giá bao giờ cũng 100 đô Úc trở lên), người ít tiền hơn có thể mua sách đã qua sử dụng hoặc photocopy.

Tuy nhiên theo luật bản quyền, lệ phí photo rất đắt và không bao giờ được photo cả cuốn sách cả. Hơn nữa tại thư viện mỗi đầu sách chỉ có một số cuốn thì làm sao đủ cho tất cả sinh viên. Ví dụ một lớp học môn học "A" có 100 sinh viên, cả 100 người đều lên thư viện để mượn 10 cuốn sách thì ai được mượn trước, ai mượn sau. Người "chậm chân" chắc chỉ còn biết "khóc"!!!

Hoàn toàn phiến diện khi Thanh nói rằng "...sinh viên các nước giàu cũng không nghĩ đến việc mua sách để dùng". Là những người được hưởng học bổng từ Ngân sách Nhà nước, chúng tôi hiểu đó là những đồng tiền thuế của dân. Và chúng tôi hiểu phải sống, học tập như thế nào để xứng đáng với những đồng tiền đó.

Điều này thể hiện qua việc chúng tôi cố gắng tiết kiệm tối đa, cố gắng kiếm việc làm ngoài giờ,... Viết thư về không phải đòi Chính phủ phải cấp cho chúng tôi 1200 AUD hay hơn nữa mà muốn những người làm chính sách ở nhà hiểu đời sống của chúng tôi bên này.

Chúng tôi muốn được chuyển tiền đúng hạn, muốn được chuyển bằng đồng tiền của nước đến học không phải thông qua đồng đô la Mỹ luôn mất giá,...

Cá nhân tôi và có lẽ nhiều lưu học sinh khác ở nước ngoài cũng mong muốn sẽ có nhiều người viết bài xung quanh vấn đề này để cung cấp thông tin nhiều chiều, đầy đủ về đời sống lưu học sinh cho bạn đọc. Nhưng làm ơn hãy cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và khách quan.

Tên: Mai

Tôi cũng phải đang tự trả tiền cho sự học hành của mình ở xứ Úc này nên tôi tìm mọi cách để tiết kiệm đồng tiền mà bố mẹ tôi vất vả mới có. Tôi xác nhận thông tin mà bạn Thanh đã cung cấp là đúng sự thật, vì chúng tôi, những học sinh đa phần du học bằng tiền túi của mình thì đều rất tiết kiệm.

Bữa ăn của chúng tôi có đến 70% là thịt gà công nghiệp, món rẻ nhất tại các tiệm bán thịt. Ngán lắm chứ, nhưng chúng tôi biết rằng chịu khó một chút sẽ có sức khoẻ để đi học tiếp.

Thỉnh thoảng chúng tôi lại đi chợ Việt Nam để mua thức ăn khác thay đổi khẩu vị. Ai mà đã từng sống ở Úc rồi thì cũng đều biết thực phẩm ở chợ Việt Nam rất rẻ, phải nói là rẻ bèo. Thứ gì cũng có, chẳng khác gì chợ Bến Thành đâu. Chịu khó 1 lần kéo nhau đi vác về thì cũng có nhiều món để tự hài lòng.

"Cả nhà" chúng tôi (4 người đều đến từ TP HCM) cùng chia nhau tiền nhà, internet, cũng giống như bạn Thanh đã kể, và chúng tôi thấy không có gì để phàn nàn. Dĩ nhiên, chúng tôi không đi bar, không đi cà phê, không đi chơi hay du lịch ở đâu cả trong năm học.

Chỉ đến khi mùa hè hoặc có các kỳ nghỉ, chúng tôi tranh thủ đi làm thêm (4 ngày/tuần) để có tiền đi xem chỗ này chỗ nọ. Thật ra các kỳ nghỉ bạn cũng sẽ chẳng học hành thêm được gì đâu nếu cứ cố gắng nhét vào cái đầu mình (vốn đã bão hòa trong suốt kỳ học), tốt hơn hết là đi ra bên ngoài để học hỏi các thứ khác và biết thêm được môi trường xung quanh.

Tôi cũng có biết vài anh du học sinh sang đây bằng học bổng nhưng các anh ấy lại chẳng ca thán gì về đồng tiền học phí (được các bạn kia cho là ít ỏi) vì các anh ấy thấy mình may mắn hơn nhiều bạn bè khác.

"Cả nhà" chúng tôi chỉ muốn nói lời chúc may mắn đến các bạn đã may mắn có học bổng đi du học, rằng các bạn đã và đang tiêu tiền của những người dân đóng thuế trong đó có bố mẹ của chúng tôi đấy, rằng các bạn nên biết phấn đấu hơn một chút nữa. Chúc tất cả chúng ta học giỏi. Mai

Tên: Hong Linh

Toi la mot du hoc sinh o My. Toi khong theo hoc chuong trinh 322 ma la du hoc tu tuc. Noi toi o co nhieu du hoc sinh Viet Nam dang hoc PhD theo chuong trinh 322. Toi dong y voi ban Tran Thanh. Hoc bong cua nha nuoc VN tuy khong cao va neu theo tinh toan chi phi cua nuoc so tai thi thuoc dien thap.

Tuy nhien, neu ban song tiet kiem thi van du song, va co the con du chut it. Ngoai ra, sinh vien PhD tu nam 2-3 tro di con duoc nhan them tien stipend tu giao su huong dan.

Hien tai cho toi co 5 nguoi dang theo hoc PhD. Tat ca deu du tien khong nhung lo cho ban than ma con lo duoc cho vo/chong, con cai, moi cha me sang choi, va ke ca viec sinh con o My de mang quoc tich nuoc nay. Hoc bong cua nha nuoc VN toi thay o muc hien nay la chap nhan duoc va phu hop voi hoan canh con kho khan cua nuoc ta.

Tên: Nguyễn Huy Hoàng, ĐH Qeensland- Uc

Nếu chi nhìn vào con số tính toán chênh lệch giữa thời điểm tháng 7/2004 đến tháng 12/2006, 620$ Mỹ đổi được 900$ Úc ( tôi kiểm tra và thấy nghi ngờ con số này, vì vào thời điểm ký quyết định này, chỉ được khoảng 820$ Úc và còn chưa tính phí chuyển tiền 20$ Mỹ/lần), thì nay, chỉ đổi được 770$ Úc (tỷ giá ngày 8/12).

Hai năm qua, sự trượt giá sinh hoạt tại Úc, giá thuê nhà tăng hàng năm, chi phí đi lại, ăn uống đắt đỏ, mà các cơ quan quản lý ( ĐSQ, Bộ GD, Bộ Tài chính) không có bất kỳ sự điều chỉnh nào cho LHS ?

Ngay đến trong nước, khi trượt giá SH, còn được tăng lương thì LHS, sau hơn hai năm đi học, còn được lĩnh số tiền ít hơn cả thời điểm được điều chỉnh trước đây .

Vấn đề này đâu chỉ có với LHS Úc (nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất), mà còn với tất cả các nước. Tôi cho rằng, nguyện vọng được thanh toán bằng chính đồng tiền bản tệ mà không phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá, mức cấp đủ sống theo quy định của nước sở tại, được chuyển tiền đúng hạn là nguyện vọng hoàn toàn xứng đáng của LHS 322 trên toàn thế giới.

Tên: trannhong, Đại học Tổng hợp quốc gia Úc (ANU) tại Canberra

Sau khi đọc bài viết của bạn Trần Thanh về sinh hoạt phí của du học sinh tôi thấy có một số điều cần trao đổi thêm như sau.

Thứ nhất bạn Trần Thanh nói rằng không cần mua sách mà chỉ cần chăm vào thư viện là đủ là điều đáng ngạc nhiên. Tại trường tôi học - Đại học Tổng hợp quốc gia Úc (ANU) tại Canberra- các sách được giáo viên coi là sách chính của môn học sẽ được thư viện xếp vào loại chỉ được mượn trong 2 giờ hoặc tối đa la 2 ngày.

Thông thường mỗi đầu sách (kể cả thuộc sách chính của môn học hay không) chỉ có 2-3 quyển mà một môn học có hàng chục sinh viên nên việc dựa vào sách thư viện là không tưởng. Mỗi môn học cần 2-3 quyển và bạn sẽ phải mua ít nhất 1 quyển sách khoảng 70-100 đô la Úc.

Một kỳ với 4 môn học ít nhất là bạn mất 300-400 đô la tiền sách. Các bạn ở Việt nam có thể hỏi là sao không mượn sách để chụp cho rẻ, xin thưa là ở đây tiền chụp sách (photocopy) đắt hơn là mua sách. Chụp 1 trang ở thư viện là 10 xu Úc, chụp ở ngoài rẻ hơn còn khoảng 7 xu Úc. Với quyển sách có 150-200 trang thì chụp chắc chắn đắt hơn là mua.

Ngoài ra còn quy định của Úc mà tất cả các sinh viên đều biết là không cho phép chụp quá 10% một cuốn sách để bảo vệ bản quyền. Điều thứ hai là ở trong ký túc xá sẽ rẻ hơn là thuê nhà riêng ở ngoài. Điều này là hoàn toàn không chính xác, tất cả các bạn đã đi du học đều muốn ở trong ký túc xá để thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt nhưng bắt buộc phải tìm nhà ở ngoài vì chi phí ở ký túc xá quá cao.

Ở thành phố tôi học, Canberra, chi phí để ở ký túc xá tại trường hoặc Trường đại học Canberra (UC) tối thiểu là 140 đến 150 đô la Úc cho 1 tuần (bạn có thể vao trang web cua trường để xem cụ thể). Khi thuê nhà ở ngoài bạn sẽ phải trả khoảng 100 đô la Úc/1 tuần do vậy hầu hết sinh viên Việt nam đều cố gắng tìm thuê nhà ở ngoài.

Khi ở ngoài trường thì phát sinh chi phí đi lại, ở Canberra sinh viên các trường được giảm 1/2 giá vé, chi phí là khoảng 40 đô la Úc/1 tháng. Ở các thành phố khác như Sydney hay Melbourne thì sinh viên không có ưu đãi này. Tổng cộng tiền ở, đi lại, tiền điện thì mỗi sinh viên mất khoảng 500 đô la Úc một tháng.

Với tỷ giá hiện nay thì sinh viên đi theo đề án 322 có được khoảng 250 đô la Úc cho ăn uống và sách vở, nói chung là phải rất tiết kiệm thì mới đủ. Quần áo , giầy dép là phải mang toàn bộ từ Việt nam khi sang học. Trong quá trình học tập cố gắng không ốm vì chi phí khám bệnh bạn có thể được bảo hiểm trả còn tiền thuốc thì rất đắt mà bảo hiểm chỉ thanh toán cho bạn một phần nhỏ.

Tôi nghĩ điều mà các bạn sinh viên đi du học theo học bổng 322 muốn đề nghị là Bộ giáo dục và đào tạo cùng Bộ tài chính nghiên cứu xem xét để chuyển cho sinh viên tại Úc, tại Anh, châu Âu theo đồng bản tệ và theo mức mà Thủ tướng đã quyết định từ năm 2004 là 900 đô la Úc, 500 bảng Anh và 650 Euro.

Tôi cho rằng điều này hoàn toàn có thể thực hiện được vì hiện tại Bộ giáo dục và đào tạo hàng năm vẫn chuyển học phí cho các trường tại các nước trên bằng đô la Úc, bảng Anh hay Euro chứ không phải đô la Mỹ.

Đây là một số suy nghĩ của tôi về vấn đề sinh hoạt phí cho du học sinh học bổng 322 mong nhận được sự trao đổi ý kiến của các cơ quan, các bạn có quan tâm.

Tên: Dinh Thi Hoa My

Khi đọc bài báo phản ánh về tiền SHP của DHS dụ án 322, tôi là một DHS thuộc dự án (tại Adelaie- SA) không đồng ý với ý kiến của LHS trên.

Với mức học phí trên 1 DHS có thể sống và học tập tốt. Nếu chúng ta so sánh mức sống của DHS thuộc DA 322 và người dân Úc hoặc DHS của các dự án khác thì tại sao chúng ta không nghĩ lại xem: ở VN, thu nhập bình quân của 1 người dân là bao nhiêu. Thêm nữa, DHS có thể kiếm việc làm thêm ngoài giờ học và các kỳ holiday để cải thiện thêm đời sống của chính mình.

Đến lúc này đây, DHS không nên cứ than nghèo, than khổ mãi, vì chúng ta là những người đang tiêu xài 1 số lượng tiền khá lớn của đất nước. Tóm lại, DHS nên tìm hướng giải quyết tích cực mà không nên cứ ngồi than nghèo kể khổ mãi như từ trước đến nay.

Tên: Nguyễn Thanh Trà

Tôi hoà toàn đồng ý với ý kiến của bạn Trần Thanh, đọc bài báo nói là với 620 USD/tháng mà sinh viên tại Úc chỉ được ăn 1 bữa cơm còn lại là một bữa mì tôm hoăc cơm nguội là vô lý hết sức, không có cơ sở thực tế.

Mặc dù không sống ở Úc, nhưng tôi đang sống ở Nhật (TOKYO), nơi mà được coi là đắt đỏ nhất thế giới, thì với số học bổng trên cũng có thể đủ sống ở mức tiết kiệm (nếu không phải đóng tiền học phí).

Và tôi cũng đã gặp những sinh viên nước ngoài nhận học bổng do chính phủ Nhật cấp cũng chỉ tương đương với số tiền đó (exchange student - 1 year) họ vẫn sống tốt, chẳng thấy phàn nàn gì.

Ngoài ra, ở Nhật cũng như ở ÚC, sinh viên làm thêm để chi phí cho học hành và trang trải cuộc sống là hết sức dễ dàng và phổ biến. Ngay sinh viên Nhật, cũng dành thời gian để làm thêm tăng thu nhập.

Tên: Nguyễn Hoàng Minh,  LHS tại ĐH South Australia 

Trước hết, xin trân trọng cảm ơn Toà soạn và tác giả Xuân Mai đã đăng ý kiến và tìm hiểu thực tiễn tình hình tại Bộ Giáo dục. Đây là cách làm thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của quý báo với LHS NSNN, chúng tôi đã từng đọc các bài viết phản ánh về LHS tại Cu ba và Nga , Trung Quốc do Toà soạn đăng tải. Tôi xin tham gia về một số ý kiến như sau:

1. Về chứng minh tài chính. Tôi được biết, do không cấp đủ SHP theo mức quy định của Úc (mức 1200$/tháng cho LHS Việt Nam, đây là bắt buộc), nhiều LHS, để đi học được đã phải vay mượn tiền để chứng minh là có đủ số tiền để bù cho mức SHP còn thiếu. 

2. Kể từ tháng 7/2004 đến nay, giá cả sinh hoạt tại Úc đã thay đổi, giá thuê nhà cao, chi phí đi lại, ăn ở đều tăng, tuy nhiên, mức tiền SHP nếu như trước đây được hơn 820$/tháng thì nay chỉ còn khoảng 770$ Úc/tháng.

Cho dù được tăng SHP, nhưng với trượt giá như hiện nay, coi như không tăng, lại chuyển tiền muộn, LHS NSNN càng thêm khốn khó và vất vả, ảnh hưởng đến chuyện học tập.

3. Tôi kính đề nghị Chính phủ có những hành động cần thiết để điều chỉnh cho LHS được tăng tiền SHP, chuyển tiền đúng hạn, và được thanh toán bằng chính đồng tiền bản tệ mà không phụ thuộc vào biến động của tỷ giá.

Việc điều chỉnh tăng SHP cần có sự tính toán đến trượt giá hàng năm, và điều chỉnh để bảo đảm LHS có được sự yên tâm học tập và nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn Quý báo đăng tải ý kiến của chúng tôi.

Tên: Hoàng Hùng-Ngọc Lê

Phản hồi lại thư của bạn Trần Thanh

Do không có thời gian tranh luận. Tôi xin trích dẫn nội dung của một LHS Úc tính toán về chi tiêu được đăng trên diễn đàn giáo dục để bạn có tên là Trần Thanh và các độc giả khác tham khảo.

Xin tính mức sinh hoạt phí thuộc vào loại "bủn xỉn" nhất cho mọi người xem nhé :

 - Tiền thuê nhà: 90 AUD/tuần x 4 = 360

- Tiền điện: 5 AUD/tuần x 4 = 20

- Internet: 5 AUD/tuần x 4 = 20

- Cắt tóc: 12 AUD/tháng x 1 = 12

- Phô tô copy: 5 AUD/tháng x 1 = 5

- Đi chợ: 45 AUD/tuần x 4 = 180

- Tàu xe: 40 AUD/tuần x 4 = 160.

Tổng cộng: 01 tháng = 757 AUD

Xin nói thêm: Về nhà ở: Tại Sydney thuê được nhà 90 AUD/tuần là cũng hơi hiếm. May mắn thì mới thuê được cái giá này. Giá trung bình thấp nhất cho 1 người ở là vào khoảng 110/tuần. Thông thường người ta cho thuê vào khoảng 130-140 tuần/người. Còn nếu thuê nhà gần trường không phải đi Train và Bush, nhưng giá sẽ đắt lên là 140 AUD/người. Tính đi đâu cũng thế thôi.

Vé Tàu và Bus: Vì nếu bác học ở Trường xa nhà tới 20 km. Cứ tính một tuần bác đây di học 3 tuổi, cả tiền đi tàu, đi xe bus mỗi lần cả đi lẫn về hết 10 AUD. Như vậy mỗi tuần bác đây cũng mất 30 AUD/Tuần. Đó là chưa kể nếu em đi chợ ở ngoại ô, cả đi lẫn về chắc cũng mất 10 AUD/Tuần. Như vậy cách tốt nhất của bác đây là mua vé Tuần (Cả Tầu lẫn Bus - Đi thoải mái mọi lúc mọi nơi trong Sydney) với giá là 40 AUD/Tuần như tôi đã tính ở trên.

Về tiền phô tô copy và tiền mua sách vở: không tính tiền mua sách vở mà tính gộp lại, cả tiền mua sách vở và phô tô mỗi tháng là 5 AUD/tháng (Trung bình là 10 cent/trang). Đây là em chưa tính nhiều khoản khác nữa: Ví như tiền gọi điện thoại. Giày đi nếu có rách thì chịu khó khâu lại dùng tạm (vì bên này đi bộ nhiều).

Đi chơi ở đâu đó, thì tất nhiên phải mang cơm ở nhà đi rồi. Quần Áo thì chắc là phải mang từ Việt Nam sang rồi. 

Còn cắt tóc thì các male phải cắt 1tháng một lần rồi. Học nhiều, tóc nó mọc tốt, không cắt ngứa ngáy khó chịu lắm. Mà cắt ở bên này thì không có cạo đâu. Tiết kiệm thì mua dao bào về mà tự cạo. Còn nếu cắt tóc có cạo thì phải 18 AUD/1 lần.

Còn với mức đi chợ 45 AUD/tuần, cho phép em tính toán thế này cho mọi người xem nhé. Tất nhiên phải đi chợ ở ngoại ô, mà toàn của ít người ăn nhất :

- Táo: 3 AUD/kg x 2 = 6 - Mì tôm: 4 AUD/bọc x 1 = 4 - Thịt bò: 5 AUD/kg x 1.5 kg = 7.5 - Thịt lợn: 5 AUD/kg x 1.5 kg = 7.5 - Cánh gà: 2.5 AUD/kg x 1.5 kg = 3.75 - Trứng: 3 AUD/hộp (10 quả) x 1hộp = 3 - Rau muống 0.8 AUD/mớ x 14 bữa = 11.2 - Sữa: 3.9 AUD x 1 bình = 3.9

Tổng cộng: 1 tuần đi chợ = 48.85 AUD (49 AUD)

Không biết những thứ này đã đủ chất cho 1 tuần học hay không? Mà Thịt bò bình thường cũng phải từ 8-9 AUD/kg thì phải. Rau muống thì bé đến nỗi chỉ đếm được từ 20-25 cọng. Mua 6-7 mớ rau muống bên này mới bằng 1 mớ rau muống như ở Việt Nam. 49 AUD cho một tuần đi chợ, đấy là em đây chưa kể tiền mua: cà chua, hành, gừng, nước mắm, hành hoa, rau thơm (em cứ tính bủn xỉn ở đây, mỗi bữa em chỉ ăn một bữa rau muống thôi thì tiền rau cũng hơn 11 đôla rồi).

Mì tôm đây là loại rẻ, kiểu như mì tôm trắng ởn mua cả cân ở Việt Nam, chuyên dành cho các sinh viên ở Ký túc xá ấy. Đấy là em chưa tính tiền mua bàn chải đánh răng, thuốc đánh răng, xà phòng giặt, dầu gội đầu...

Còn đi cinema thì chắc là không dám rồi. Từ hồi sang Sydeny đến giờ, chưa thấy cậu sinh viên Việt Nam nào ngồi quán cà phê cả. Nếu ăn ở ngoài, một đĩa mì ống bèo cũng phải là 15 AUD/đĩa. Còn nếu ăn phở thì cũng phải 8 AUD/bát.

Riêng tiền sinh hoạt phí của BGD gửi sang, đã mất đứt 4 tuần bond + 02 tuần tiền thuê nhà phải trả trước. Như vậy tiền 03 tháng sinh hoạt phí Bộ gửi sang, nhưng thực chất là chỉ đủ sinh hoạt 02 tháng. Như vậy sinh viên 322 khi đi du học, trung bình trong túi chỉ có khoảng 560 AUD/tháng là dành cho sinh hoạt hàng ngày.

Đấy các bác cứ thử tính lại xem, liệu có bác nào sống ở Sydney với theo cái giá của bác tính không. Bác cứ phải lấy con số em tính ở trên 757 AUD x 1.5 = 1135.5 AUD thì mới đủ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Chính phủ Úc đưa ra mức tối thiếu 1.200 AUD/tháng đâu nhé.

À mà em nói cho bác biết, nếu bên này chẳng may bác có đi bệnh viện, mỗi lần bác đi khám mất tối thiểu 110 AUD/lần. Nếu vào viện bác phải bỏ ra 850 AUD/ngày nằm viện. Nhiều khi bác phải bỏ tiền ra trước thì mới claim lại sau được. Lúc đấy bác lấy tiền ở đâu ra ? 

 
MỚI - NÓNG