Lê Thiết Cương nhớ Trịnh Tú 'người kỹ tính hiếm hoi'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngoại lục tuần Trịnh Tú mới vẽ và vẽ một mạch 30 bức sơn dầu. Lê Thiết Cương xem ông là “người kỹ tính hiếm hoi”. Họa sỹ Trịnh Tú vừa qua đời, vào 23 giờ 48 phút, ngày 10/8/2022, hưởng thọ 73 tuổi.

Dù kém tuổi Trịnh Tú song Trịnh Tú luôn coi anh như người bạn thân thiết qua cách xưng hô “Ông- Tôi”. Anh có thể chia sẻ ngắn gọn về hành trình đến với hội họa của “người kỹ tính hiếm hoi”?

Họa sỹ Lê Thiết Cương: Trịnh Tú khởi thủy là người vẽ về giải phẫu cho bác sỹ Tôn Thất Tùng ở Bệnh viện Việt Đức, biên chế chính thức ở Bệnh viện này. Sau đó, cụ Tùng mất anh Tú chuyển sang biên chế chính thức của Báo Lao Động, gắn bó khoảng trên, dưới 20 năm, rồi về hưu.

Khi sang Báo Lao Động, anh Tú mới được làm công việc chính thức của người họa sỹ: Đầu tiên anh vẽ biếm họa. Báo Lao Động lúc đó vẫn giữ khổ như hôm nay nhưng trang 1, ngay góc dưới bên phải, bao giờ cũng có mục “Biếm họa”. Cho đến gần đây, ở tờ Nông Thôn Ngày Nay, Trịnh Tú vẫn vẽ biếm họa. Anh còn minh họa một số truyện ngắn, thơ, tản văn, ở Lao Động cuối tuần. Anh Tú còn có khả năng thẩm tranh và viết. Anh đã viết rất nhiều về triển lãm , về chân dung các họa sỹ.

Nhưng tôi cho rằng tất cả những thứ trên chỉ là đi vòng quanh hội họa. Cách đây khoảng 15 năm, anh Tú có gặp tôi và khoe: Tôi âm thầm trong mấy năm vừa rồi vẽ được khoảnh 30 bức sơn dầu. Anh Tú mời tôi đến xem. Tôi thấy đó mới thực sự là căn cốt của hội họa.

Lê Thiết Cương nhớ Trịnh Tú 'người kỹ tính hiếm hoi' ảnh 1

Chân dung "người kỹ tính hiếm hoi", qua nét vẽ của Nhi, tức họa sỹ Trịnh Cẩm Nhi, con gái Trịnh Tú.

Khi chiêm ngưỡng 30 tác phẩm sơn dầu của Trịnh Tú anh đã nói gì với “người kỹ tính”?

Họa sỹ Lê Thiết Cương: Câu đầu tiên tôi nói: Tất cả những gì anh đã làm là không thừa. Ông đi xem tranh của người ta, ông viết bài, ông phê bình, ông làm biếm họa, ông làm giải phẫu, ông làm minh họa cho các truyện ngắn của các nhà thơ… Tất cả để chuẩn bị cho ngày hôm nay. Tôi thực sự thích những tác phẩm của Trịnh Tú nhưng nói mãi anh ấy mới chịu ra triển lãm cá nhân lần đầu tiên trong đời.

Trước đó, khoảng những năm 90, anh Tú có một lần triển lãm những bức tranh vẽ tại chỗ ở phố cổ Hội An, khoảng 20 bức, bày ở Thành phố Đà Nẵng. Theo tôi, những tác phẩm ấy chỉ là ký họa màu, nên tôi chưa gọi là triển lãm đầu tiên. Tôi có nói với Trịnh Tú ở triển lãm đầu tiên: Nếu anh cho tôi viết, tôi sẽ viết về triển lãm này của anh. Vì tôi thích nên tôi mới viết, chứ không phải do anh em chơi với nhau. Anh ấy đồng ý. Tôi lại nói: Nếu tôi đề nghị thế mà anh không đồng ý tôi vẫn cứ viết, vì tôi thích tranh của anh.

Nhiều người nhận xét: Tranh của của Trịnh Tú rất thơ, cách sống của Trịnh Tú cũng rất thơ. Anh thấy sao?

Họa sỹ Lê Thiết Cương: Anh ấy đúng là con trai phố cổ toàn tập. Đầu tiên là cốt cách văn hóa, anh sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật (Trịnh Tú là con trai của cố họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc (1912-1997), người được mệnh danh “Claude Monet Việt Nam” . Ông còn là em trai của dịch giả Trịnh Lữ, người đã dịch “Rừng Na uy” cùng nhiều tác phẩm văn học nước ngoài nổi tiếng khác, PV).

Anh Tú và tôi thân nhau không đơn giản chỉ vì hai người cùng là họa sỹ. Chúng tôi chơi với nhau đã 35 năm, bắt đầu từ năm 1987 ở chiếu rượu của cụ Đặng Đình Hưng. Ngoài chuyện chia sẻ với nhau về hội họa, tôi và Trịnh Tú cùng đam mê văn chương. Hồi đó, sách rất quý, hiếm. Anh có cuốn nào hay lại đưa tôi đọc. Tôi có cuốn nào hay lại đưa ông đọc. Kể cả băng nhạc cũng thế. Hồi đó chưa có CD chỉ có băng cassette. Trịnh Tú được học piano từ nhỏ. Chúng tôi cùng mê âm nhạc cổ điển Châu Âu.

Lê Thiết Cương nhớ Trịnh Tú 'người kỹ tính hiếm hoi' ảnh 2

Họa sỹ Lê Thiết Cương (quần đỏ), họa sỹ Trịnh Tú (áo kẻ) thăm mộ tác giả "Bến lạ", thi sĩ Đặng Đình Hưng (Ảnh chụp ngày 21/12/2018, do Lê Thiết Cương cung cấp)

Cuộc ra đi của Trịnh Tú là được báo trước bởi anh đã chống chọi với bệnh tật suốt một thời gian. Họa sỹ Trịnh Tú nói với anh điều gì trước cuộc chia xa này?

Họa sỹ Lê Thiết Cương: Cách đây 1 tuần, anh ấy gọi tôi: “Ông ơi ông có rảnh không?”. Tôi đáp: “Rất rảnh tới mức không biết làm gì bây giờ”. Trịnh Tú bảo: “Ông lên uống rượu cho tôi xem”. Tôi mua một chai rượu mang qua nhà Trịnh Tú, ngồi cả buổi tối hơn 2 tiếng đồng hồ vừa trò chuyện, vừa uống rượu cho anh ấy xem, rồi chia tay. Khi về, tôi xin gửi lại chai rượu cạnh tủ thuốc của Trịnh Tú và hẹn: “Mấy hôm nữa tôi lại lên”. Vợ Trịnh Tú bảo: “Em sẽ làm nem rán để anh vừa uống, vừa ăn cho anh Tú xem”.

Nhưng không kịp nữa rồi… Ai rồi cũng phải lên đường. Cuộc đời này vô thường nhưng có một thứ, ấy là cái tình, trong đó có tình bạn, là thường hằng, vĩnh cửu.

Cảm ơn họa sỹ Lê Thiết Cương!

Một số tác phẩm của họa sỹ Trịnh Tú

Lê Thiết Cương nhớ Trịnh Tú 'người kỹ tính hiếm hoi' ảnh 3

Trịnh Tú mê vẽ đàn bà khỏa thân. Đàn bà trong tranh anh bao giờ cũng đep và tình. Anh từng chia sẻ với phóng viên: "Họa sỹ chỉ cần 10% sự thật, còn lại là "bịa".

Trịnh Tú đã tặng tác phẩm "Nude", chất liệu sơn dầu, kích thước 60 cm x80 cm cho chương trình đấu giá tranh từ thiện trong chiến dịch "Cùng Tiền Phong tiếp sức tuyến đầu chống dịch".

Lê Thiết Cương nhớ Trịnh Tú 'người kỹ tính hiếm hoi' ảnh 4

"Vịnh Hạ Long" của Trịnh Tú (1949-2022)

Lê Thiết Cương nhớ Trịnh Tú 'người kỹ tính hiếm hoi' ảnh 5

Một "Nude" khác của Trịnh Tú

Lê Thiết Cương nhớ Trịnh Tú 'người kỹ tính hiếm hoi' ảnh 6

Với họa sỹ Đào Hải Phong, Trịnh Tú là người của hội họa duy mỹ, theo chủ nghĩa lãng mạn

MỚI - NÓNG
TPHCM và Nam bộ sắp mưa dông, lốc
TPHCM và Nam bộ sắp mưa dông, lốc
TPO - Cơ quan khí tượng dự báo, chiều và đêm nay (27/7), khu vực Nam bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh
Đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM: Hối hả chạy đua tiến độ
Đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM: Hối hả chạy đua tiến độ
TP - Sau 13 lần lỡ hẹn, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội vừa cho biết, dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đang triển khai các công việc cuối cùng để hoàn thành và đưa vào vận hành đoạn trên cao (Nhổn-Cầu Giấy) trong tháng 7/2024. Cùng với đó, tuyến metro số 1 của TP HCM cũng “chạy nước rút” để kịp vận hành.