Làng đan lợp cá linh độc nhất miền Tây thất thu

Năm nay nước lũ không về, nguồn cá linh khan hiếm hơn các năm. Làng đan lợp cá linh độc nhất miền Tây mỗi năm sản xuất hàng triệu cái hiện tại không có nguồn tiêu thụ.
Làng đan lợp cá linh độc nhất miền Tây thất thu ảnh 1

Lợp cá linh giống như cái khạp nhỏ, chiều cao 30 cm, bề hoành 80 cm. Phía dưới có miệng hom để cá chui vào mà ra không được. Còn hai bên hông lợp có hai thanh tre nhọn dùng để cấm xuống đất để cố định lợp không bị nước cuốn đi. 

Làng đan lợp cá linh độc nhất miền Tây thất thu ảnh 2

Làng sản xuất lợp cá linh độc nhất vô nhị ở miền Tây nằm trên cồn Cốc, thuộc xã Phước Hưng, huyện An Phú (An Giang) mỗi năm cho ra hàng triệu cái để cung cấp trong mùa lũ. Mấy năm trước, nơi đây không chỉ làm ra lợp bán cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang Campuchia với số lượng lớn. Nhưng năm nay lũ không có nên lượng lợp sản xuất ra không có nơi tiêu thụ. 

Làng đan lợp cá linh độc nhất miền Tây thất thu ảnh 3

Lợp dùng để bắt cá linh có nguyên liệu chính là cây tre gai vì sản phẩm làm từ loại cây này khi xuống nước sẽ tăng độ bền.

Làng đan lợp cá linh độc nhất miền Tây thất thu ảnh 4

 Phải mất 8 - 10 công đoạn mới có thể làm ra được một chiếc lợp cá linh nên năng suất của một người trong ngày thường chỉ là 1 - 2 cái. Giá bán mỗi chiếc lợp như vậy trên thị trường khoảng 50.000 đồng.

Làng đan lợp cá linh độc nhất miền Tây thất thu ảnh 5

Sản phẩm lợp của hơn 100 hộ dân làm nghề ở Cồn Cốc  năm nay chỉ tiêu thụ được khoảng 50%. Số còn lại, người dân để dành sang năm sau chở nước lũ về bán tiếp. 

Làng đan lợp cá linh độc nhất miền Tây thất thu ảnh 6

Ông Nguyễn Văn Tòng, ở ấp Phước Khánh, xã Phước Hưng cho biết, mùa lũ năm ngoái, ong bán gần 40.000 cái lợp bắt cá linh. Nhưng sang năm nay, phần lớn số lợp ông Tòng làm ra vẫn chất đống trong nhà bởi các bạn hàng ở Campuchia gọi điện sang than thở, bên đó cũng mất lũ, không ai mua lợp. 

Làng đan lợp cá linh độc nhất miền Tây thất thu ảnh 7

Ông Nguyễn Minh Hương (70 tuổi) cả đời sống bằng nghề bắt cá linh ở cồn Cốc nhìn ngược dòng sông Hậu, ngóng về thượng nguồn lắc đầu: “Mùa lũ mọi năm, ngày nào tui chả bắt được cả mấy trăm kg cá linh, bán 2.500 đồng/kg cũng kiếm gần nửa triệu đồng như chơi. Năm nay lũ không có, từ đầu năm đến nay lượng cá bắt được chỉ đủ để ăn và làm mắm trong nhà, chứ không có dư ra để bán".

Làng đan lợp cá linh độc nhất miền Tây thất thu ảnh 8

Biết rằng năm nay không có cá linh nhiều, dân đánh bắt cá làm mồi thơm như rang gạo với tấm cám trộn với sình non để dụ cá. Thậm chí có người bổ cả toa thuốc bắc về làm mồi nhưng cũng không đánh bắt được nhiều như những năm trước.

Làng đan lợp cá linh độc nhất miền Tây thất thu ảnh 9

Ngay cả khi áp dụng các ngón nghề, bí quyết, chẳng hạn chọn nơi có dòng chảy mạnh, ngã ba sông để đặt lợp, người dân miền Tây cũng không bắt được nhiều loại cá đặc sản này. Mỗi cái lợp đặt xuống chỉ thu về vài chục con. Đây cũng là lý do khiến cho giá cá dội cao hơn nhiều so với các năm trước, phổ biến 30.000 - 35.000 đồng/kg. 

Làng đan lợp cá linh độc nhất miền Tây thất thu ảnh 10

Anh Lê Tấn Tài có gần 100 cái lợp cá linh, cho biết, mọi năm, một mùa lũ gia đình thu nhập từ 30 đến 40 triệu đồng. Còn năm nay đến thời điểm này, số tiền thu về từ bán cá chưa được 8 triệu đồng. 

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG