Kỹ thuật mới nhất này sẽ cách mạng hóa ngành y tế, cho phép giới khoa học ngăn chặn các bệnh di truyền và giảm đáng kể tỷ lệ lây truyền những bệnh khác. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, việc can thiệp vào bản chất của mã di truyền ở người là nguy hiểm và không thể chấp nhận về mặt đạo đức.
Nghiên cứu được tiến hành trên các tế bào trứng lấy từ một phụ nữ mắc ung thư buồng trứng dạng di truyền. Các nhà nghiên cứu tại trường Y khoa Harvard, đứng đầu là tiến sĩ Yang Luhan, đã sử dụng kỹ thuật xử lý gene Crispr đối với mô trứng người trong phòng thí nghiệm, nhằm sửa chữa BRAC1 - loại gene bị lỗi dẫn tới ung thư buồng trứng và ung thư vú di truyền.
Kỹ thuật Crispr đã được sử dụng để xử lý một số bệnh di truyền của động vật trong phòng thí nghiệm, cũng như để sửa lỗi di truyền trong tế bào người không thuộc cơ quan sinh sản và được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Các nhà khoa học tin rằng, kỹ thuật Crispr có thể được áp dụng để xử lý các bệnh di truyền ở người, bằng cách sửa đổi gene trứng, tinh trùng hoặc phôi thụ tinh trong ống nghiệm.
Một số phòng thí nghiệm được cho rằng, đã thay đổi gene của phôi người, tạo ra các em bé theo ý muốn - hành vi hiện bị cấm ở hầu hết các nước trên thế giới.