Bảo hiểm Agribank:

'Lá chắn' bảo vệ nhà nông trước mọi rủi ro

TP - Rủi ro là điều không ai muốn nhưng nó cứ hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày. Bảo hiểm Agribank ra đời, đảm đương sứ mệnh “lá chắn”, giúp nhiều gia đình vơi bớt gánh nặng kinh tế khi gặp rủi ro.
'Lá chắn' bảo vệ nhà nông trước mọi rủi ro  ảnh 1

Bảo hiểm Agribank chi nhánh Đắk Lắk thanh toán khoản vay cho khách hàng

Nhiều năm là khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), vợ chồng chị H Wôn Byă (xã Ea Bông, huyện Krông Ana, Đắk Lắk), luôn được tư vấn mua Bảo hiểm Agribank chi nhánh Đắk Lắk. Chị H Wôn tâm sự, lúc đó chỉ nghĩ mua cho an tâm, chứ không mong gặp rủi ro để nhận tiền bảo hiểm. Thế nhưng, vào tháng 8/2023, chồng chị- anh Y Hoang Niê (trụ cột chính trong gia đình), bị phát hiện ung thư gan. Năm tháng sau, anh Y Hoang qua đời, để lại vợ cùng 3 người con.

“Nhà tôi thuộc diện cận nghèo. Hai đứa con lớn đã nghỉ học, đi làm thuê. Đứa con út đang học lớp 5. Nguồn sống gia đình dựa vào 5 sào đất rẫy, nên chật vật lắm. Rất may khi vay vốn, vợ chồng tôi có mua bảo hiểm khoản vay tại Bảo hiểm Agribank chi nhánh Đắk Lắk. Sau khi chồng qua đời, công ty bảo hiểm đứng ra trả hết khoản vay 45 triệu đồng ngoài ra còn hỗ trợ thêm 2 triệu tiền mai táng và tiền lãi suất nếu có ” chị H Wôn cho hay.

'Lá chắn' bảo vệ nhà nông trước mọi rủi ro  ảnh 2
Cuộc sống mới của gia đình chị H Wôn Byă

Cũng đột ngột mất đi người chồng chăm chỉ, chị Bùi Thị Bích Ly (xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) rất đau buồn. Chị Ly làm công cho một tiệm bánh mì trên TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), còn chồng (anh Nguyễn Duy Thương) làm thợ xây. Đầu tháng 7/2023, vợ chồng chị vay Agribank 100 triệu đồng để đào ao nuôi cá. Vào tháng 5/2024 người chồng bị điện giật, tử vong.

“Khi chồng qua đời, để lại tôi với 2 đứa con nhỏ cùng khoản nợ ngân hàng 100 triệu đồng. May sao lúc vay vốn, vợ chồng tôi có mua bảo hiểm cho khoản vay. Khi chồng qua đời, Bảo hiểm Agribank chi nhánh Đắk Lắk đứng ra trả nợ, lãi suất khoản vay cũng như hỗ trợ gia đình 2 triệu mai táng phí, giúp tôi vơi bớt gánh nặng kinh tế”, chị Ly chia sẻ.

'Lá chắn' bảo vệ nhà nông trước mọi rủi ro  ảnh 3
Bảo hiểm Agribank giúp nhiều khách hàng giảm gánh nặng khi gặp rủi ro

Ông Trần Ngọc Hồng, Phó giám đốc Bảo hiểm Agribank chi nhánh Đắk Lắk cho biết, đơn vị được phân công hoạt trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên có trên 100 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Phần lớn khách hàng của Bảo hiểm Agribank chi nhánh Đắk Lắk là nông dân, mức phí thấp (600 nghìn đồng/năm cho khoản vay 100 triệu đồng). Cuộc sống bà con còn nhiều khó khăn nên có nhu cầu vay vốn từ Agribank để đầu tư sản xuất. Khi khách hàng vay vốn, Agribank luôn khuyến khích mua bảo hiểm khoản vay, để giảm gánh nặng (về kinh tế, giảm nợ xấu, bảo đảm nguồn vốn thoát nghèo phát triển kinh tế ...), nếu không may gặp rủi ro như thiên tai, bệnh tật hỏa hoạn, tai nạn gây thiệt hại tài sản…

"Trong đợt bão số 3 (Yagi), rất nhiều gia đình bị thiệt hại về người, tài sản. Theo thống kê của Bảo hiểm Agribank, tính đến hết ngày 25/9 đã ghi nhận hơn 500 vụ tổn thất, với số tiền phải chi trả khoảng 160 tỷ đồng".

Từ khi được thành lập (năm 2006) đến nay, Bảo hiểm Agribank luôn đồng hành và lập tức có mặt, hoàn tất thủ tục bảo hiểm khi khách hàng không may gặp rủi ro; nhằm giảm thiểu thiệt hại tài chính, sớm tái thiết cuộc sống. Từ năm 2022 – 2024, Bảo hiểm Agribank chi nhánh Đắk Lắk, đã chỉ trả 900 vụ với số tiền 80,91 tỷ đồng. Riêng sản phẩm Bảo an tín dụng (khi người vay tử vong do mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, thương tật bộ phận trên 21% do tai nạn…, bảo hiểm sẽ thay người vay trả nợ ngân hàng, tổ chức tín dụng trong phạm vi số tiền bảo hiểm của khách hàng), từ đầu năm đến nay, Bảo hiểm Agribank chi nhánh Đắk Lắk đã chi trả 305 vụ cho bà con trên địa bàn Tây Nguyên với số tiền 20,88 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

'Chúng ta cần phát triển kinh tế trong nước và coi là nội lực cơ bản nhất'

'Chúng ta cần phát triển kinh tế trong nước và coi là nội lực cơ bản nhất'

TPO - Tại Hội thảo khoa học quốc gia đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025 diễn ra sáng nay ở Hà Nội, TS. Vũ Thành Tự Anh - Đại học Fulbright Việt Nam - cho rằng: "Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải thấu hiểu môi trường quốc tế. Bây giờ môi trường này thay đổi chóng mặt, chúng ta cần phát triển kinh tế trong nước và coi là nội lực cơ bản nhất của nền kinh tế Việt Nam. Cần nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế...". 
'Vua nha đam' Việt muốn mở rộng thị phần xuất khẩu Mỹ

'Vua nha đam' Việt muốn mở rộng thị phần xuất khẩu Mỹ

Theo ông Nguyễn Văn Thứ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm G.C, công ty đặt mục tiêu tận dụng các hiệp định thương mại để mở rộng thị phần tại những thị trường tiềm năng như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện công ty không bị ảnh hưởng trực tiếp nhiều từ chính sách thuế quan đối ứng của Mỹ.
Động thái mới của Bầu Đức, Chủ tịch Massan

Động thái mới của Bầu Đức, Chủ tịch Massan

TPO - Lãnh đạo các doanh nghiệp khẳng định, chính sách thuế được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cập không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu chính của công ty nhưng đang chuẩn bị các chiến lược kinh doanh để thích ứng với mọi kịch bản thuế quan có thể xảy ra.
Ngân hàng nào nộp thuế cao nhất?

Ngân hàng nào nộp thuế cao nhất?

TPO - Theo báo cáo tài chính năm 2024 của 28 ngân hàng thương mại trong nước, có 16 nhà băng đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Dẫn đầu là Vietcombank với con số 8.195 tỷ đồng, tăng 1,98% so với cùng kỳ.