Kỹ xảo thô sơ, nghèo nàn không tưởng của ‘Tây du ký 1986’

Hành trình thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng trong "Tây du ký 1986" thu hút mọi lứa tuổi khán giả.
Hành trình thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng trong "Tây du ký 1986" thu hút mọi lứa tuổi khán giả.
TPO - “Tây du ký 1986” là phiên bản chuyển thể thành công nhất, nhưng cũng ít kỳ công, thô sơ nhất của tác phẩm văn học cùng tên do Ngô Thừa Ân sáng tác.

Hơn 30 năm trôi qua, “Tây du ký 1986” vẫn là một trong những tác phẩm kinh điển nhất trong làng phim ảnh Trung Quốc, cũng như chưa bị bất kỳ phiên bản chuyển thể nào của một trong 4 tiểu thuyết vĩ đại nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa, do Ngô Thừa Ân sáng tác, vượt mặt. Đình đám là vậy, “Tây du ký 1986” lại là phiên bản thô sơ, nghèo nhất so với các “đàn em” sau này.

Với kinh phí vỏn vẹn 6 triệu nhân dân tệ (khoảng 1 triệu USD) cho 25 tập phim thuộc thể loại giả tưởng, ê kíp sản xuất phim đã phải “thắt lưng buộc bụng” hết mức có thể, từ tiền thuê thiết bị, tiền bồi dưỡng cho diễn viên, tiền mua đạo cụ đến tiền cát-xê… đều rất bèo bọt.

Được biết, thời điểm bấm máy vào năm 1982, đoàn phim chỉ đủ tiền thuê một quay phim, một máy quay. Phim về đề tài giả tưởng, phép thuật cần sử dụng nhiều kỹ xảo. Tuy nhiên, do điều kiện không cho phép, các kỹ xảo đó thơ sơ, “cổ lỗ sĩ” đến không ngờ. 

Kỹ xảo thô sơ, nghèo nàn không tưởng của ‘Tây du ký 1986’ ảnh 1 Cảnh Tôn Ngộ Không cưỡi cân đẩu vân, Bạch Cốt Tinh vút bay khi hiện nguyên hình, hay Trư Bát Giới bắt Cao Thúy Lan... đều phải sử dụng giấy mô phỏng người. Đoàn phim từng có ý tưởng sang Mỹ mua phần mềm kỹ xảo, tuy nhiên phải dừng lại vì không đủ kinh phí.
Kỹ xảo thô sơ, nghèo nàn không tưởng của ‘Tây du ký 1986’ ảnh 2  Ở các cảnh quay dưới nước, máy quay được đặt trước bể cá để tạo ra màu sắc, bong bóng nổi lên cho phù hợp với bối cảnh ở long cung. 
Kỹ xảo thô sơ, nghèo nàn không tưởng của ‘Tây du ký 1986’ ảnh 3  Đoàn phim sử dụng đệm lò xo để hỗ trợ những cảnh bay nhảy, nhào luộn của nhân vật Tôn Ngộ Không.
Kỹ xảo thô sơ, nghèo nàn không tưởng của ‘Tây du ký 1986’ ảnh 4 Những cảnh bay trên không, diễn viên phải được giữ bằng dây cáp. Tuy nhiên ở hậu trường "Tây du ký 1986" chỉ có dây dừng hoặc dây chun.
Kỹ xảo thô sơ, nghèo nàn không tưởng của ‘Tây du ký 1986’ ảnh 5 Lục Tiểu Linh Đồng được nai nịt lỹ lưỡng trước khi thực hiện các cảnh quay trên không.
Kỹ xảo thô sơ, nghèo nàn không tưởng của ‘Tây du ký 1986’ ảnh 6 Càng những tập về sau, đạo cụ sử dụng được phong phú hơn. Chiếc xe cẩu và dây cáp giữ trong một cảnh bay của tài tử họ Lục.
Kỹ xảo thô sơ, nghèo nàn không tưởng của ‘Tây du ký 1986’ ảnh 7 Cảnh Hồng Hài Nhi phun lửa thực chất là đoàn phim sử dụng súng đạo cụ phun lửa để tạo ra hiệu ứng. Hồng Hài Như chỉ cần há miệng, nhân viên hậu kỳ lập tức dùng súng phun lửa.
Kỹ xảo thô sơ, nghèo nàn không tưởng của ‘Tây du ký 1986’ ảnh 8 Có thể thấy, Đường Tăng giả và Đường Tăng thật có sự chênh lệch về chiều cao. Nguyên nhân do, đoàn phim dùng người đóng thế, rồi ghép mặt vào. Tuy gương mặt giống nhau, nhưng hai Đường Tăng lại một cao, một thấp, thiếu cân xứng.
Kỹ xảo thô sơ, nghèo nàn không tưởng của ‘Tây du ký 1986’ ảnh 9 Nhân viên rắc bột trắng, bột vàng trước khi vào quay để tạo sương khói mịt mờ,
Kỹ xảo thô sơ, nghèo nàn không tưởng của ‘Tây du ký 1986’ ảnh 10 Những cảnh tòa tháp trên phim đa số đều là mô hình với kích thước nhỏ gọn được lắp ráp đơn giản.
Kỹ xảo thô sơ, nghèo nàn không tưởng của ‘Tây du ký 1986’ ảnh 11 Trong một cảnh quay, cả đoàn làm phim, bao gồm nhân viên đoàn phim, từ tổ đạo cụ, phó đạo diễn, nhiếp ảnh, thư ký trường quay... phải tham gia hỗ trợ vì thiếu nhân lực.
Kỹ xảo thô sơ, nghèo nàn không tưởng của ‘Tây du ký 1986’ ảnh 12 Tôn Ngộ Không ngồi trên một cái thang gỗ quay cảnh bay vượt sông.
Kỹ xảo thô sơ, nghèo nàn không tưởng của ‘Tây du ký 1986’ ảnh 13 Trư Bát Giới ngủ trên cây, nhưng cần phải toàn bộ ê kíp phải đứng dưới gốc để hứng trong trường hợp xấu nhất.
Kỹ xảo thô sơ, nghèo nàn không tưởng của ‘Tây du ký 1986’ ảnh 14 Kết thúc "Tây du ký 2018", 4 thầy trò Đường Tăng đến bái Phật tổ với tấm phông nền xanh kỹ xảo đơn giản lúc bấy giờ.
Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.