Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai

TPO - Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai (TP Vinh, Nghệ An) hiện trưng bày những hình ảnh, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của người nữ anh hùng trên quê hương Xô Viết - Nguyễn Thị Minh Khai.
Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai ảnh 1
Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai nằm trong một khuôn viên 2.600 m2, với các hạng mục chính: nhà lưu niệm, nhà quản lý và đón khách, nội thất khu thờ và thiết bị khác, sân vườn, cảnh quan…
Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai ảnh 2

Đây là công trình văn hóa để tưởng niệm và trưng bày một số hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của nữ chiến sĩ cộng sản kiên trung Nguyễn Thị Minh Khai.

Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai ảnh 3
Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai được sắp xếp phân thành 3 khu vực với 3 chủ đề gồm: Quê hương gia đình của bà Nguyễn Thị Minh Khai, Sự nghiệp cách mạng của bà Nguyễn Thị Minh Khai, Đất nước, quê hương tri ân, tôn vinh bà Nguyễn Thị Minh Khai.
Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai ảnh 4

“Vững chí bền gan ai hỡi ai/Kiên tâm giữ dạ mới anh tài/Thời cuộc đẩy đưa người chiến sĩ/Con đường cách mạng vẫn chông gai”. Những dòng thơ đầy khí phách của nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai trước khi ra pháp trường là lời nhắn nhủ gửi đến đồng bào, đồng chí, tới hôm nay vẫn vẹn nguyên giá trị.

Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai ảnh 5

Hình ảnh các thành viên trong gia đình bà Nguyễn Thị Minh Khai được trưng bày tại Nhà lưu niệm.

Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai ảnh 6

Nguyễn Thị Minh Khai thời kỳ hoạt động tại Liên Xô.

Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai ảnh 7Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai ảnh 8

Ấm tích, bát đĩa, đồ dùng sinh hoạt của gia đình bà Nguyễn Thị Minh Khai thời kỳ còn ở Vinh.

Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai ảnh 9

Kỷ vật bà Nguyễn Thị Minh Khai làm khi trong tù để tặng cho người con gái Lê Nguyễn Hồng Minh.

Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai ảnh 10
Tác phẩm Hải ngoại huyết thư của cụ Phan Bội Châu mà bà Nguyễn Thị Minh Khai hay đọc thời học sinh.
Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai ảnh 11

Bà Nguyễn Thị Minh Khai luôn nêu cao lý tưởng cách mạng trong sáng, khí phách hiên ngang và bản lĩnh kiên cường của một người chiến sĩ cộng sản: sống vì Đảng, chết không rời Đảng.

Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai ảnh 12Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai ảnh 13
Những ngày qua, có rất nhiều đoàn đã về khu lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai dâng hương, dâng hoa, bày tỏ tấm lòng thành kính và biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của một người con ưu tú quê hương xứ Nghệ, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã hy sinh trọn đời cho Tổ quốc.
Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai ảnh 14

Thông qua những bức ảnh, hiện vật, tư liệu, bản đồ, bản trích, tranh vẽ minh họa sự kiện lịch sử, du khách phần nào hiểu được cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai.

Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai ảnh 15

Thư Bác Hồ gửi phụ nữ nhân kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng và Quốc tế phụ nữ 8/3/1952.

Kỷ vật gắn với cuộc đời cách mạng của nữ trung anh kiệt Nguyễn Thị Minh Khai ảnh 16

Cuộc đời, tinh thần chiến đấu kiên cường, không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc của bà Nguyễn Thị Minh Khai mãi là tấm gương cho các thế hệ noi theo.

Bà Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ngày 30/9/1910, trong một gia đình công chức nhỏ tại xã Vĩnh Yên, thị xã Vinh (nay là TP Vinh). Với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, 16 tuổi, bà đã quyết chí dấn thân vào con đường cách mạng.

Từ năm 1926-1929, Nguyễn Thị Minh Khai tham gia các tổ chức yêu nước và cách mạng như Tân Việt cách mạng Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách công tác tuyên truyền, huấn luyện đảng viên và có những đóng góp quan trọng cho phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.

Ngày 30/7/1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp bắt giam tại Khám Lớn - Sài Gòn. Dù bị tra tấn dã man nhưng không thể lay chuyển được ý chí cách mạng kiên cường của nữ chiến sĩ cộng sản. Sáng 28/8/1941, Nguyễn Thị Minh Khai đã anh dũng hy sinh tại trường bắn Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định.

Tin liên quan