Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, năm 2020 là một thiên tai, nhân tai, dịch bệnh kể cả COVID-19 và dịch tả lợn châu Phi đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nông nghiệp vô cùng nặng nề.
“Tuy nhiên, 2020 cũng là một năm thành công, có nhiều điểm sáng, toàn diện và ngành Nông nghiệp trong khó khăn, một lần nữa thể hiện vai trò sống còn, là bệ đỡ, là cứu cánh của nền kinh tế quốc dân”, Thủ tướng khẳng định.
Theo Thủ tướng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 của Việt Nam đạt khoảng 541 tỷ USD, xuất siêu khoảng 20 tỷ USD, trong đó, ngành nông nghiệp đã chiếm xuất siêu khoảng 10 tỷ USD.
Năm 2020, các mặt hàng nông lâm thuỷ sản xuất khẩu kỷ lục 41,2 tỷ USD. Đặc biệt, có 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD là gỗ và sản phẩm gỗ trên 12 tỷ USD, tôm ước đạt 3,66 tỷ USD, rau quả đạt gần 3,35 tỷ USD, hạt điều đạt 3,24 tỷ USD và nhất là mặt hàng gạo lần đầu đạt trên 3 tỷ USD.
Giá lúa gạo Việt Nam có lúc vượt cả Thái Lan, Ấn Độ… soán ngôi về giá gạo cao số 1 thế giới, đặc biệt gạo ST25 đạt giải nhì gạo ngon nhất thế giới…
Tuy đạt được những thành tựu, nhưng Thủ tướng cũng chỉ ra rằng, ngành nông nghiệp tăng trưởng chưa thực sự bền vững, nhất sau cú sốc về thiên tai, dịch bệnh. Chỉ tiêu về 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, tiến độ sắp xếp nông lâm trường…chưa đạt được.
Cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, thuỷ sản chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là cho sản xuất quy mô lớn, cạnh tranh quốc tế. Chênh lệnh giàu nghèo, vùng miền, vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn…
“Một tồn tại nữa là dự báo cung cầu còn yếu. Ví dụ dự báo cung cầu thịt lợn 6 tháng đầu năm, trời ơi tôi lo quá trời đất luôn… Giá thịt lợn tăng vọt lên, chỉ số CPI tăng tiếp tục mà trong rổ giá chung thì thịt lớn chiếm hơn 70%”, Thủ tướng nói và lưu ý: “Tết năm nay, làm sao thịt lợn không được để giá cao, bài toán giao cho Bộ NN&PTNT xử lý”.
Thủ tướng cũng cảnh báo, tình trạng phá rừng tự nhiên vẫn diễn ra. “Tôi đã nói rất nhiều lần, cần xử lý nghiêm, không có vùng cấm. Thủ tướng, Bộ trưởng cũng chỉ chị đạo một phần, còn trách nhiệm ở địa phương chính là các đồng chí Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch tỉnh phải chỉ đạo xử lý”, Thủ tướng nói.
Năm 2021, theo Thủ tướng phải tiếp tục tinh thần biến “nguy cơ thành thời cơ”. Đặc biệt là tận tận dụng thời cơ rất lớn về thị trường, nhất là các hiệp định thương mại vừa ký kết là CPTPP, EVFTA và mới đây là RCEP.
Người đứng đầu Chính phủ GDP cũng giao toàn Ngành nông nghiệp, trong năm 2021, GDP tăng trưởng ít nhất 3%, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản đạt trên 3%, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 44 tỷ USD. Tỷ lệ che phủ rừng ổn định mức 42%, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 70%.
Thủ tướng cũng nhắc lại về phát động và triển khai trồng 1 tỷ canh xanh ở đô thị và nông miền núi, tương đương 5 triệu ha rừng.
“Cần phải có chương trình kết hoạch triển khai nội dung này, từ giống, chính sách hỗ trợ, kỹ thuật..”, Thủ tướng nói và lưu ý: “Nêu thời tiết thế này mà cây có bộ rễ nông, toàn keo lá tràm, xoan, mít…thành cây gỗ lớn thì dễ thất bại”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đặt vấn đề: Một câu hỏi tiếp theo rất sát với thời sự nông nghiệp, là Tết nay cả nước Việt Nam ăn gì, hoa gì, cây gì, giá cả nào?…
“Tôi yêu cầu tuyệt đối không được chặt cây rừng, hoa đào, các loại cây khác ở núi rừng, nhất là núi rừng Tây Bắc. Thủ tướng tuyên bố, ai mua bán, sử dụng, vận chuyển, tiêu thụ những cây rừng bị chặt phá như vậy là vi phạm. Văn phòng Chính phủ phải có một văn bản cá biệt để chỉ đạo vấn đề này của Thủ tướng. Trên các bờ đê, đường phố, họ cặt cây đào bày la liệt giữa phố, nếu bán không được thì thành củi luôn. Như vậy, làm sao một nông thôn miền núi đẹp nữa”, Thủ tướng cảnh báo.