Kinh doanh xăng đang lãi 2000-2.500đ/lit

Kinh doanh xăng đang lãi 2000-2.500đ/lit
TPO - Sáng 8/9, Bộ Tài chính đã có ý định nâng thuế lên 10% và hạ giá bán lẻ xăng xuống 500 đồng/lít. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng nên tiếp tục theo dõi thêm một thời gian ngắn nữa để tránh một kịch bản tái diễn: giá xăng trong nước giảm thì giá thế giới tăng và ngược lại.
Kinh doanh xăng đang lãi 2000-2.500đ/lit ảnh 1
Chi phí cho xăng dầu của người dân có được giảm?                   Ảnh: Hồng Vĩnh

Ở thời điểm này, đối chiếu với mức giá nhập khẩu xăng dầu, các chuyên gia cho biết, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lãi từ 2000-2.500đ/lit xăng, kể từ thời điểm tăng giá bán lên 12.000đ/lit. 

Trong khi các bộ đang tiếp tục "cân nhắc", giá xăng dầu trên thế giới vẫn tiếp tục giảm. Vì sao có nghịch lý : giá xăng trong nước giảm thì giá thế giới tăng và ngược lại. Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

Giá dầu thế giới giảm mạnh

Giá dầu mỏ tại Niu Yoóc hiện nay đã giảm hơn 12 USD so với mức cao kỷ lục 78,40 USD hồi giữa tháng 7.

Các nhà phân tích cho rằng giá dầu giảm mạnh là do tâm lý lo ngại về nguồn cung cấp dầu mỏ lớn của Iran sẽ bị ảnh hưởng do lệnh trừng phạt của LHQ đối với nước này đã dịu đi và nguồn dự trữ năng lượng của Mỹ tuần qua tăng đột biến.

Ý kiến bạn đọc

Tên : Nhandan

Những ai được hưởng lợi từ việc chậm trễ giảm giá xăng ?

Giá dầu thế giới tăng thì giá trong nước tăng nhanh theo nhưng khi giá thế giới giảm thì các cơ quan chức năng cố viện cớ để trì hoãn giảm giá, nếu cứ chờ đợi thế này thì chỉ đến khi giá thế giới hết giai đoạn giảm chuẩn bị tăng thì các vị mới cho giảm giá để rồi lại vội vàng tăng để doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khỏi lỗ còn dân thì mặc kệ sao?

Trước tình hình này, người dân sẽ có quyền đặt câu hỏi: Những ai được hưởng “lộc” trong việc trì hoãn giảm giá xăng dầu?

Tên: Nguyễn Đình Lộc

Tôi nghĩ nhà nước nên điều chỉnh giá xăng dầu một cách linh hoạt và nhanh chống theo tình hình xăng dầu thế giới, không nên nghĩ rằng việc điều chỉnh giảm giá xăng giảm thì nay mai giá xăng thế giới sẽ tăng giá.

Thiết nghĩ các cán bộ của các Bộ ngành liên quan đang lãnh lương từ mồ hôi của nhân dân cớ sao sợ phải mất công điều chỉnh giá nhiều lần?! Tôi nhận thấy rằng qua các lần tăng giá xăng dầu trong nước, nhưng chỉ có việc tăng giá là tiến hành nhanh (do Hiệp hội các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gây sức ép) còn đối với việc giảm giá xăng thì rất chậm chạp, liệu tiếng nói của người dân có được tôn trọng đúng nghĩa?

Liệu người dân thấp cổ bé miệng có gây sức ép với các cơ quan chủ quản như Hiệp hội các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hay không? Bấy nhiêu ý kiến xin đóng góp với Tiền Phong, Cảm ơn.

Tên: Vũ Thành Trung

Tôi nghĩ việc bức xúc giá xăng dầu sẽ không được giải quyết một cách căn bản nếu giá cả lại được quyết định ít nhiều bằng biện pháp hành chính, duy lý trí của một bộ nào đó.

Việc tạo một sân chơi bình đẳng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu không những sẽ làm cho giá xăng mang tính thị trường hơn mà còn giúp các doanh nghiệp này nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh để cạnh tranh và tồn tại.

Chính sách đánh thuế của nhà nước cho mặt hàng này cũng nên được xem xét một cách vĩ mô; không vì chỉ để thu ngân sách mà còn cả tác dụng của giá xăng dầu lên toàn bộ nền kinh tế. Nếu vậy thuế và hậu quả của nó là giá xăng sẽ phải do Bộ KHĐT chủ trì chứ không phải bộ TM.

Tên: Nguyen Dung

Giá xăng xuống thì doanh nghiệp lãi to, khi giá lên một tí là kêu lên Nhà nước lấy tiền bù lỗ cho doanh nghiệp, nhưng phần tăng giá dầu thô không thấy Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam điều tiết để giảm bớt giá thành phẩm nhập khẩu.

Đó là vì doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được Nhà nước bảo hộ. Cả 02 trường hợp doanh nghiệp đều móc túi của người tiêu dùng cả: trường hợp thứ nhất là các doanh nghiệp lấy trực tiếp, còn trường hợp thứ hai là lấy gián tiếp từ tiền thuế của người dân nộp vào ngân sách. Đường nào người dân cũng thiệt cả, chỉ có cơ quan quản lý ngành và doanh nghiệp là lãi to!

Tên: Trần Văn Thắng

Cần chấm dứt độc quyền !

Trong nhiều năm qua nhà nước đã dành nhiều ưu ái cho các tổng công ty cung ứng xăng dầu. Khi giá xăng dầu trên thế giới tăng 1 chút làm giảm thu lợi cho các tổng công ty này(mà thực chất là thu nhập của các thành viên) là họ kêu trời không ngớt, họ đòi nhà nước tăng giá để móc túi người tiêu dùng.

Còn khi giá xăng dầu thế giới giảm thì họ lại tỉnh bơ như chưa cập nhật thông tin hoặc chờ thêm 1 thời gian nữa xem sao? vậy sao lúc giá xăng dầu thế giới tăng họ lại không chờ thêm 1 thời gian nữa xem sao? Phải chăng còn độc quyền thì còn tiêu cực, còn lợi dụng nhà nước để móc túi người tiêu dùng?

Nhà nước ( Thủ tướng) cần cương quyết trong việc điều chỉnh giá xăng dầu trong nước để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và điêù chỉnh thu nhập hiện nay quá cao của các cá nhân làm việc trong các tổng công ty xăng dầu hiện nay có như vậy mới đảm bảo công bằng, dân chủ.

Tên : Trần Văn Hòe

Để xác định đúng tình hình giá thành và giá bán lẻ xăng dầu một cách chính xác, đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Tổng Cty Xăng dầu Việt Nam phải làm rõ và công khai để người tiêu dùng tin vào các chính sách của Nhà nước, để họ không cảm thấy bị “rút ruột” một cách phi lý.

Tên : Nguyễn Trọng Bình

Tiền lãi vào túi ai?

Người ta luôn luôn kêu phải bù lỗ cho việc kinh doanh xăng, do đó luôn luôn có việc tăng giá xăng. Năm 1993, giá xăng là 2.800đ/lít. Đến nay là 12.000đ/lít. Giá đã tăng hơn 4 lần! Bây giờ báo chí công bố bán mỗi lít xăng lãi từ 2.000 tới 2.500đ, nghĩa là lãi xấp xỉ 25% ! Bán xăng là loại hình “kinh doanh hàng loạt”.Vậy số tiền lãi sẽ là khổng lồ. Số tiền này rơi vào túi ai?

Tăng giá xăng kéo theo việc tăng giá của tất cả các mặt hàng khác. Vậy việc tăng giá xăng để lấy lãi như hiện nay là cực kỳ vô lý và luôn luôn gây ra sự mất ổn định cho sản xuất và đời sống.Trách nhiệm này thuộc về ai?

Một bạn đọc TPO

Người đã giảm giá, ta thì sao?

Tôi thấy thật là vô lý khi các nhà kinh doanh xăng dầu luôn luôn kêu lỗ để Nhà nước phải bù lỗ, nhưng trong khi đó lương của nhân viên xăng dầu thì cao hơn rất nhiều so với lương của cán bộ ngành khác, các cây xăng thì mọc ra rất nhiều, theo quy luật cung cầu thì khi mà lỗ thì đời nhà ai còn mở ra để kinh doanh nữa.

Tôi đề nghị Nhà nước nên xem xét. Vì giá xăng dầu ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân, trong khi đó giá xăng dầu của thế giới đã giảm mà giá xăng trong nước không giảm. Việc tăng giá diễn ra liên tục nhưng sao đến lúc cần giảm thì lại khó thế?

Phải xem lại cách làm của các quan chức ở Bộ Thương mại và Bộ Tài chính về việc tư vấn tham mưu cho Chính phủ trong việc điều chỉnh giá xăng dầu trong thời gian qua.

Tên: Bichthanhhuong

Tôi vô cùng bất ngờ trước những phân tích của các nhà kinh tế về giá xăng dầu. Không hiểu các nhà quản lý trong lĩnh vực xăng dầu cùng các cơ quan chức năng nghĩ gì về những phân tích ấy. Cái lỗ giả và lãi thật có chăng chỉ có ngành xăng dầu mới hiểu?

Khi giá xăng dầu thế giới lên cao, họ kêu gọi người dân hỗ trợ nhưng khi giá xăng dầu thế giới giảm thì họ lại bảo chờ. Vậy người dân còn chờ đến bao giờ? Họ nghĩ đến lợi nhuận của họ vậy họ có nghĩ đến quyền lợi của người dân hay không?

Suy cho đến cùng thiệt đơn thiệt kép vẫn chỉ là người dân mà thôi.

Tên: N.T.Hải

Đừng để người dân phải chịu thiệt thòi

Chúng tôi là những người công nhân ở các tỉnh lẻ, đồng lương rất eo hẹp, mỗi lần xăng dầu tăng giá là một lần thêm chắt bóp chi tiêu để thêm tiền mua xăng. Khi thấy giá xăng dầu thế giới giảm nhưng giá xăng dầu trong nước không giảm, chúng tôi tự hỏi vậy đến bao giờ xăng dầu tại Việt Nam mới giảm.

Chúng tôi chỉ thấy giá xăng dầu tăng mà chưa hề thấy giảm bao giờ, lúc nào các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng nói kinh doanh lỗ, vậy lúc này giá xăng dầu thế giới thấp, giá xăng dầu Việt Nam quá cao các doanh nghiệp nên có ý kiến chính thức. Đừng để người tiêu dùng phải chịu quá nhiều thiệt thòi.

Tên: Đỗ Tuấn

Trước đây khi giá dầu thế giới tăng thì Bộ Thương mại liên tục kêu bù lỗ, thế mà bây giờ giá Dầu thế giới giảm lại không chịu giảm cho người dân.

Nhà nước có nói " Nhà nước và nhân dân cùng làm". Lúc tăng giá thì người dân không có ý kiến gì vì ủng hộ, bây giờ giá giảm mà... Tôi thiết nghĩ nếu bộ mà nói lời không giữ lấy lời thì nhân dân không còn tin nữa.

Tên: Doan Thanh (CHLB Duc)

Cần giảm giá xăng kịp thời để bảo vệ người tiêu dùng

Gia XANG TREN THI TRUONG THE GIOI GIAM MANH tu nhieu tuan nay. Theo tin N24- Kenh tin tuc chinh cua truyen hinh Duc Gia Xang chi con 63. 35 USD, gia Vang chi con 596 UDS. Cho nen gia xang hien nay da giam xuong muc thap nhat ke tu dau thang 04/06. Thi truong xang dau VN da tang gia xang tu 9500 len 12000 dong, nay gia xang the gioi con giam nhieu hon ca khi gia xang chi co 9000 dong da gan 1 thang ma VN van chua chiu giam gia xang la KHONG BINH THUONG- KHONG HOI NHAP VOI NEN KINH DOANH HOP LY CUA THE GIOI.

 - Chung toi song o cac nuoc chau Au hien dai luon duoc huong gia chinh dang duoc dieu chinh hang ngay hang gio theo gia nhien lieu cua the gioi khi len khi xuong CHINH XAC TUNG xu. 

Chung toi rat hieu va thong cam cho nguoi tieu dung XANG cua VN phai chiu thiet thoi qua lau theo cach BAO CAP CHO DOANH NGHIEP NHA NUOC. VN can cai tien hop ly cach quan ly kinh te thi truong moi phu hop viec vao WTO sap toi.

- Gia xang tang cao ma khong chiu giam con anh huong hang loat cac nen kinh te Xa hoi khac bi tang theo, nguoi dan chiu thiet du duong...

- Chung toi thay rang gia xang can phai giam ngay va giam phai phu hop voi gia da bi tang nhieu 1500 dong , thi ty le giam can tuong xung chu khong chi co 500 lam nguoi tieu dung thiet don thiet kep, khong chi vi gia xang tang ma no keo theo cac loai gia khac cung tang theo, danh vao tui tien da tham hut cang them tham hut cua nguoi dan VN.

Tên: Ngô Chí Tuấn

Có lẽ đó là do phân tích tình hình phát triển và sự biến động trên thế giới chưa tốt. Đây có lẽ là vấn đề bất cập với tình hình phát triển kinh tế của nước ta. Có lên chăng giá xăng giảm 500 đồng để rồi tới một lúc nào đó giá xăng dầu trên thế giới tăng lên thi giá xăng dầu ở nước ta lại tăng với giá 13000 - 14000 đồng/lít. Nhìn chung giảm thì ít mà tăng thì đột ngột và nhiều. Giải pháp ra sao??

Tên: Nguyễn Mạnh Thắng

Họ thích tăng thích giảm thì đó là quyền của họ, muốn làm thế nào chẳng được. Nói thẳng ra là khi giá xăng dầu thế giới tăng thì ngay lập tức họ điều chỉnh giá bán trong nước tăng ngay, còn giá thế giới có giảm thì việc giảm giá trong nước... hãy chờ đấy.

Lập luận cũ rích của họ là trước đây bù lỗ nhiều rồi, bây giờ cho họ có lãi chút. Bù lỗ mà thú thật một điều là được làm nhân viên của Cty xăng dầu là một ước mớ của tất cả các SV tốt nghiệp ĐH vì ở đó thu nhập rất cao.

Tên: Một bạn đọc

Tôi còn nhớ đầu năm nay một quan chức Bộ tài chính đã tuyên bố : " nếu giá xe ô tô lắp ráp trong nước không giảm thì sẽ giảm thuế nhập khẩu xe ô tô cũ, nhưng sau đó chẳng biết hiệp hội lắp ráp xe ô tô Việt nam " Tư vấn " thế nào mà thuế nhập khẩu xe cũ không giảm mà có loại tăng đến 600%. Thế là các DN lắp ráp ô tô lại đồng loạt rủ nhau tăng giá.

Xăng dầu cũng vậy thôi không hiểu mỗi năm Nhà nước kêu phải bù lỗ bao nhiêu tỷ đồng cho xăng dầu, các DN xăng dầu luôn kêu lỗ, trong khi giá xăng tại VN vẫn cao hơn xăng tại Trung quốc ( Nước gần như nhập khẩu hoiàn toàn về xăng dầu ). Vậy thì ai được lợi ?  Là một công dân tôi đề nghị Chính phủ xem xét nghiêm túc vấn đề này.

Tên: Quốc Hải

Bộ máy nhà nước đang phục vụ ai đây? Tôi mong chờ mỏi mòn mơ ước có một chiếc ô tô cũ để đi, để rồi thất vọng vì thuế nhập khẩu ô tô cũ đã làm tiêu tan mơ ước nhỏ nhoi của những người dân... và bức xúc lại tiếp bức xúc khi xăng dầu thế giới tăng, chúng tôi đã cùng với nhà nước chung vai gánh vác thì giờ đây khi xăng dầu thế giới đã xuống thì chúng tôi vẫn không được hưởng cái giá mà lẽ ra chúng tôi phải được hưởng...

Tên: Lê văn Nam

Hãy chơi đẹp với người dân

Khi giá dầu thế giới tăng, Nhà nước mà cụ thể là Bộ Tài chính đã điểu chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước. Khi đó người dân rất thông cảm và ủng hộ, hầu như không có phản ứng nào đáng kể từ người dân khi Bộ Tài chỉnh điều chỉnh tăng giá xăng dầu.

Nay, khi giá dầu thế giới đã giảm, thì Bộ Tài chính cũng nên điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong nước, một là để người dân và một số doanh nghiệp sử dụng xăng dầu như doanh nghiệp vận tải đỡ thiệt, hai là giữ chữ tín.

Trong nền kinh tế thị trường chữ tín rất quan trọng, mặc dù đây là mặt hàng chiến lược, chỉ nhà nước mới có quyền can thiệp vào giá, nhưng hãy vì lợi ích chung của toàn dân đồng thời đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doang cho các doanh nghiệp, Bộ Tài chính cần sớm điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong nước cho phù hợp với thị trường thế giới../

Tên: Minh Thi my

Tai sao lai de gia xang dau nhu hien nay? Tai sao lai de cac doanh nghiep kinh doanh xang dau duoc huong 1 muc loi nhuan khong lo nhu hien nay?Trong khi nhung nguoi dan nhu chung toi mong cho tung ngay tung gio gia xang dau giam theo dung tinh hinh thuc te.

Tên: Trường Thịnh

Ai cũng biết trước đợt tăng giá xăng dâù đầu tháng 8 vừa qua, báo chí đưa tin :quan chức về giá của hai Bộ( Tài chính và Thương mại ) phát' nếu giá dầu thô trên thị trường thế giới đứng ở mức 80USD/thùng trong 2 tuần thì mới tăng giá bán lẻ trong nước".

Thực tế nói và làm ra sao thì đã rõ: Không riêng gì giá xăng dầu tăng, giá tiêu dùng đồng loạt tăng theo XD. Giờ giá giảm kỷ lục , "Quan chức "lại bảo " chờ ". Đành chờ giá XD giảm chút đỉnh, còn muôn vàn giá " ăn theo" biết đợi "Quan chức " nào nói giảm được đây??? "

Tên: Nguyen Tien Thanh

Tu nhieu nam qua, bao gio cung vay cu khi gia dau the gio tang la cac doanh nghiep kinh doanh xang dau lai thi nhau keu lo va Nha nuoc lai phai tang gia ban le xang dau de giup doanh nghiep bu lo.

Vi Viet Nam la nuoc nhap khau xang dau nen neu gia xang dau the gioi tang thi gia trong nuoc tang va nguoc lai thi khong co gi dang noi. Tuy nhien, tat ca moi nguoi chung ta deu thay chi co o Viet Nam moi co tinh trang la doi la khi gia xang dau the gioi tang thi gia trong nuoc tang theo, nhung gia xang dau the gioi giam thi gia trong nuoc chang bao gio giam. (chinh xac la giam co 1 lan)

Nghich ly nay da ton tai nhieu nam qua, mai den thoi gian qua moi co viec giam gia xang dau khi gia xang dau the gioi giam nhung khi tang thi tang 1.000 d/lit nhung khi giam thi chi giam 500 d/lit.

Nhu vay, trong nhieu nam qua khi gia ban xang dau nho hon gia nhap khau thi nha nuoc bu lo, vay khi gia xang dau the gioi giam ma gia xang dau trong nuoc khong giam thi phan loi nhuan nay ai duoc huong? Tai sao nguoi tieu dung cu bi moc tui ma khong co ai bao ve? Phai chang nen de thi truong tu dieu tiet gia ca de bao ve quyen loi nguoi tieu dung?

Tên: phucthuan

Có một điều mà bản thân tôi và những người dân lao động rất buồn vì cách làm việc của liên bộ Tài chính - Thương mại. Khi có biến động của giá xăng dầu thế giới thì Bộ Tài chính tiến hành điều chỉnh ngay giá xăng dầu nhưng không hiểu sao khi giá xăng dầu giảm thì những người có trách nhiệm liên quan lại đưa ra hết lý do này đến lý do kia.

Đã đến lúc Nhà nước và các cơ quan chức năng phải vào cuộc và có những quyết định đáp ứng với yêu cầu của thị trường. Nhà nước ta luôn xác định nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế theo thị trường thì nên làm đúng với quy luật của thị trường.

Tên: Lê Tuấn

Tôi rất đồng ý với ý kiến của bài báo, là một nguòi dân Tôi cũng không muốn chỉ mình Tôi có lợi mà chỉ muốn rằng làm sao đó cho có lợi cả hai bên. Trong thời gian này khi mà giá xăng dầu trên thế giới dang giảm mạnh thi ở Việt Nam lại tăng quả là vô lý.

Tên: Phan Thanh Bình

Tôi thì thật sự chẳng có gì nhạc nhiên về cách hành xử của Siêu Liên bộ này. Nếu mà họ quản lý tốt và không quan liêu thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ có việc khôi hài là thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt nam đứng hàng thứ 141 trên thế giới nhưng giá thuốc thì cao ngất, giá xe ôtô, giá sữa thuộc loại cao nhất thế giới...

Tên: đỗ thanh hiệp

Không thể chấp nhận mức lãi như thế!

KHI ĐỌC THÔNG TIN VỀ MỨC LÃI MÀ CÁC DOANH NGHIỆP ĐANG HƯỠNG TRÊN MỖI LÍT XĂNG MÀ NGƯỜI DÂN PHẢI CHI TRẢ LÀ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC.  VIỆC THÌ TRƯỜNG XĂNG BIẾN ĐỘNG NHƯ HIỆN NAY CÁC BỘ CHƯA CÓ VĂN BẢN KỊP THỜI LÀ DO KHÁCH QUAN. NHƯNG ĐứNG TRÊN CƯƠNG VỊ MỘT NHÀ KINH DOANH, CÁC DOANH NGHIỆP PHẢI BÁN XĂNG CHO NGƯỜI DÂN VỚI GIÁ HỢP LÝ VỚI THỊ TRƯỜNG.

Tên: vu tri duc

Gia xang va gia cua nha nuoc

Tai sao vay? gia xang the gioi tang thi doi tang theo ve keu la bu lo, vay gia xang the gioi giam thi sao khong keu la lai bao nhieu? Như vậy co cong bang khong ??? 

Tên: Thất Tâm Nhân

Giá xăng bán lẻ, cần giảm ít nhất 1000đ/lít

Có ai biết, khi giá dầu thị trường thế giới giảm mà giá xăng trong nước vẫn giữ nguyên thì ai là người hưởng lợi. Theo các chuyên gia, Doanh nghiệp lãi 2.000/lít xăng tức la khoảng 20%. Điều này bộ Tài chính cũng biết, ai cũng biết, vậy tại sao không giảm giá xăng để công bằng với người tiêu dùng.

Nếu xăng chưa giảm giá thì các "ông Bộ" có được lợi gì không, nếu không được lợi thì có lý do gì khiến các ông ấy làm vậy? Tôi thật nghi ngờ về việc liên quan lợi ích giữa các bên: Doanh nghiệp - Quan chức. Nếu chúng ta vẫn phải đợi như thế này thì chẳng mong kỷ cương pháp luật được thực thi.

Tên: Binh

Hãy thả nổi giá xăng dầu

Chúng tôi những người tiêu dùng chấp nhận giá xăng dầu cao, nhưng nó phải là giá do thị trường quy định chứ không phải là từ một quyết đình hành chính hay mức giá của một nhóm doanh nghiệp quy định. Theo tôi Nhà nước nên thả nổi giá xăng dầu theo đúng quy luật của thị trường theo hướng như sau:

 -Giá xăng dầu do doanh nghiệp tự quyết định;

-Các doanh nghiệp đủ điều khiện đều được tham gia nhập khẩu xăng dầu. Như thế báo chí và dư luận mới không phải mất công nhiều với sự biến động của giá cả xăng dầu nữa.

Tên: Một bạn đọc

Phai giam ngay gia xang, khong the de doanh nghiep lai lon ma dan chung toi bi thiet qua nhieu, Cac quan chuc lien bo duoc lợi gì trong vu nay ? Khi xang len gia keo theo moi thu hang hoa len gia theo ma dan den chung toi chi trong vao may dong luong com coi...

Tên: đoàn vân

Chán ! Trời ơi, tăng thì dễ chứ giảm thì họ đâu có muốn chứ, đang lãi như thế cơ mà.

Tên: Một bạn đọc

Tôi chỉ ngại rằng giá xăng giảm được 500 đ/lit sau đó lại tăng 1000 - 1200 đ/lít để bù lại tiền nhà nước phải cấp bù lỗ. Thà rằng cứ để như vậy cho xong. Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu và đặc biệt các nhà nhập khẩu bảo bao nhiêu thì biết, chứ người dân chúng tôi có biết giá cũng có làm được cái gì đâu.

Tên: Nguyễn Ngọc Mạnh

Thật nực cười khi giá xăng dầu thế giới tăng thì Nhà Nước tăng giá một cách đột biến, nhưng khi giá xăng dầu thế giới giảm thì Nhà nước lại không hạ giá là một nghịch lý. Điều này thực sự chỉ thiệt cho chính người dân. Còn các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thì lại quá lãi.

Tên: Nguyễn Thế Trọng

Giá xăng hiện nay nên giảm và dao động ở mức từ 10.000 đến 11.000đ/lít thì các doanh nghiệp vẫn có lời và giá cả sinh hoạt mới bình ổn được chứ giảm 500đ/lít thì e rằng giá cả vẫn sẽ "dậm chân tại chỗ". Một điều có thể thấy được ở Việt Nam là: Một khi giá xăng đã tăng thì hầu như không giảm hoặc chỉ giảm không đáng kể (duy nhất có 1 lần trong gần chục lần tăng giá).

Tên: Minh Trần

Giá xăng đã giảm liên tục trong hơn tháng qua, nhưng tại sao bộ Thương mại - Tài chính còn quyết định tạm thời chưa giảm giá ? Theo dõi thị trường có nghĩa là nếu tăng giá bất ngờ thì khỏi tính đến chuyện giảm giá, thế sao lúc tăng giá thì họ nghĩ ngay đến việc thua lỗ, và tăng giá ngay ,còn lúc giảm nhanh thì lại theo dõi...vậy thì cuối cùng người tiêu dùng vẫn phải chịu thiệt khi vẫn phải đỗ xăng 12.000/lít trong thời gian theo dõi còn chủ kinh doanh thì ung dung với khoảng lãi lớn trên từng lít xăng... Thật khó chịu khi phải chấp nhận kiểu " giá tạm thời" này.

Tên: Một bạn đọc

Thật buồn cười khi giá dầu thế giới tăng, các doanh nghiệp kêu lỗ thì Nhà nước lại tăng giá bán lẻ, nhưng đến khi giá dầu thế giới giảm thì việc hạ giá bán lại phải bàn đi tính lại.

Ai cũng biết "Nhà nước và nhân dân cùng làm", khi giá dầu Thế giới lên cao, Nhà nước không có khả năng bù lỗ cho các doanh nghiệp thì người dân đã cùng gánh vác khoản bù lỗ ấy.

Nhưng đến nay, khi các doanh nghiệp kinh doanh đã có lãi thì nghĩ đến lợi ích của người dân sao khó thế. Tôi còn nhớ, hai lần tăng giá xăng dầu gần đây nhất, ngày hôm trước một người có trách nhiệm của Bộ thương mại đều nói là không tăng giá bán, nhưng đến ngày hôm sau thì giá xăng dầu vẫn tăng bình thường.

Biết rằng, với người tiêu dùng hiện nay thì chuyện tăng giá xăng dầu là chuyện bình thường, không có gì là bất ngờ nữa. Điều đó chứng tỏ, người tiêu dùng đã quen với lối tăng giảm theo thị trường chung. Thế nên cần phải quan tâm hơn đến túi tiền của người tiêu dùng khi họ phải bỏ tiền ra mua một mặt hàng mà người kinh doanh đang có lãi khá lớn.

Tên: Nguyen Trong Binh

Người ta luôn luôn kêu phải bù lỗ cho việc kinh doanh xăng,do đó luôn luôn có việc tăng giá xăng. Năm 1993 giá xăng là 2.800đ/lít.Đến nay là 12.000đ/lít. Giá đã tăng hơn 4 lần! Bây giờ báo chí công bố bán mỗi lít xăng lãi từ 2.000 tới 2.500đ.,nghĩa là lãi xấp xỉ 25% ! Bán xăng là loại hình "kinh doanh hàng loạt".Vậy số tiền lãi sẽ là khổng lồ.Số tiền này rơi vào túi ai?

Tăng giá xăng kéo theo việc tăng giá của tất cả các mặt hàng khác. Vậy việc tăng giá xăng để lấy lãi như hiện nay là cực kỳ vô lý và luôn luôn gây ra sự mất ổn định cho sản xuất và đời sống.Trách nhiệm này thuộc về ai?

MỚI - NÓNG