Kiến nghị đầu tư gần 2.400 tỷ đồng nâng cấp các ga đường sắt

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa có văn bản gửi các bộ ngành kiến nghị cấp có thẩm quyền bố trí vốn sửa chữa, nâng cấp hơn 40 nhà ga đường sắt, với tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng.

Tổng công ty Đường sắt kiến nghị cấp có thẩm quyền ưu tiên bố trí ngân sách để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp ngay 41 ga đường sắt trong giai đoạn 2022-2023, tổng vốn đầu tư khoảng 2.380 tỷ đồng, từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư này nhằm nâng cao năng lực và tăng hiệu quả cho vận tải đường sắt nhằm phục hồi nhanh sau ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19.

Cụ thể, khoản đầu tư trên nhằm sửa chữa, cải tạo, nâng cấp bãi hàng, kho hàng, đường vào ga, các công trình phụ trợ tại 9 ga hàng hóa trọng điểm như: Sóng Thần, Đồng Đăng, Kim Liên, Diêu Trì…

Cùng đó sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà ga, đường vào ga, các công trình phụ trợ của 32 ga hành khách, để phục vụ tốt nhất cho vận tải hành khách.

Kiến nghị đầu tư gần 2.400 tỷ đồng nâng cấp các ga đường sắt ảnh 1

Mở rộng khai thác tàu chở hàng, đặc biệt chở container xuất nhập khẩu liên vận quốc tế giúp đường sắt bù đắp phần nào nguồn thu sụt giảm mạnh từ chở khách.

Theo VNR, hiện toàn mạng đường sắt quốc gia có 297 ga hàng hoá và hành khách. Đa số các ga có quy mô nhỏ, hạ tầng cũ, chỉ có 2-3 đường ray, các đoạn ray tránh tàu ngắn nên tạo nút thắt trong việc nối thêm các toa tàu. Tới nay chỉ có ga Ninh Bình và ga Hạ Long mới được xây dựng theo quy chuẩn hiện hành. Bên cạnh đó, có 220 công trình kiến trúc ga đường sắt đã quá niên hạn sử dụng hoặc mất an toàn, trong đó có 25 công trình được xây dựng từ thời Pháp thuộc.

Hệ thống kho ga, bãi hàng chủ yếu đã đầu tư từ nhiều năm trước, phần lớn là kho hàng tổng hợp đã xuống cấp, không có kho nào đạt tiêu chuẩn để lưu trữ, bảo quản các mặt hàng tươi sống, hàng hóa có giá trị cao. Chỉ có 4 ga có bãi hàng và thiết bị xếp dỡ, bảo quản container.

Hiện đường sắt đang được đầu tư 7.000 tỷ đồng nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc – Nam, đây là gói đầu tư hiếm hoi cho đường sắt trong vài năm trở lại đây.

Trong năm 2021, do vận tải khách giảm vì dịch COVID-19, đường sắt đã đẩy mạnh khai thác tàu hàng, đặc biệt là tàu liên vận quốc tế, cùng với việc hàng hoá xuất nhập khẩu đường bộ tuyến phía Bắc gặp nhiều khó khăn, việc tăng chở hàng giúp đường sắt giảm lỗ trong năm vừa qua. Tuy nhiên, do năng lực nhà ga hạn chế, đặc biệt trong bốc xếp, lưu trữ và chuyển tải container, nên đường sắt không tận dụng hết được lợi thế trong vận tải hàng hoá.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.