TPO - Bộ Giao thông vận tải vừa quyết định giao Ban Quản lý dự án Đường sắt thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, với đường đôi, khổ ray 1.435 mm, điện khí hoá, khởi công trước năm 2030.
TPO - Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện đề án. Trong đó, đề án cần thể hiện đầy đủ quan điểm, mục tiêu liên quan đến phát triển đường sắt tốc độ cao đồng bộ, hiện đại, phù hợp xu thế của thế giới, tốc độ thiết kế 350 km/h. Không lập mới đơn vị khai thác mà giao Tổng công ty Đường sắt thực hiện.
TPO - Bộ Giao thông vận tải dự kiến cuối năm nay sẽ trình cấp thẩm quyền xem xét, thông qua đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án vào năm 2025.
TPO - Dù đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn FLC để cùng đầu tư đường sắt Việt - Lào, nhưng sau khi lãnh đạo FLC vướng vòng lao lý, phía đối tác Lào đã lập tức tìm kiếm một doanh nghiệp khác phía Việt Nam để liên danh.
TPO - Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND TP.Hà Nội và TPHCM cho ý kiến thống nhất về phương án hướng tuyến, các nhà ga, quy mô sử dụng đất của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam qua địa bàn. Ý kiến của địa phương là cơ sở để Bộ giao thông vận tải hoàn thiện đề án xây dựng tuyến đường sắt này báo cáo Chính phủ tháng 9, để trình Bộ Chính trị trong tháng 11 năm nay.
TPO - Theo Bộ Giao thông vận tải, những dự án đường sắt, như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt TPHCM - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ Thiêm - Long Thành… đều là các dự án quan trọng quốc gia. Các dự án này có công nghệ mới, lần đầu triển khai tại Việt Nam nên cần nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng, có sự chỉ đạo tập trung, quyết tâm chính trị mạnh mẽ.
TPO - Bộ Giao thông vận tải tính toán sơ bộ, đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cần vốn khoảng 10 - 11 tỷ USD, đầu tư đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu cần khoảng 6,2 tỷ USD. Do đó, Chính phủ định hướng kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn từ nay tới năm 2025, phấn đấu khởi công xây dựng trước năm 2030.
TPO - Bộ Giao thông vận tải cho rằng, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chưa có tiền lệ, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam nên cần có sự chỉ đạo tập trung từ cấp cao nhất. Do đó, bộ này đề xuất Thủ tướng lập tổ công tác xây dựng Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, do Thủ tướng đứng đầu.
TPO - Một lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho biết, bộ này đang tiến hành các thủ tục để đấu thầu quốc tế tìm nhà tư vấn có kinh nghiệm của châu Âu thực hiện nghiên cứu đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để đảm bảo khách quan, có sự so sánh kỹ lưỡng. Phương án đầu tư dự án này hiện tại do tư vấn Nhật Bản hỗ trợ xây dựng.
TPO - Ngày 10/5, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bổ nhiệm ông Đặng Sỹ Mạnh - Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời công bố quyết định chuẩn y Bí thư Đảng uỷ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025.
TPO - Hội đồng thẩm định nhà nước khuyến nghị Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam theo hướng xây dựng tuyến đường sắt mới, khai thác kết hợp tàu khách và hàng. Trong 20 tỉnh thành dự án đi qua, có 12 tỉnh chưa đồng thuận với phương án tuyến và vị trí nhà ga do tư vấn thẩm tra đề xuất.
TPO - Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam của Bộ Giao thông vận tải đưa ra 4 kịch bản để nghiên cứu, gồm cả xây dựng tuyến đường sắt hoàn toàn mới và nâng cấp đường sắt hiện hữu. Bộ Giao thông vận tải cho biết, đang phối hợp với các bộ ngành liên quan chỉ tập trung nghiên cứu 2 kịch bản cho dự án trên.
TPO - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho hay, đã bàn giao hồ sơ, tài liệu của Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến số 1) cho UBND Thành phố Hà Nội tiếp tục nghiên cứu, đầu tư theo quy hoạch.
TPO - Làm việc với bà Carolyn Turk - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng chia sẻ về Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam và đề xuất WB cùng tìm kiếm các đối tác cho dự án này.
TPO - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) kiến nghị các bộ ngành bổ sung thêm hơn 7.100 tỷ đồng ngân sách nhà nước đầu tư cải tạo, nâng cấp hạ tầng đường sắt, bên cạnh số vốn trên 15.000 tỷ đồng đã được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn. Lãnh đạo VNR kỳ vọng những khoản đầu tư này có thể nâng cao cạnh tranh cho đường sắt, đặc biệt khai thác tàu hàng.
TPO - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa có văn bản gửi các bộ ngành kiến nghị cấp có thẩm quyền bố trí vốn sửa chữa, nâng cấp hơn 40 nhà ga đường sắt, với tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng.
TPO - Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Giai đoạn 10 năm tới nhu cầu vốn lên tới 240.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn cho đường sắt vẫn phải chờ sau năm 2026, trong đó có cả tuyến tốc độ cao Bắc - Nam, trước mắt vốn đầu tư ưu tiên cho đường bộ cao tốc.