Kiểm toán Nhà nước: Một số khoản đầu tư của Tập đoàn Than Khoáng sản ‘tiềm ẩn rủi ro’

TPO - Liên quan đến các khoản đầu tư tài chính dài hạn, Kiểm toán Nhà nước cho biết, Công ty mẹ Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam còn một số khoản đầu tư tài chính chưa và không hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro tài chính.

Chưa chia cổ tức

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố kết luận kiểm toán tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) về báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2023.

Về quản lý tài chính, kế toán, kết quả kiểm toán cho thấy, còn tình trạng nợ phải thu khó đòi, phải trích lập dự phòng tại 31/12/2023; một số trường hợp đối chiếu nợ phải thu, phải trả chưa đầy đủ.

Kiểm toán Nhà nước: Một số khoản đầu tư của Tập đoàn Than Khoáng sản ‘tiềm ẩn rủi ro’ ảnh 1
Hoạt động khai thác than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Nguồn: VINACOMIN).

Bên cạnh đó, còn tình trạng tài sản cố định đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán giá trị, chưa hạch toán, kiểm kê theo dõi trên sổ kế toán kịp thời.

Về chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh, chưa ban hành đầy đủ các định mức kinh tế - kỹ thuật; chưa xây dựng, ban hành tỷ lệ hao hụt đối với công đoạn vận chuyển than theo từng loại phương tiện, độ ẩm thực tế áp dụng...

Về các khoản nộp ngân sách Nhà nước (NSNN), có đơn vị chưa kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng quà tặng; tính thiếu thuế thu nhập cá nhân; thiếu phí bảo vệ môi trường; chưa loại trừ một số khoản chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp…

Đáng lưu ý, về các khoản đầu tư tài chính dài hạn, Công ty mẹ TKV còn một số khoản đầu tư tài chính chưa và không hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro tài chính, điển hình như: khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa, Công ty liên doanh Alumina Campuchia - Việt Nam, Công ty TNHH Vinacomin Lào, Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê...

Tổng công ty Khoáng sản TKV - CTCP còn một số khoản đầu tư tài chính chưa chia cổ tức năm 2023 do lợi nhuận sau khi phân phối không đủ để chia cổ tức hoặc có lãi nhưng còn lỗ lũy kế.

Về khai thác tài nguyên khoáng sản, còn trường hợp trữ lượng thực tế khai thác chênh lệch tăng so với trữ lượng thiết kế bản vẽ thi công hoặc chưa hoàn thành thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản và nộp tiền cấp quyền đối với phần tài nguyên đã nâng cấp trữ lượng...

Dự án Khai thác mỏ Nhân Cơ chưa tiến hành lấy ý kiến

Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra nhiều tồn tại về việc tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ trong quản lý đầu tư xây dựng đối với 10 dự án xây dựng cơ bản được kiểm toán.

Trong đó, công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương, dự án đầu tư: Một số nội dung chưa thống nhất giữa thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi với quyết định phê duyệt dự án đầu tư; dự án Khai thác mỏ Nhân Cơ chưa tiến hành lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn về thiết kế cơ sở.

Công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán, kết luận kiểm toán cho thấy: Dự án Khoang số 04 không có tài liệu khoan khảo sát địa chất bổ sung làm cơ sở cho việc xác định các mặt cắt địa chất của khu vực đào đá.

Bên cạnh đó, một số gói thầu tính dự toán chưa phù hợp do chưa cập nhật giá gói thầu trong thời hạn 28 ngày trước thời điểm mở thầu (Công ty than Hạ Long), khối lượng chưa phù hợp so với bản vẽ thiết kế và điều chỉnh lại mã định mức cho đúng thuyết minh thiết kế bản vẽ thiết kế thi công (Công ty tuyển than Cửa Ông).

Về lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng: Còn có gói thầu có thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu chậm so với yêu cầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt; hồ sơ mời thầu tại dự án Khai thác mỏ Nhân Cơ đưa ra một số yêu cầu cụ thể nhưng chưa thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ.

Công tác quản lý tiến độ, một số dự án được kiểm toán đều thực hiện chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu dẫn đến phải điều chỉnh tiến độ thực hiện…

MỚI - NÓNG
Tổ chức cao điểm tấn công tội phạm sử dụng công nghệ cao
Tổ chức cao điểm tấn công tội phạm sử dụng công nghệ cao
TPO - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng hoạt động phạm tội, nhất là trong giai đoạn sắp xếp tổ chức bộ máy công an địa phương (không tổ chức công an cấp huyện).
Mỹ áp thuế 46% ảnh hưởng nghiêm trọng tới tôm Cà Mau
Mỹ áp thuế 46% ảnh hưởng nghiêm trọng tới tôm Cà Mau
TPO - UBND tỉnh Cà Mau nhận định, trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng có thể lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, dự báo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là ngành tôm của tỉnh Cà Mau.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Mặt hàng nào của Việt Nam không bị Mỹ áp thuế đối ứng 46%?

Mặt hàng nào của Việt Nam không bị Mỹ áp thuế đối ứng 46%?

TPO - Liên quan đến vấn đề Mỹ công bố sẽ áp thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế và Việt Nam nằm trong nhóm các nước bị áp mức thuế cao nhất với 46%, mặc dù vậy không phải mặt hàng nào của nước ta cũng phải chịu thuế đối ứng ví dụ như ô tô, phụ tùng ô tô, đồng, nhôm, gỗ xẻ...
Mỹ áp thuế 46% ảnh hưởng nghiêm trọng tới tôm Cà Mau

Mỹ áp thuế 46% ảnh hưởng nghiêm trọng tới tôm Cà Mau

TPO - UBND tỉnh Cà Mau nhận định, trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng có thể lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, dự báo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là ngành tôm của tỉnh Cà Mau.