Khủng hoảng vì thiếu chip xử lý, doanh nghiệp ô tô, xe máy lao đao

0:00 / 0:00
0:00
Hàng loạt dòng sản phẩm xe ga của Honda đã phải tăng giá bán từ 1 đến 3 triệu đồng vì thiếu chip xử lý. Ảnh: Như Ý
Hàng loạt dòng sản phẩm xe ga của Honda đã phải tăng giá bán từ 1 đến 3 triệu đồng vì thiếu chip xử lý. Ảnh: Như Ý
TPO - Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất ô tô, xe máy, điện tử, thiết bị điện tử vừa có báo cáo liên quan đến việc gặp khó khăn do chuỗi cung ứng bị gián đoạn vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Đại diện Công ty Honda Việt Nam cho biết, nếu tình hình tiếp tục kéo dài như hiện nay và chuỗi cung ứng không được cải thiện trong thời gian tới, dự báo công ty sẽ phải cắt giảm tới 50% đơn hàng sản xuất vì tình trạng thiếu hụt chip trong cả chuỗi dây chuyền sản xuất.

Tình hình sản xuất của công ty gặp khó khăn khi hơn một tháng qua, công ty chỉ duy trì hoạt động của dây chuyền sản xuất các dòng xe số còn dây chuyền sản xuất xe ga phải tạm dừng hoạt động do nguồn cung chip bán dẫn bị gián đoạn trên toàn cầu vì ảnh hưởng của dịch bệnh.

Cùng với việc thiếu nguồn cung, chi phí đầu vào sản xuất tăng cao cũng khiến các doanh nghiệp sản xuất ô tô, xe máy phải đối mặt với tình trạng đội chi phí sản xuất rất lớn. Hàng loạt dòng sản phẩm xe ga của Honda đã phải tăng giá bán từ 1 đến 3 triệu đồng.

Không chỉ xe máy, mà nhiều hãng sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước như Thaco, Hyundai Thành Công... dù xe đã hoàn thành xong công đoạn lắp ráp thiết bị cũng không thể thực hiện được việc bàn giao xe cho khách cũng chỉ vì phải đối mặt với tình trạng thiếu chip.

Cùng với việc tăng giá bán, nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu thị trường cao đã khiến giá bán lẻ của các đại lý bán xe máy ở Hà Nội tăng chóng mặt. Không ít khách hàng phải trả tiền đặt cọc trước và chấp nhận hẹn giao xe sau vài tuần đến cả tháng với thoả thuận khi nhận xe phải trả tiền chênh giá cho những dòng xe tay ga hot của các hãng Honda, Yamaha, Piago, SYM…nhưng không có hàng để bán. Nhiều đại lý còn không dám nhận thêm cọc vì không biết khi nào hàng mới về trở lại.

Cùng với thiếu chip cho xe máy, ô tô, tình trạng thiếu hụt chip xử lý cho các thiết bị, sản phẩm điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử cũng diễn ra trên toàn cầu với hầu hết các nhãn hàng lớn nhất trên thế giới, kéo theo giá bán cũng tăng lên rất mạnh.

Thông tin từ các doanh nghiệp sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới và các doanh nghiệp sản xuất chất bán dẫn Đài Loan, Hàn Quốc, Samsung và Intel đều cho biết, đang xem xét việc tăng giá bán thêm 10-20% do chi phí cho hoạt động nghiên cứu và các thành phần được sử dụng trong sản xuất chip đã tăng mạnh do thiếu nguyên vật liệu và đứt gãy nguồn cung trên toàn cầu.

Về tình trạng giá bán nhiều loại xe máy trong nước tăng mạnh thời gian qua, đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, nguyên nhân chính của tình trạng khan hàng, tăng giá các loại xe nói chung và xe máy nói riêng trên thị trường xuất phát từ thiếu nguồn chip và chi phí đầu tư sản xuất tăng.

Theo đại diện Cục Công nghiệp, tình trạng bị ảnh hưởng sản xuất do các doanh nghiệp Việt Nam chưa sản xuất được chip xử lý, mà phải nhập khẩu, đặt hàng chủ yếu từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Dù phần lớn nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng do nước này đang thực hiện chính sách Zero Covid nên bản thân các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đối mặt tình trạng khó khăn vì nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng, thậm chí đóng cửa, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung chip của cả ngành công nghiệp ô tô, điện tử, xe máy toàn cầu. Theo đại diện Cục Công nghiệp, hiện hãng Intel đang làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để mở nhà máy lắp ráp chip ở Việt Nam nhưng chỉ phục vụ trong ngành máy vi tính. Còn về sản xuất chip để phục vụ ngành ô tô và xe máy ở Việt Nam thì chưa, bởi có những đặc thù nhất định dù trong ngành công nghiệp xe máy tại Việt Nam hiện có đến 80-90% là doanh nghiệp FDI. Còn với các doanh nghiệp trong nước, dù cũng tham gia sản xuất và cung cấp nhiều phụ tùng xe máy, nhưng chủ yếu là những mảng đơn giản, còn những bộ phận phức tạp như động cơ, chip bán dẫn thì các doanh nghiệp Việt Nam chưa làm được.

Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, đề xuất, ban hành chính sách chung cho ngành cơ khí chế tạo và các cơ chế, chính sách cho ngành xe máy. Bộ cũng đang phối hợp với một số doanh nghiệp lớn như Samsung, Honda, Toyota để tổ chức đào tạo, cải tiến về sản xuất, quy trình quản lý, quản lý chất lượng về quy trình sản xuất. Trường hợp có doanh nghiệp nào có thể cải thiện được năng lực sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm, thì sẽ xem xét, hướng dẫn sản xuất sản phẩm cho ngành ô tô. Tuy nhiên, quá trình còn lâu dài, vì yêu cầu ngành ô tô cao hơn xe máy nhiều", đại diện Cục Công nghiệp cho biết.

Cũng theo Cục Công nghiệp, trong chính sách các ngành công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển theo Nghị định 111 về phát triển công nghiệp hỗ trợ gồm 6 nhóm ngành gồm: Dệt may, da giầy, điện tử, cơ khí, ô tô, công nghệ cao và chưa có riêng chính sách cho ngành xe máy.

MỚI - NÓNG
Xuân Son lập kỷ lục nhờ cú đúp vào lưới tuyển Thái Lan
Xuân Son lập kỷ lục nhờ cú đúp vào lưới tuyển Thái Lan
TPO - Gặp Thái Lan, Xuân Son tiếp tục thể hiện được đẳng cấp và cái duyên ghi bàn của mình với cú đúp bàn thắng để vươn lên độc chiếm ngôi đầu danh sách Vua phá lưới ASEAN Cup 2024. Anh đã có 7 bàn và bỏ xa phần còn lại 3 pha lập công. Xuân Son trở thành tiền đạo đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam ghi được tới 7 bàn thắng ở một giải vô địch Đông Nam Á.