Khó khăn chờ Nga tại Syria

Khó khăn chờ Nga tại Syria
TPO - Không để bị sa lầy, duy trì sự hiện diện tại Syria và tạo lập ảnh hưởng tại khu vực Trung Đông là những bước đi tiếp theo của Nga tại Syria sau 2 năm bội thu tại chiến trường này. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, quân đội Nga cần phải giải quyết một loạt các thách thức liên quan.

Khó khăn chờ Nga tại Syria ảnh 1 Ảnh: Sputnik

Sau 2 năm can thiệp vào cuộc xung đột ở Syria, Nga đã làm thay đổi được thế trận của cuộc nội chiến này. Nga, cùng với Iran, đã thành công trong việc đảo chiều cuộc chiến theo hướng có lợi cho Chính phủ Syria. Và giờ đây, khi chính quyền Damascus đã chiếm thế thượng phong, Nga đang tìm kiếm những bước đi tiếp theo cho cuộc chiến này. Tuy nhiên, các kế hoạch của Moscow đang bắt đầu bộc lộ những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, những "khu vực giảm leo thang" mà Nga thiết lập thông qua các cuộc hòa đàm trước đây tại Kazakhstan đã hoàn toàn sụp đổ.

Một trong những lý do mang tính quyết định khiến khu vực giảm leo thang sụp đổ là do là các tổ chức phiến quân độc lập ở khu vực không hề có dấu hiệu "đuối sức" trước áp lực từ bên ngoài.

Đơn cử Liên minh khủng bố-đối lập Syria Hay'at Tahrir al-Sham, do al-Qaeda làm nòng cốt đã từ chối công nhận các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Kazakhstan và đã phát động những chiến dịch tấn công các vị trí của lực lượng trung thành với chính quyền Damascus ở tỉnh Hama.

Ngoài ra, những đồng minh của chính Nga cũng phá hỏng kế hoạch của Moscow. Mặc dù Iran và Chính phủ Syria thấu hiểu logic chiến lược của Nga, song họ không muốn từ bỏ chủ quyền của họ đối với những lãnh thổ mà phiến quân đang chiếm giữ thông qua việc ngừng các cuộc tấn công tại đó.

Chính quyền Tehran và Damascus, khác với Nga, đã tham chiến lâu rồi và sẽ không nhượng bộ cho tới khi họ giành chiến thắng hoàn toàn. Hậu quả là các lực lượng trung thành với chính quyền Damascus tiếp tục tấn công vào các vị trí của phiến quân ở miền Tây. 

Thứ hai, ngoài những thất bại trong việc thiết lập "khu vực giảm leo thang", Nga cũng phải đương đầu với những thất bại khác nữa trong bối cảnh các binh sĩ trung thành với Chính phủ Syria, dưới sự bảo trợ của Nga, đang tiến về phía Đông hướng đến biên giới Iraq.

Trong đó, Moscow rất thất vọng trước việc Liên minh Arap ở Syria (SAC) được Mỹ hậu thuẫn có thể cản trở chiến dịch này của quân đội Syria.

Ngoài ra, lực lượng trung thành với chính phủ Syria còn phải đối phó với các những cuộc phản công từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Những cuộc tấn công này đã khiến Nga mất một số sĩ quan cấp cao, trong đó có Trung tướng Valery Asapov. Bên cạnh đó, hôm 3/10, IS đã phát đi hình ảnh 2 người Nga, có thể là nhà thầu quân sự tư nhân, mà nhóm này tuyên bố đã bắt được trong một cuộc tấn công gần đây. 

Thứ ba, lực lượng Không quân Vũ trụ Nga và quân đội chính phủ Syria càng giành được nhiều thắng lợi, mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ về Syria càng nhiều hơn.

Đặc biệt, tranh cãi giữa Nga và Mỹ đã trở nên đáng chú ý trong những tuần gần đây trên chiến trường Deir ez-Zor. Trong đó,  quân đội Nga đã nhiều lần tố cáo liên minh do Mỹ dẫn đầu phối hợp với cả IS lẫn lực lượng Jabhat al-Nusra và chỉ đạo Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn tấn công Quân đội Syria.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng việc đánh bại các nhóm khủng bố sẽ là phép thử quan trọng đối với các ý đồ thực tế của Washington, cho biết “các đồng nghiệp Mỹ của chúng tôi, bao gồm Ngoại trưởng Rex Tillerson đã cam kết rằng, tại Syria, Mỹ không theo đuổi mục tiêu khác ngoài đánh bại khủng bố. Ngay sau khi đánh bại khủng bố, cam kết này sẽ trở nên rõ ràng: đó là sự thật hay Mỹ đang tính đến các mục tiêu chính trị khác mà chúng tôi đến nay vẫn chưa biết được”.  

Trong khi đó, các quan chức Lầu Năm Góc của Mỹ lại đưa ra các cáo buộc tương tự khi cho rằng Nga tấn công vào các vị trí của lực lượng SDF do Mỹ hậu thuẫn tại chiến trường Syria. 

Theo các chuyên gia phân tích, bất chấp những thách thức mà Nga đã, đang và sẽ phải đối mặt tại chiến trường Syria, chính quyền Mowcow sẽ không cho thấy có dấu hiệu rút lui.

Nga sẽ tiếp tục sử dụng áp lực quân sự lên các phiến quân kết hợp với đàm phán ngoại giao với những đồng minh của mình để gây ảnh hưởng lên cuộc xung đột. Ngay cả khi họ không thể kết thúc được cuộc chiến tại Syria, thì chí ít Moscow cũng có thể tìm cách lái cuộc xung đột này theo hướng không cần có cam kết quân sự lớn từ phía Nga.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.