Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp phụ trợ được đánh giá là một nhánh quan trọng của công nghiệp chế biến chế tạo nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, đóng vai trò như nguồn đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất và thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước, thời gian qua,
Lập các chương trình kết nối, đào tạo, tư vấn đổi mới công nghệ sản xuất, giúp các doanh nghiệp cải thiện năng suất…là chiến lược được Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và các tập đoàn đa quốc gia triển khai thời gian qua để giúp phát triển ngày càng nhiều hơn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trong nước có đủ năng lực tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.
Chính thức trở thành các nhà cung cấp cho các tập đoàn FDI, có sản phẩm xuất khẩu toàn cầu là những ‘qủa ngọt’ được không ít doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam ghi nhận sau khi tham gia các chương trình do Cục Công nghiệp tổ chức.
Điển hình nhất trong việc làm ‘bà mối’ đỡ đầu cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước là việc nhiều năm qua, Cục Công nghiệp và Công ty ô tô Toyota Việt Nam đã có các chương trình hợp tác thông qua việc ký bản ghi nhớ về việc hợp tác hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ.
Cụ thể, từ năm 2020, Công ty Toyota Việt Nam đã cùng Cục Công nghiệp triển khai dự án "Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ" giúp tăng năng lực cho một số doanh nghiệp trong nước, đưa doanh nghiệp trong nước trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô.
Dự án bao cũng sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp tiềm năng về phụ tùng, linh kiện ô tô để kết nối với các nhà sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam; tìm kiếm, hỗ trợ nhà cung cấp tiềm năng cấp 2 và cấp 3 và giới thiệu đến nhà cung cấp cấp một từ những dữ liệu của hoạt động sàng lọc; tổ chức các chuyến thăm thực tế tại nhà máy Toyota Việt Nam và nhà cung cấp nội địa của Toyota; hỗ trợ tham gia đào tạo theo một số chương trình phát triển nhà cung cấp Việt Nam.
Có sản phẩm xuất khẩu toàn cầu là những ‘qủa ngọt’ được các doanh nghiệp ghi nhận sau khi tham gia các chương trình do Cục Công nghiệp tổ chức.
Không chỉ dừng lại đó, năm 2022, Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp tiếp tục nâng tầm việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô trong nước thông qua thực hiện chương trình "Hỗ trợ cải tiến hoạt động", cải thiện quy trình sản xuất cho nhà cung ứng nội địa cho một số doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam.
Cụ thể, Toyota Việt Nam sẽ cử chuyên gia đến làm việc, tìm ra những vấn đề của doanh nghiệp cung ứng đồng thời hỗ trợ có chiều sâu cho 4 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực dập, đúc, nhựa và cao su nâng cao năng lực sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Trước đó, Toyota Việt Nam đã tham gia hỗ trợ đào tạo các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ khu vực miền Bắc và miền Trung theo chương trình "Phát triển nhà cung cấp Việt Nam trong lĩnh vực ô tô, điện tử, cơ khí".
Theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, ngành công nghiệp hỗ trợ được đánh giá là một nhánh quan trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, đóng vai trò như nguồn đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất và thúc đẩy lưu thông hàng hoá trong nước.
Không thể phủ nhận rằng trong nhiều năm qua, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ về cả cơ chế chính sách cũng như việc đẩy mạnh đầu tư nhiều nguồn lực, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có những bước tiến nhất định, đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, dù trình độ sản xuất và công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã từng bước được cải thiện, nhưng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.
“Năng lực tổ chức quản lý sản xuất và công nghệ kỹ thuật của phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn nhiều hạn chế. Đáng chú ý, khoảng cách giữa yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia và năng lực đáp ứng của các doanh nghiệp sản xuất nội địa còn khá lớn”, ông Phạm Tuấn Anh nói.