Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Chất vấn về 'đội giá' bệnh viện và những bức xúc dân sinh

ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên)
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên)
TPO - Hôm nay (20/10), Quốc hội chính thức khai mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14. Khác với các kỳ họp trước, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ chất vấn việc thực hiện các nghị quyết trong cả nhiệm kỳ và một số nghị quyết khác trong nhiệm kỳ trước nữa.

Báo Tiền Phong ghi nhận ý kiến cử tri và các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt phiên chất vấn và trả lời chất vấn tới đây.

ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên): Phản biện bằng tinh thần xây dựng

Thời gian qua, đặc biệt những ngày gần đây, tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến cử tri về lĩnh vực giáo dục đào tạo, nhất là từ đầu năm học đến nay. Các ý kiến xoay quanh nhóm vấn đề về tự chủ đại học, giáo dục nghề nghiệp… Nhưng nhiều nhất vẫn là các ý kiến liên quan đến giáo dục phổ thông: từ việc lạm thu, lạm quyền cho tới môi trường học đường thiếu an toàn, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Cử tri mong muốn làm rõ những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý giáo dục, cơ chế chính sách dành cho đội ngũ giáo viên, về phương pháp giảng dạy...; đồng thời đề nghị phải chuyển tải các kiến nghị liên quan của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10 của Quốc Hội.

Tiếp nhận ý kiến rất nhiều, nhưng có lẽ tôi và không ít đại biểu sẽ dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Không chỉ lắng nghe cử tri, các chuyên gia, tôi cũng cố gắng tìm mua các bộ sách với mong muốn được trực tiếp xem, tìm hiểu cặn kẽ nội dung trên tinh thần khách quan. Thé nhưng tôi rất tiếc, hầu hết các nhà sách tư nhân ở địa phương tôi đang sống không nơi nào có đầy đủ. Điều này làm tôi băn khoăn, bởi sách giáo khoa chính là nền tảng tri thức cơ bản của con người, thế mà việc tìm mua lại vô cùng khó khăn ở thời điểm hiện tại.

Có rất nhiều ý kiến tranh cãi xoay quanh công tác giáo dục thật sự chưa chuẩn xác về thông tin, mang tính suy diễn và xúc phạm cá nhân nhiều quá. Theo tôi, khi chúng ta lên tiếng phản biện bằng tinh thần xây dựng, cần dựa vào sự thật, có cơ sở nói đúng, nói thẳng để không bị quy chụp về động cơ. Đặc biệt đối với các vấn đề liên quan đến bảo vệ và giáo dục trẻ em, tính khách quan, trung thực về thông tin cần phải được đề cao.

Tôi rất mong kỳ họp này Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian để ĐBQH tập trung thảo luận, đánh giá một cách nghiêm túc về nội dung này.

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Chất vấn về 'đội giá' bệnh viện và những bức xúc dân sinh ảnh 1 ĐBQH Phan Viết Lượng (Bình Phước)

ĐBQH Phan Viết Lượng (Bình Phước)Giải quyết những vấn đề bức xúc dân sinh

Qua nghiên cứu các báo cáo và tình hình thực tế trong những năm qua, tôi thấy lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã trải qua mấy lần chất vấn, Quốc hội có mấy nghị quyết về lĩnh vực này. Bên cạnh kết quả đạt được, tôi vẫn băn khoăn về mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, đặc biệt nâng cao thu nhập người dân, kết quả đạt được chưa cao. Tình trạng được mùa mất giá vẫn còn xảy ra.

Bên cạnh đó là nghị quyết của Quốc hội liên quan đến đất nông, lâm trường, đã chỉ ra nhiều bất cập, hạn chế trong quản lý, sử dụng nguồn đất đai rất lớn này. Qua một thời gian thực hiện, đến nay còn nhiều diện tích đất hồ sơ quản lý, hiệu quả sản xuất chưa cao. Tình trạng lấn chiếm đất rừng trái phép còn diễn ra phức tạp. Đây là vấn đề được nhiều cử tri và ĐBQH quan tâm.

Liên quan tới lĩnh vực kinh tế, công thương, tôi thấy tình trạng quản lý hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại là vấn đề bức xúc, xảy ra trong nhiều năm, song cũng chưa được xử lý rốt ráo. Đặc biệt, việc xử lý các dự án kém hiệu quả còn hạn chế, rồi trong đầu tư, quy họach, vận hành các dự án điện, nhất là điện tái tạo, điện mặt trời còn mất cân đối, ảnh hưởng đến nguồn lực đầu tư để phát triển. Hay như công nghiệp hỗ trợ, một ngành rất quan trọng nhưng chính sách cũng chưa được hiệu quả, còn rất yếu, đặc biệt là công nghiệp sản xuất ô tô.

Lĩnh vực đầu tư công cũng được xác định là một lĩnh vực quan trọng, song tiến độ giải ngân còn chậm, còn xảy ra một số sai phạm. Mùa COVID-19 vừa qua, Chính phủ xác định trong khó khăn đó sẽ đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, vượt qua đại dịch, và đã có những chuyển biến nhất định. Giá như những chuyển biến đó được diễn ra trong nhiều năm qua, chắc hẳn nền kinh tế của chúng ta sẽ phát triển tốt hơn.

Còn với giao thông vận tải, đáng buồn nhất là việc tái cơ cấu lại các loại hình vận tải, đặc biệt trong đó có vận tải đường sắt, vẫn ì ạch, khó khăn, không phát huy được, làm ảnh hưởng đến giá thành. Hay những vướng mắc trong BOT, nổi cộm là việc thu phí tự động không dừng còn rất nhiều tồn tại. Dù Quốc hội đã nhiều lần ra Nghị quyết, nhưng trong năm này cũng không biết có thực hiện được không. Tương tự trong quy hạch, điều chỉnh quy hoạch xây dựng vẫn còn tùy tiện, vi phạm nhiều. Tôi đã từng chất vấn việc thực hiện chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục ra khỏi nội đô để đảm bảo môi trường, phòng chống ùn tắc giao thông, nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì.

Buồn nhất vẫn là việc thực hiện xã hội hóa lĩnh vực y tế, đặc biệt cơ chế tự chủ không đầy đủ, qua kiểm tra, các hợp đồng liên doanh, liên kết còn xảy ra nhiều sai phạm. Tại kỳ họp này, đại biểu cần phát biểu, chất vấn, đề nghị rà soát lại tất cả hệ thống bệnh viện công lập có liên doanh, liên kết, thực hiện tự chủ. Chưa biết chất lượng khám chữa bệnh tăng lên được bao nhiêu, nhưng nếu để xảy ra những sai phạm đó sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, như trường hợp “đội giá” ở Bệnh viện Bạch Mai vừa qua là một điển hình.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.