Kế hoạch của Nga ở Ukraine có lỗ hổng?

0:00 / 0:00
0:00
TP - Kế hoạch của Nga ở Ukraine đang ngày càng tốn kém vì tốc độ tiến quân chậm hơn dự kiến do vấp phải sự kháng cự mạnh hơn dự đoán, dù quân đội Nga có những lợi thế vượt trội hơn, nhiều quan chức, chuyên gia quốc phòng nhận định.
Kế hoạch của Nga ở Ukraine có lỗ hổng? ảnh 1

Một trạm dầu gần căn cứ không quân Vasylkiv của Ukraine bốc cháy sau khi trúng tên lửa vào sáng sớm 27/2. Ảnh: Reuters

Bloomberg dẫn lời một người nắm được kế hoạch của Nga nói rằng, Mátxcơva hy vọng có thể tiến nhanh và sớm hoàn thành kế hoạch. Điện Kremlin từ chối bình luận về chi tiết của chiến dịch quân sự, còn Bộ Quốc phòng Nga khẳng định chiến dịch đã thành công.

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ hôm qua nói rằng, Washington thu được những dấu hiệu cho thấy, trong 24 giờ qua, Mátxcơva thất vọng trước tốc độ tiến quân chậm chạp, vì vấp phải sự kháng cự mạnh bất ngờ từ phía Ukraine và không chiếm được hoàn toàn ưu thế trên không. Tuy nhiên, quân Nga vẫn đang tiến vào thủ đô Kiev với những trận chiến dữ dội trên đường phố. Quan chức Mỹ nói rằng, Nga đến nay mới dùng đến khoảng 50% hoả lực cho cuộc chiến.

Một quan chức Nga nắm được kế hoạch của chiến dịch nói rằng, khung thời gian để thực hiện các mục tiêu quân sự là từ 1-2 tuần chứ không phải vài ngày, sau đó quân đội Ukraine sẽ bị nghiền nát và chính phủ Ukraine sẽ được thay bằng người thân thiện với Mátxcơva. Vị quan chức giấu tên nói thêm rằng, việc chiếm giữ các thành phố gây thương vong nặng nề cho thường dân không phải kế hoạch của Nga. Những thông tin này phù hợp với phân tích của nhiều chuyên gia quân sự phương Tây và khẳng định của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc “phi quân sự hoá” thay vì chiếm đóng Ukraine, dù thực tế không suôn sẻ như vậy.

Chiến dịch của Nga nếu kéo dài sẽ tạo thêm thời gian cho các đồng minh phương Tây của Ukraine đưa thêm vũ khí, như tên lửa chống tăng và chống máy bay, để giúp Ukrane tăng cường phòng thủ. Từ khi xung đột nổ ra hôm 24/2, Mỹ đã thông qua gói hỗ trợ 350 triệu USD để đưa thêm vũ khí đến Kiev.

“Nga có sáng kiến nhưng không thực sự đạt được mục tiêu mình muốn tính đến thời điểm này vì người Ukraine đang kháng cự”, Pavel Felgenhauer, một nhà phân tích quân sự tại Mátxcơva làm việc cho Quỹ Jamestown của Mỹ, nói với Bloomberg. Ông cho rằng, các lãnh đạo Nga có thể đã đánh giá quá cao về tư tưởng ủng hộ Nga ở Ukraine. Theo chuyên gia này, mỗi ngày qua đi, Ukraine vẫn duy trì năng lực phòng thủ và tinh thần kháng cự càng cao hơn, cùng với đó là nhiều người tham gia lực lượng dự bị. Điều đó sẽ cản trở nỗ lực của Nga trong việc giành quyền kiểm soát mà không phải loại bỏ sự kháng cự bằng vũ lực, nhất là ở các trung tâm đô thị, khiến việc ông Putin ngày 25/2 kêu gọi quân đội Ukraine đảo chính không mang lại kết quả.

“Tuần tới sẽ có tính chất quyết định”, ông Felgenhauer nói. Ông cho rằng dù quân đội Ukraine có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào, các thành phố có thể bị chiếm, nhưng một nhiệm vụ không tránh khỏi đổ máu sẽ đe doạ mục tiêu chính trị của Mátxcơva một khi chính phủ Ukraine bị thay thế. “Kế hoạch của Nga có nhiều lỗ hổng”, ông Felgenhauer nhận định.

Chiến dịch của Nga nếu kéo dài sẽ tạo thêm thời gian cho các đồng minh phương Tây của Ukraine đưa thêm vũ khí, như tên lửa chống tăng và chống máy bay, để giúp Ukrane tăng cường phòng thủ. Từ khi xung đột nổ ra hôm 24/2, Mỹ đã thông qua gói hỗ trợ 350 triệu USD để đưa thêm vũ khí đến Kiev.

Kịch bản chia 3

Theo đánh giá ngày 26/2 của Viện Nghiên cứu chiến tranh, một tổ chức phi lợi nhuận tại Mỹ, quân Nga đã cố chiếm thành phố lớn thứ hai của Ukraine là Kharkiv và thành phố Chernihiv gần biên giới với Belarus, nhưng phải từ bỏ và giờ đang tiến về Kiev. Ở phía nam, các đơn vị toả ra từ bán đảo Crimea đã từ bỏ cuộc tiến công về phía đông vào thành phố Odessa, thay vào đó là chuyển sang thành phố Mariupol để bẫy quân Ukraine vào sâu chiến tuyến dài của vùng lãnh thổ ly khai Donbas.

Sau 1 đêm, các cuộc không kích của Nga đã trúng những cơ sở hạ tầng quan trọng như trạm dầu và đường ống dẫn khí. Ngày 26/2, Ukraine nói rằng, đã bắn rơi một máy bay vận tải chở quân lính hoặc thiết bị, cùng với một số máy bay tiêm kích và trực thăng. Ukraine cũng nói rằng nhiều xe của Nga đã phải dừng lại vì thiếu nhiên liệu.

Ukraine sẽ được chia thành 3 phần: một phần là các tỉnh miền đông gồm Donetsk và Lugansk mà ông Putin đã công nhận độc lập; một phần thuộc quyền kiểm soát thực tế của Nga; và vùng phía tây gồm các vùng Ivano-Frankivsk và Lviv, nơi có tư tưởng thân châu Âu mạnh mẽ và sẽ bị bỏ mặc.

Thông tin phía Nga đưa ra lạc quan hơn. Vị quan chức Nga nói rằng các đội hình chiến đấu chính của quân đội Ukraine ở phía nam và phía đông đã bị bao vây, trong khi hệ thống phòng không của Ukraine gần như bị xoá sổ. Theo vị quan chức Nga, những gì còn lại chỉ là thiết bị từ thời Liên Xô, chỉ có thể đe doạ máy bay vận tải và trực thăng di chuyển chậm. Mỹ ước tính Nga đã bắn 250 tên lửa hành trình và đạn đạo vào các sân bay, cơ sở phòng không và những mục tiêu quân sự khác.

Tại Kiev, quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng mục tiêu của Nga không phải chiếm toàn bộ thành phố mà sẽ gây đủ áp lực lên Tổng thống Zelensky để ông phải bỏ chạy hoặc đầu hàng. Các đơn vị lớn hơn của Nga đang tiến về Kiev và đã có báo cáo về đọ súng trên Quảng trường Độc lập.

Quan chức Mỹ nói rằng sau khi chiến dịch của Nga kết thúc thành công, một chính phủ thân Mátxcơva sẽ lên nắm quyền rồi tổ chức bầu cử. Ukraine sẽ được chia thành 3 phần: một phần là các tỉnh miền đông gồm Donetsk và Lugansk mà ông Putin đã công nhận độc lập; một phần thuộc quyền kiểm soát thực tế của Nga; và vùng phía tây gồm các vùng Ivano-Frankivsk và Lviv, nơi có tư tưởng thân châu Âu mạnh mẽ và sẽ bị bỏ mặc. Theo vị quan chức Mỹ, phiên bản mới của Ukraine sẽ không có lực lượng vũ trang riêng. Không phận của Ukraine sẽ trở thành một phần của hệ thống phòng không Nga và sẽ có thể có sự hiện diện quân sự lâu dài của Nga ở đó.

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.