> Nghị định 69 'làm khó' doanh nghiệp BĐS
Gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe, tài sản và tính mạng của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề...
Theo các quy định trên, các dự án chỉ định thầu phải có yếu tố cấp bách, cần triển khai ngay, để tránh những thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và công dân.
Nhưng thực tế ngày càng có nhiều dự án được bộ, ngành, địa phương dán nhãn mác “cấp bách” để xin Thủ tướng được chỉ định thầu. Nhưng sau khi chỉ định thầu xong, dự án lại thi công rùa bò.
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho hay, tính đến 31-12-2010, theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tổng hợp tại 5 bộ và 43 tỉnh, thành phố đã có 286 dự án đã được Chính phủ chấp thuận áp dụng chỉ định thầu với gần 1.500 gói thầu, với tổng giá trị tới gần 50.000 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, khá nhiều doanh nghiệp tư nhân được chỉ định làm nhà thầu thi công. Nhờ đó có những chủ doanh nghiệp tư nhân phất lên, trở thành đại gia nhanh chóng...
Tuy chưa kết luận được gốc rễ vấn đề, nhưng kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng tỏ ra nghi ngờ về sự bất thường của những dự án chỉ định thầu có giá trị hàng ngàn tỷ rơi vào tay một số đại gia nhất định.
Đó là những cái tên như Cty DĐK, Cty Xuân Thành... Việc chỉ định thầu bất thường này dẫn đến nhà thầu bị “bội thực”, không đủ năng lực thi công, năng lực tài chính, nên không đáp ứng được tiến độ thực hiện đúng với ý nghĩa “cấp bách” khi xin Chính phủ được đầu tư công trình.
Nếu như các dự án đấu thầu công khai, nhà thầu không dễ điều chỉnh vốn nếu không có lỗi của chủ đầu tư, thì với các dự án chỉ định thầu phần lớn lại được điều chỉnh vốn đầu tư khá dễ dàng.
Thậm chí có dự án ngàn tỷ đội vốn gấp đôi. Điều lạ là, có chủ đầu tư chỉ là hình thức, vì trước khi được giao làm chủ đầu tư cấp cao hơn đã chọn nhà thầu rồi.
Những dấu hiệu bất thường trên, khiến dư luận không khỏi nghi ngờ có những đường dây “chạy” vốn đầu tư, mà người chạy chính là các doanh nghiệp.
Còn các địa phương chỉ làm thủ tục, nên khi doanh nghiệp “xin” được dự án rồi, địa phương dù không muốn cũng phải “chỉ định” thầu cho doanh nghiệp đó. Từ thực tế này, kẽ hở dự án “cấp bách” cần sớm được bịt.