Huyết áp cao, tiểu đường, mất trí có thể do bụi mịn sân bay

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Một nghiên cứu mới của Liên đoàn Giao thông và môi trường châu Âu (T&E) cho thấy hàng nghìn trường hợp huyết áp cao, tiểu đường và chứng mất trí trên khắp châu Âu có thể liên quan đến các hạt mịn thải ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu của máy bay phản lực.

52 triệu người - hơn 10% tổng dân số châu Âu - đang sống trong bán kính 20km quanh 32 sân bay bận rộn nhất ở châu Âu đang hàng ngày tiếp xúc với các hạt siêu mịn (UFP) từ ngành hàng không, nghiên cứu mới của CE Delft và do T&E ủy quyền cho biết.

Huyết áp cao, tiểu đường, mất trí có thể do bụi mịn sân bay ảnh 1
Sân bay London Heathrow là sân bay nhộn nhịp nhất Vương quốc Anh cũng là sân bay lớn nhất châu Âu. Ảnh minh họa: Wikipedia.

Tại Paris, một trong những thành phố được đưa vào nghiên cứu, 8 triệu người bị ảnh hưởng bởi hai sân bay chính Charles de Gaulle và Orly. Việc tiếp xúc với UFP có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe như các vấn đề về hô hấp, ảnh hưởng đến tim mạch và các vấn đề về mang thai.

Theo nghiên cứu mới, việc tiếp xúc với bụi mịn có thể liên quan đến 280.000 trường hợp cao huyết áp, 330.000 trường hợp mắc bệnh tiểu đường và 18.000 trường hợp mắc chứng mất trí nhớ trên khắp châu Âu.

UFP có đường kính dưới 100 nanomet - nhỏ hơn khoảng 1.000 lần so với sợi tóc người. Các hạt siêu mịn đặc biệt đáng lo ngại vì chúng xâm nhập sâu vào cơ thể con người và được tìm thấy trong máu, não và nhau thai.

Cho đến nay, không có quy định nào về mức độ an toàn của UFP trong không khí, mặc dù WHO đã cảnh báo đây là chất gây ô nhiễm đang gây lo ngại hơn 15 năm trước.

UFP được phát ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu của máy bay, UFP thải ra môi trường nhiều hơn khi máy bay ở độ cao lớn và khi máy bay cất cánh và hạ cánh. Vì thế những cư dân sống gần sân bay là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Những người sống trong bán kính 5km tính từ sân bay hít thở không khí có trung bình từ 3.000 đến 10.000 hạt siêu mịn trên mỗi cm3 phát ra từ máy bay.

Jemima Hartshorn - người sáng lập Mums for Lungs, một nhóm chiến dịch về ô nhiễm không khí có trụ sở tại Anh - cho biết: “Chúng ta biết rằng ô nhiễm không khí là cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng lớn nhất và đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em, trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Những hạt nhỏ này có thể xâm nhập vào mọi cơ quan của cơ thể, bao gồm cả nhau thai. Hầu hết mọi người không có lựa chọn nào về nơi đặt sân bay hoặc chúng lớn đến mức nào, sự ô nhiễm này thường được tạo ra bởi các máy bay chở hành khách từ khắp nơi trên thế giới."

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nhiên liệu máy bay có chất lượng tốt hơn có thể làm giảm tới 70% UFP. Lượng UFP thải ra từ máy bay phụ thuộc phần lớn vào thành phần nhiên liệu. Nhiên liệu hàng không càng sạch thì càng ít gây ô nhiễm khi đốt. Việc làm sạch nhiên liệu thông qua quá trình xử lý hydro đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để loại bỏ lưu huỳnh khỏi nhiên liệu cho ô tô và tàu thủy và có thể tốn ít hơn 5 cent (1,1 triệu đồng) cho mỗi lít nhiên liệu. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhiên liệu máy bay cho máy bay chưa bao giờ được cải thiện, mặc dù nó có thể làm giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm không khí xung quanh các sân bay.

Các biện pháp khác để giảm UFP và cải thiện chất lượng không khí bao gồm giảm lưu lượng hàng không và tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân của ngành hàng không, cũng như sử dụng các công nghệ sạch hơn như nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) và máy bay không phát thải thải ra ít chất ô nhiễm hơn nhiều.

“Không phải lúc nào một vấn đề đáng báo động ảnh hưởng đến hàng triệu người cũng có thể được giảm bớt và với chi phí thấp. Khói bẩn do máy bay gây ra có thể giảm đáng kể nếu chúng ta làm sạch nhiên liệu. Lĩnh vực này tự hào với công nghệ tiên tiến và cái gọi là máy bay hiệu quả, tuy nhiên vẫn tiếp tục sử dụng nhiên liệu có tác động tàn phá đến sức khỏe của hàng triệu người châu Âu. Đã đến lúc EU đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu máy bay vì khí hậu và sức khỏe con người”, Carlos Lopez de la Osa - Giám đốc kỹ thuật hàng không tại T&E - kết luận.

Theo Transportenvironment
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.