Huy chương SEA Games không là thước đo sức mạnh nền thể thao

Huy chương SEA Games không là thước đo sức mạnh nền thể thao
SEA Games một lần nữa lộ rõ tính chất “hội làng” qua cách nhiều môn bị than phiền về tình trạng chia huy chương, cũng như có sự can thiệp từ trọng tài.

Huy chương SEA Games không là thước đo sức mạnh nền thể thao

> Lễ bế mạc 'triệu đô' của SEA Games 27
> Toàn cảnh SEA Games 27 

SEA Games một lần nữa lộ rõ tính chất “hội làng” qua cách nhiều môn bị than phiền về tình trạng chia huy chương, cũng như có sự can thiệp từ trọng tài.

SEA Games không phải là nơi đánh giá chính xác sức mạnh của các đoàn thể thao
SEA Games không phải là nơi đánh giá chính xác sức mạnh của các đoàn thể thao.
 

Tính cho đến trước khi lễ bế mạc diễn ra, đoàn chủ nhà Myanmar giành được 84 HCV, xếp thứ 2 trên bảng tổng sắp huy chương. Đấy là bước đại nhảy vọt so với chính họ 2 năm về trước, ở SEA Games 26.

Hai năm trước, Myanmar chỉ có 16 HCV, đứng thứ 7. Từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 2, từ 16 HCV lên 84 HCV, về số lượng, Myanmar thăng tiến chóng mặt.

Nhưng liệu có mấy người tin vào sự thăng tiến vệ mặt chất lượng của thể thao Myanmar? Mấy người đánh giá cao phần rất lớn trong số 84 tấm HCV mà Myanmar có được? Và một câu hỏi nữa không dễ trả lời, rằng ngay ở kỳ SEA Games tiếp theo, khi đã không còn lợi thế sân nhà, Myanmar có còn là đoàn mạnh?

Người ta không đánh giá cao giá trị từ những tấm HCV mà đoàn thể thao Myanmar có được vì đấy phần lớn là những huy chương đến từ sự ưu ái của các trọng tài, trong những môn đơn thuần cảm tính, và nằm ngoài chương trình thi đấu của Olympic hay Asiad.

Riêng những môn nằm trong hệ thống Olympic như điền kinh, bơi lội, bóng đá (có thể tính thêm TDDC vốn không nằm trong chương trình thi đấu của SEA Games 27)… , Myanmar "yếu xìu".

Đấy không phải là phát triển có chiều sâu, đồng thời chẳng ai nói thể thao Myanmar là nền thể thao mạnh, bất chấp về mặt lý thuyết họ đang là số 2 ở Đông Nam Á, xét trên bảng thành tích huy chương ở SEA Games 27.

Trái ngược với Myanmar, có những đoàn thể thao chiếm vị trí khá khiêm tốn ở SEA Games 27, như Singapore (đứng 6 với 34 HCV), Philippines (đứng 7 với 29 HCV), nhưng họ mới là nơi sở hữu những VĐV đủ khả năng tranh chấp huy chương Asiad, thậm chí Olympic, thậm chí HCV Olympic.

Philippines vẫn là quốc gia cực mạnh trong môn quyền Anh – môn có trong chương trình thi đấu của Olympic. Và cùng với Thái Lan, quyền Anh Philippines đủ sức đoạt HCV Olympic, ở các hạng cân nhẹ.

Singapore cũng vậy, họ không có nhiều huy chương ở SEA Games. Lực lượng VĐV và HLV của họ đến Myanmar cũng khó nói là đông đảo, nhưng điều quan trọng là Singapore vẫn được thế mạnh trong các môn sở trường, thuộc nhóm môn thể thao cơ bản bao gồm bơi lội và bóng bàn.

Riêng đội tuyển bóng bàn đến từ đảo quốc sư tử hiện không có đối thủ trong khu vực Đông Nam Á, và đủ sức tìm huy chương ở Asiad, hay nếu có thêm may mắn thì có thể lấy huy chương của Olympic.

Một chi tiết khác cho thấy Singapore hay Philippines không có chủ trương đua HCV SEA Games bằng mọi giá, qua cách Philippines sẵn sàng loại các môn không có khả năng cạnh tranh huy chương ra khỏi đoàn của họ, trong đó có cả bóng đá nam. Còn Singapore trước sau tuyên bố họ chỉ ưu tiên phát triển các nhóm môn có thể có sân chơi ở châu lục và thế giới.

Những cách làm này vừa giảm đáng kể chi phí đầu tư cho ngân sách dành cho ngành thể thao, không dàn trãi, vừa không phải sa vào vòng xoáy của những cuộc tranh cãi vô bổ liên quan đến chuyện trọng tài có ép hay không ép.

Nói cho cùng thì các môn thường bị kêu ca nhất về vấn đề trọng tài thường là các môn mà ngoài SEA Games ra, không được tổ chức ở các đại hội thể thao khác, thậm chí có khi còn không được có tên ở các kỳ SEA Games tiếp theo.

Câu chuyện có nên tranh cãi về sự tồn tại của các môn như thế hay không? Có nên đổ tiền vào những môn mà cả thế giới “chê” hay không? – Có lẽ là những câu hỏi sẽ còn tiếp tục gây tranh cãi dài dài.

Chỉ có một điều chắc chắn, ngoại trừ vị trí số 1 của Thái Lan, không thể đem bảng tổng sắp huy chương tại SEA Games 27 nói riêng và các kỳ SEA Games nói chung để đánh giá sức mạnh của các nền thể thao khác nhau trong khu vực.

Với chủ nhà Myanmar chẳng hạn, không có gì đảm bảo rằng nền thể thao của họ đã phát triển tốt, sau khi Myanmar vươn lên vị trí số 2 Đông Nam Á năm 2013, bởi như đã nói ở trên, đại đa số mà thành công về mặt huy chương của họ đến từ trọng tài và từ những môn… không ai chơi!

Vậy thì chạy đua huy chương ở SEA Games để làm gì?

Theo Kim Điền
Dân Trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Bão số 3 gây mất điện diện rộng ở nhiều địa phương
Bão số 3 gây mất điện diện rộng ở nhiều địa phương
TPO - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do ảnh hưởng của gió rất mạnh và mưa lớn của bão số 3, nhiều đường dây truyền tải điện 500 kV và 220 kV ở khu vực Quảng Ninh và Hải Phòng bị sự cố. Một số đường dây truyền tải điện được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn và nhiều sự cố đường dây đã gây mất điện trên diện rộng ở nhiều địa phương.
Cây đổ choán gần hết một làn đường của đường Trường Chinh, Hà Nội, ảnh chụp chiều 7/9. Ảnh: Thái An.
Cây đổ la liệt gây hư hỏng tài sản, cản trở giao thông Hà Nội
TPO - Chiều nay (7/9), đường phố Hà Nội vắng lặng bóng người, im ắng tiếng còi xe nhưng la liệt lá xanh, cây đổ ngang đường, mái nhà, trong khi mưa không dứt, gió giật liên hồi. Có chỗ cả mặt đường bị thân cây đổ choán lối đi, có chỗ cây cao vài chục mét đổ dựa vào mặt tiền tòa nhà, đổ bẹp hàng rào công viên...