Hồ cải tạo 'rủ nhau' chậm tiến độ: Nước thoát đi đâu?

Dự án cải tạo hồ Khương I và Khương Trung II vẫn ngổn ngang công việc.
Dự án cải tạo hồ Khương I và Khương Trung II vẫn ngổn ngang công việc.
TP - Dự kiến bàn giao và đưa vào sử dụng từ năm 2014, nhưng sau hai năm quá hạn, nhiều dự án cải tạo hồ lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn chưa hoàn thành khiến kế hoạch tiêu thoát nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Người dân sống quanh khu vực ngày ngày chịu cảnh nước thải ứ đọng, đường giao thông bụi bặm khi trời nắng, hoặc trơn trượt, nhày nhụa lúc mưa xuống.

Nằm trong gói thầu 6.2, có giá trị đầu tư 110 tỷ đồng, dự án cải tạo hồ Khương Trung I và Khương Trung II được khởi công vào năm 2010. Theo kế hoạch, công trình sẽ được bàn giao và đưa vào sử dụng năm 2014, nhằm mục tiêu tiêu thoát nước mưa, chống ngập úng và cải tạo cảnh quan cho khu vực. Thời hạn nghiệm thu và bàn giao công trình đã trôi qua hai năm, nhưng đến nay cả hai dự án trên vẫn ngổn ngang khối lượng công việc.

Ghi nhận tại công trường ngày 23/5, cho thấy, hiện còn hàng nghìn mét vuông đất phế thải nằm giữa mặt hồ, xung quanh hồ chưa được vận chuyển đi. Hệ thống đường nội bộ xung quanh chưa được đổ bê tông, một số đoạn kè chưa hoàn thành. Vì công trình thi công tốc độ “rùa bò” nên mục tiêu thoát nước, phòng chống úng ngập cho nhiều tuyến phố quanh khu vực đang bị “treo” vô thời hạn. Do chưa hoàn thành đường chảy nước thải riêng, nên một số đường cống nước thải từ các khu dân cư xung quanh vẫn đổ trực tiếp vào hồ.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Hoàng Minh, sinh sống ở phường Khương Trung cho biết: “Dự án thi công ì ạch, kéo dài suốt nhiều năm chưa hoàn thành khiến môi trường sinh hoạt của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề. Cứ mưa xuống là nhiều ngõ ngách ngập sâu, nắng nóng thì bụi bặm bao phủ. Mùa mưa lũ đang đến gần, người dân trong khu vực chỉ mong mỏi dự án sớm được hoàn thiện và đưa vào sử dụng để người dân ổn định cuộc sống...”.           

Giống như hồ Khương Trung I và Khương Trung II, hồ Định Công được tính toán sẽ nghiệm thu và đưa vào sử dụng vào năm 2014.  Tuy nhiên, ghi nhận hiện trạng ngày 23/5 cho thấy, vẫn còn một số hạng mục tiếp giáp phố Định Công Hạ vẫn đang trong thời gian thi công và một khối lượng đất phế thải lớn chưa được xử lý. Do công trình thi công chậm đến hai năm nên đến giờ kế hoạch tiêu thoát nước cho khu vực phường Định Công, và các phường lân cận cũng rơi vào cảnh “tạm treo”, cứ mưa xuống là rất nhiều con phố rơi vào cảnh ngập sâu. Người dân khu phố Định Công Hạ rất vui mừng trước thông tin Ban QLDA Thoát nước phấn đấu đưa công trình vào sử dụng trong tháng 6/2016, nhưng không ít người dân tỏ ra không mấy tin tưởng cam kết trên của chủ đầu tư.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đào Duy Cường, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Thoát nước Hà Nội cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến dự án bị chậm tiến độ là do công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, đơn vị thi công không có đủ mặt bằng thi công, hoặc được giao mặt bằng thi công không đồng đều buộc đơn vị thi công phải thi công từng đoạn...”. Xác nhận dự án cải tạo hồ Khương Trung I, Khương Trung II và Định Công còn nhiều hạng mục chưa hoàn thành, tuy nhiên, ông Cường vẫn khẳng định sẽ yêu cầu nhà thầu tăng cường thêm lực lượng thi công để đưa vào sử dụng trong tháng 6/2016.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đào Duy Cường, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Thoát nước Hà Nội cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến dự án bị chậm tiến độ là do công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, đơn vị thi công không có đủ mặt bằng thi công, hoặc được giao mặt bằng thi công không đồng đều buộc đơn vị thi công phải thi công từng đoạn...”.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.