> Nhật Bản muốn tham gia đàm phán COC về Biển Đông
Cuộc gặp gỡ này còn được dựa trên quyết định của các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 44 tại Bali, Indonesia, hồi tháng 7 năm nay. An ninh hàng hải trên Biển Đông cũng là chủ đề của một hội nghị diễn ra hôm đầu tuần tại Brussels (Bỉ) do Đại sứ quán Việt Nam, Philippines và Indonesia đồng tổ chức tại Viện nghiên cứu châu Âu về các vấn đề châu Á (EIAS).
Trên thực tế, hòa bình, ổn định ở Biển Đông có tầm quan trọng không chỉ đối với khu vực Đông Nam Á mà cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các nước dự họp đã khẳng định lại nguyên tắc giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở khu vực Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Tuy nhiên, việc liên tiếp có các hội thảo, hội nghị về Biển Đông được tổ chức cho thấy ít nhất các nước trong khu vực có tranh chấp biển nhận thức được một điều rõ ràng rằng việc các hội thảo được tổ chức giữa các nước ngày một nhiều sẽ giúp sự chia sẻ về vấn đề Biển Đông có hiệu quả và sâu rộng hơn.
Ý tưởng của Philippines, trong đó đề xuất khoanh vùng những đảo có nhiều quốc gia đang tuyên bố chủ quyền để biến những đảo này thành những địa điểm kinh tế mà các quốc gia đòi hỏi chủ quyền có thể cùng hưởng lợi cũng là vấn đề được thảo luận sâu rộng tại cuộc họp. Kết quả hội thảo tại Philippines sẽ được báo cáo cho ASEAN để tổ chức này đề nghị các Bộ trưởng ngoại giao xem xét lại trước khi diễn ra Hội thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 vào tháng 11 tới tại Bali, Indonesia. Dù chỉ có 4 trên 10 nước thành viên ASEAN có tranh chấp tại Biển Đông nhưng rõ ràng có sự hiểu biết chung giữa toàn khối đối với vấn đề Biển Đông là rất quan trọng để xây dựng một mặt trận ASEAN thống nhất nhằm ngăn chặn những hành động quyết đoán coi gần như toàn bộ Biển Đông thuộc chủ quyền của mình, kể cả những vùng biển ngay sát một số quốc gia Đông Nam Á.