Hệ lụy

Hệ lụy
TP - Năm 2007, Hà Tĩnh vẫn bị liệt vào tỉnh nghèo vì công nghiệp chưa có gì đáng kể. Trong bối cảnh đó, Tập đoàn Tata (Ấn Độ) đưa ra lời đề nghị muốn đầu tư dự án thép 5 tỷ USD tại Khu kinh tế Vũng Áng khiến lãnh đạo tỉnh này coi đó là cơ hội thoát nghèo.

Thực ra, khi biết Tata muốn đầu tư dự án thép tại Việt Nam, nhiều chuyên gia rất mừng vì đây là tập đoàn sản xuất thép uy tín trên thế giới. Lúc đó, ai cũng kỳ vọng dự án sẽ làm khởi sắc tỉnh nghèo miền Trung và mang lại nhiều tiền cho ngân sách nhà nước. “Ai chẳng muốn tỉnh mình giàu. Ai chẳng muốn dân nghèo có việc làm, cuộc sống dư dả”, một lãnh đạo Hà Tĩnh đã từng nói với người viết như vậy vào thời điểm đó.

Bởi, những thông tin về Tata khiến lãnh đạo tỉnh này khá yên tâm vì trước đó, thông tin dự án “ma” 30 tỷ USD tại Thanh Hóa của một tập đoàn “không có tên trên toàn thế giới” được báo chí phanh phui. Thực ra trước đó, chủ đầu tư dự án “ma” này cũng đã từng liên hệ với lãnh đạo Hà Tĩnh, rồi đi khảo sát..., nhưng sau đó đã “lặn mất tăm”.

Nhưng rồi mọi kỳ vọng lại đổ sông, đổ biển khi Tata nói lời chia tay dự án. 7 năm trông chờ, 7 năm quy hoạch nay lại trở về điểm xuất phát ban đầu. Tỉnh nghèo không có tiền để GPMB, trong khi nhà đầu tư không chịu “mở hầu bao” để hỗ trợ địa phương là mấu chốt khiến dự án chết yểu.

Một chuyên gia kinh tế nói, Tata đã đưa ra những yêu cầu quá sức đối với Hà Tĩnh. Cái bánh vẽ Tata đưa ra cũng chưa biết đến bao giờ mới có kết quả. Bằng chứng là tại Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh cũng đã ứng hàng ngàn tỷ đồng để GPMB, rồi di dời hàng ngàn hộ dân với bao hy sinh, mất mát cho Dự án thép của Tập đoàn Fomosa (Đài Loan). 

Nhưng đến nay, dự án này cũng chưa đóng góp được gì cho ngân sách. Còn hệ lụy về xã hội, việc gây xáo trộn cuộc sống của hàng ngàn người dân thế nào, có lẽ cần một điều tra nghiêm túc để soi xét. 

“Những dự án công nghiệp nặng thường phải chờ 10 năm, thậm chí 20 năm mới có hiệu quả kinh tế. Liệu một tỉnh nghèo như Hà Tĩnh có dám chờ thêm chừng đó thời gian với Tata khi nếu triển khai dự án phải bỏ ra thêm khoảng 10.000 tỷ đồng để GPMB. Tôi cá là không vị lãnh đạo nào dám làm trong bối cảnh ngân sách eo hẹp như hiện nay”, vị chuyên gia nói.

Có lẽ đã đến lúc, các tỉnh nghèo không nên trông chờ vào bánh vẽ của các nhà đầu tư nước ngoài nữa. Vì nếu cứ chết yểu như dự án thép của Tata, hệ lụy xảy ra sẽ là phá vỡ quy hoạch ngành, quy hoạch địa phương. Cuộc sống của người dân thêm bấn loạn vì phải sống thấp thỏm trong vùng quy hoạch mà không biết đến bao giờ dự án mới triển khai.

MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.