Có 69 kết quả :

Chị Tàn và phụ nữ người Dao ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn ươm cây giống, phát triển sản xuất -Ảnh: Duy Chiến

Thoát nghèo từ nghề ươm giống cây

TPO - Nhiều năm nay, vườn ươm giống cây lâm nghiệp của gia đình chị Đặng Thị Tàn (SN 1989), thôn Tân Tiến, xã Tân Hòa, huyện Bình Gia, Lạng Sơn trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều hộ dân trong và ngoài tỉnh. Từ mô hình này đã mang lại cho gia đình nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Bón phân hiệu quả cho cây nhãn, vải

Bón phân hiệu quả cho cây nhãn, vải

TP - Nhãn, vải là cây ăn quả lâu năm có cùng một họ (Sapindaceae), thời gian sinh trưởng được chia làm 2 thời kỳ (kiến thiết cơ bản và kinh doanh). Từ sau trồng đến khoảng 3 năm tuổi cây bắt đầu cho quả, kết thúc thời kỳ kiến thiết cơ bản. Sau đó cây bước vào thời kỳ kinh doanh.
Bón phân hiệu quả cho cây bưởi Diễn

Bón phân hiệu quả cho cây bưởi Diễn

TP - Bưởi Diển là cây ăn quả đặc sản có nguồn gốc từ làng Phúc Diễn (Từ Liêm, Hà Nội). Tiềm năng năng suất cao, chất lượng rất tốt nên bưởi Diễn nhanh chóng được mở rộng sản xuất ra các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định...
Phân bón NPK cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao

Phân bón NPK cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao

TP - Lạc là cây trồng có diện tích tương đối lớn ở Vĩnh Phúc, tuy nhiên tại nhiều vùng năng suất lạc còn thấp nên hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của giống. Do đó, vụ xuân năm 2006, dưới sự chỉ đạo của Sở NN&PTNT tỉnh, Trạm Nông hóa đã thực hiện mô hình thâm canh cho lạc L14 trên đất dốc tụ trên diện tích 3 ha,  dùng phân bón NPK(4.12.5) Văn Điển và đạm, kali đơn.
Anh Nhàn giữa đồi sim vừa mới trồng của mình.

Trồng... sim dại làm giàu

TP - “Việc tui đùng đùng phá bỏ hàng chục ha rừng tràm đang cho thu nhập ổn định để bứng sim rừng về trồng đã chịu không ít thị phi, đàm tiếu. Có người còn chửi thẳng mặt tui là thằng khùng, thằng điên. Nhưng ở cái xứ chó ăn đá, gà ăn sỏi này không có những ý tưởng điên khùng thì khó thoát cảnh nghèo khó” - anh Phan Thanh Nhàn nói.
Ông Đoàn Văn Le người nuôi kiến bảo vệ vườn cây.

Nuôi kiến để... thay thuốc trừ sâu

TP - Không dùng thuốc bảo vệ thực vật, nhưng vườn cây ca cao, sầu riêng, chôm chôm của ông Đoàn Văn Le (Mười Le) ở ấp Lộc Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) hàng năm vẫn cho năng suất cao và được tiếng là sản phẩm sạch. Để có được điều này, người nông dân này đã nuôi, phát triển đàn kiến vàng trong vườn cây với nhiệm vụ săn bắt, diệt trừ sâu bọ.
Sản phẩm phân đa yếu tố NPK chuyên dụng

Sản phẩm phân đa yếu tố NPK chuyên dụng

TP - Với sự giúp đỡ của các viện nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, Công ty CP phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất ra 60 loại phân đa yếu tố NPK chuyên dụng cho các cây trồng. 
'Cánh đồng lớn' thu lãi cao

'Cánh đồng lớn' thu lãi cao

TP - Theo Bộ NN&PTNT, mô hình cánh đồng lớn trên toàn quốc hiện đạt khoảng 556 nghìn ha. Theo đánh giá, các mô hình này đều đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với trước đây. 
Nghe có lý ha!

Nghe có lý ha!

TP - -Chú Ba, tui nhờ chú kêu giùm bác Tư, anh Sáu, dì Chín, cô Bảy đến nhà tui họp gấp nghen! -Trời yên biển lặng dzầy có chi mà hỏa tốc dzữ dzậy anh Hai! -Chuyện xây dựng ấp mình thành ấp văn hóa, chú thấy có gấp hông? -Xây dựng phải có quá trình chớ, gấp chi?
Cõng mây từ rừng ra, người dân xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) bán ngay cho một điểm thu mua ở bìa rừng. Ảnh: Thanh Trần

Lùng sục trái mây, cau non bán sang Trung Quốc

TP - Người dân các huyện vùng núi tỉnh Quảng Nam đổ xô lên núi tìm trái mây đem về bán cho các đầu nậu; ở đồng bằng, cau non cũng được truy lùng ráo riết. Lột hết buồng cau non ở Quảng Nam, dân thu mua lấn ra cả Đà Nẵng, lùng từng con phố tìm cau.  
Máy cuốn rơm của ông Nguyễn Ngọc Thuận.

Hiệu quả với máy cuốn rơm

TP - Ở ĐBSCL rơm đang trở thành vàng. Giá rơm khô khoảng 1.000 đồng/kg, một năm ĐBSCL có hàng triệu tấn rơm, là hàng nghìn tỷ đồng. Rơm đem dùng trồng nấm, trồng rau, màu cho giá trị lớn hơn nữa.
Phát triển vụ Đông như một vụ chính

Phát triển vụ Đông như một vụ chính

TP - Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2014, cơ cấu cây trồng vụ Đông có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, sử dụng các loại cây trồng có giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Với diện tích gieo trồng 422.000 ha, sản lượng cây trồng toàn vụ ước đạt trên 4,1 triệu tấn, tổng giá trị sản xuất cây vụ Đông cả nước ước đạt trên 20.000 tỷ đồng, giá trị thu nhập bình quân đạt khoảng 47 triệu đồng/ha.