Hé lộ nền 'kinh tế bồ nhí' ở Trung Quốc

Lưu Phương Phi (trái) và Diệp Nghênh Xuân, hai trong số những người đẹp CCTV bị cáo buộc từng qua tay Chu Vĩnh Khang
Lưu Phương Phi (trái) và Diệp Nghênh Xuân, hai trong số những người đẹp CCTV bị cáo buộc từng qua tay Chu Vĩnh Khang
Hồ sơ tình ái của Chu Vĩnh Khang góp thêm một ví dụ minh họa cho cái gọi là "nền kinh tế bồ nhí" của Trung Quốc.

Mới đây, Chu Vĩnh Khang, cựu uỷ viên thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng là nhân vật quyền lực thứ ba ở nước này đã bị bắt.

Hồ sơ tình ái phong phú của Chu chỉ thêm một minh hoạ cho cái gọi là “văn hoá bồ nhí”, “nền kinh tế bồ nhí” ở Trung Quốc.

Hé lộ nền 'kinh tế bồ nhí' ở Trung Quốc ảnh 1

Khi nhắc tới tham nhũng và các quan chức cấp cao, người ta thường nhắc tới những tình nhân bị khinh miệt. Một số người thậm chí còn bôi nhọ người tình trên các phương tiện truyền thông xã hội, và những vụ bê bối như vậy thường trở thành tiêu đề quốc tế.

Đẳng cấp bồ nhí

Nhiều phụ nữ trẻ ở Trung Quốc làm tình nhân chuyên nghiệp, và thậm chí có những người đạt được mức lương hậu hĩnh. Theo phóng viên James Palmer, nếu một doanh nhân giàu có hay một quan chức chính phủ nào đó không có bồ nhí thì họ sẽ không được tôn trọng.

Palmer sống ở Bắc Kinh và đã viết về văn hóa bồ nhí ở Trung Quốc. Ông nói rằng nó cũng giống như nền văn hóa mafia miêu tả trong bộ phim Goodfellas: tối thứ bảy là dành cho vợ, nhưng đêm thứ sáu là cho nhân tình.

"Có những sự kiện dành cho các bà vợ nhưng cũng có những sự kiện mà anh được trông đợi sẽ mang theo một người phụ nữ khác", Palmer nói với Arun Rath của NPR. "Và nếu bạn không thể mang theo một người phụ nữ thì sẽ không được xem là một người đàn ông đích thực."

Palmer cho biết đối với đàn ông, ban đầu nó chỉ là một mối quan hệ đổi chác tình – tiền, rồi dần dà, người đàn ông tìm thấy tình cảm trong đó. Với phụ nữ thì mối quan hệ này đơn thuần là chuyện làm ăn. Đôi khi, trong một vài trường hợp, quan hệ đổi chác cũng bắt đầu nhuốm màu tình cảm.

Hé lộ nền 'kinh tế bồ nhí' ở Trung Quốc ảnh 2

Tờ China Times dẫn nguồn tin cho rằng ông Chu Vĩnh Khang có ít nhất 6 căn nhà riêng, là nơi dùng để mua vui với phụ nữ, và số mỹ nữ đã qua tay ông Chu khoảng... 400 người

Theo nhìn nhận của nhiều người, “văn hoá nhân tình” này thực chất chỉ phản ánh tập tục truyền thống, vốn bắt nguồn từ văn hóa đa thê của đàn ông Trung Quốc.

"Khi bạn nhìn thấy một người đàn ông quyền lực trong xã hội gia trưởng, họ sẽ bao nuôi những người phụ nữ của riêng mình," ông nói.

Hai gam màu không dễ phân biệt

Nhà nhân chủng học Thiên Thiên Trang từng trực tiếp trải nghiệm những gì mà một người phụ nữ phải trải qua để trở thành tình nhân. Cô dành hai năm nghiên cứu hoạt động mại dâm ở Trung Quốc và đã viết cuốn sách Red Lights: The Lives of Sex Workers in Post-Socialist China (Đèn đỏ: Cuộc sống của gái mại dâm trong một Trung Quốc hậu chế độ xã hội).

Hé lộ nền 'kinh tế bồ nhí' ở Trung Quốc ảnh 3

Ca sĩ Thang Xán sinh ngày 12.6.1975 tại tỉnh Hồ Bắc.  Cô được cho là người tình của hàng loạt quan chức cấp cao như Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang...

Để giành được niềm tin của họ, bản thân cô cũng đã làm nữ phục vụ trong các quán karaoke, vốn được xem là những nhà chứa trá hình. Mặc dù Trang không cung cấp dịch vụ tình dục cho khách hàng, nhưng những nữ phục vụ khác thì có.

"Trong thế giới phục vụ, trở thành tình nhân là một bước thành tựu", Trang nói. "Đó là một giấc mơ ... được giữ lại làm tình nhân hoặc kết hôn với khách hàng."

Hé lộ nền 'kinh tế bồ nhí' ở Trung Quốc ảnh 4

 Thẩm  Băng, 37 tuổi, đến từ Giang Tô, Trung Quốc, từng làm việc tại CCTV, sau đó làm việc tại trung tâm thông tin của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Trung Quốc, được cho là tình nhân của Chu Vĩnh Khang

Trang nói nữ tiếp viên sẽ làm tất cả mọi thứ từ hát những ca khúc lãng mạn đến sử dụng các chiêu trò thu hút sự chú ý từ khách hàng để được quan hệ cùng họ, rồi khiến họ quay trở lại. Việc những khách hàng thường xuyên đề xuất giữ họ làm tình nhân diễn ra khá phổ biến.

Trang nói rằng đối với những người phụ nữ này, trở thành nữ tiếp viên là một cách thoát khỏi tầng đáy của xã hội. Trở thành bồ nhí là một tấm vé thông hành bước lên tầng lớp cao hơn.

"Thông thường khách hàng sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả các chi phí sinh hoạt, vui chơi giải trí và tiện nghi của tình nhân," cô nói. "Cộng với một số tiền hào phóng hàng tháng mà người phụ nữ có thể đặt trong tài khoản ngân hàng của riêng mình."

Làm tình nhân có thể kiếm được rất nhiều tiền, Trang nói. Cô đã từng gặp những cô bồ nhí sở hữu nhiều doanh nghiệp, nhà cửa và các khoản đầu tư khác. Tuy nhiên, nó vẫn là hoạt động mại dâm và phụ nữ làm việc trong các quán bar, karaoke thường phải đối phó với các cuộc tấn công từ cảnh sát, bọn côn đồ, những khách hàng lạm dụng và các mối đe dọa hàng ngày.

Trang nói nữ tiếp viên trong quán karaoke hầu hết đều xuất thân từ nông thôn, nơi mà cuộc sống thực sự rất khó khăn.

"Đó là những phụ nữ nông thôn, họ đến thành phố để tìm kiếm việc làm vì không thể chịu đựng được cái nghèo ở miền quê," cô nói. "Sự nghèo đói này là do những chính sách bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn”.

Các chính sách Trang muốn nhắc đến ở đây là hệ thống đăng ký hộ khẩu. Về cơ bản nó biến người dân di cư nông thôn thành những công dân hạng hai trong thành phố. Nếu không có giấy phép cư trú đô thị, cô nói, người di cư nông thôn sẽ không được hưởng những quyền lợi như chăm sóc sức khỏe, nhà ở được trợ cấp và thậm chí cả việc làm.

"Những người phụ nữ mà tôi nghiên cứu, họ đã phải trả lệ phí hàng tháng chỉ để có thể cư trú ở thành phố tạm thời và hợp pháp,".

Trang cảnh báo rằng sẽ là hời hợt khi nhìn nhận văn hoá tiếp viên và văn hoá tình nhân như khái niệm đen và trắng. Trên thực tế, đó là sự pha trộn giữa hai gam màu, không đơn thuần chỉ là trao quyền cho phụ nữ, cũng không thuần tuý là sự ngược đãi.

"Đối với phụ nữ, trong cuộc sống trước đây khi làm công nhân hay bồi bàn, đàn ông có thể sử dụng cơ thể của họ một cách tự do, thậm chí hãm hiếp họ," cô nói. "Nhưng công nghiệp tình dục cho phụ nữ sức mạnh. Đàn ông phải trả tiền chỉ để xem họ, chỉ để nhìn vào họ, hay chỉ cần ngồi bên cạnh họ; điều đó mang lại rất nhiều sức mạnh".

Nền kinh tế tình nhân

Những vụ bê bối công khai liên quan đến các cô nhân tình của các quan tham đã dẫn đến hình ảnh xấu trên báo chí. Theo phóng viên Palmer cho biết một số lãnh đạo có quyền lực đang cố gắng miêu tả văn hóa tình nhân là nguyên nhân của tham nhũng, chứ không phải là một triệu chứng.

"Chính phủ đã gắn hình ảnh của mình cùng với chống tham nhũng. Chống tham nhũng lại liên quan đến ý tưởng trừng trị những tệ nạn, trừng phạt việc rượu chè, cờ bạc và mại dâm," ông nói. "Và chính phủ đã nỗ lực để thúc đẩy ý tưởng rằng nạn bao nuôi bồ nhí gây ra tham nhũng, chứ không phải là tham nhũng tạo ra những nhân tình."

Hé lộ nền 'kinh tế bồ nhí' ở Trung Quốc ảnh 5

Được mệnh danh là "nữ hoàng dân ca" của Trung Quốc, Thang Xán thăng tiến nhanh trong quân đội. Nhiều nguồn tin nói rằng, sau khi gia nhập Đoàn ca múa Hải quân Trung Quốc năm 2010 ở tuổi 35, Thang Xán lập tức được đối xử như một ngôi sao theo chỉ thị của Từ Tài Hậu

Palmer nói rằng quan điểm này không hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, công chúng lại chỉ xem đó là sự tiêu khiển và các quan chức chính là những người đang thúc đẩy nền kinh tế tình nhân này.

Nhưng Palmer cũng nhanh chóng chỉ ra các cuộc truy bắt chống mại dâm chỉ tập trung vào những khu đèn đỏ nghèo và xập xệ - những con đường gái mại dâm làm việc - chứ không phải những nữ tiếp viên karaoke cao cấp hoặc những cô bồ sống trong căn hộ sang trọng.

Theo Hiếu Nguyễn

Theo Pháp Luật Việt Nam
MỚI - NÓNG