Tại các thao trường và sân bay của Hạm đội Thái Bình Dương/Nga và trên khu vực của Biển Nhật Bản, một lực lượng lớn nhất (hơn 900 quân nhân) của Quân đội Ấn Độ đã tham gia các hoạt động quân sự ở nước ngoài.
Trước đó, năm 2016 đã diễn ra các cuộc tập trận mang tên “Indra-Nevi”, “Aviaindra”, “Indra” với sự tham gia của các chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương/Nga và Hải quân Ấn Độ, các đơn vị không quân, lục quân của Quân khu phía Đông/Nga và các phân đội của Lục quân Ấn Độ.
Gia tăng lòng tin
Theo nhà quan sát quân sự Victor Litovkin của hãng tin TASS, việc các đơn vị đặc nhiệm, bộ binh cơ giới cùng với các chiến đấu cơ, máy bay cường kích, chiến hạm và thủy quân lục chiến tham gia vào tập trận Indra đã chứng minh rằng binh lính và chỉ huy của hai quốc đội đã được huấn luyện những hình thức tác chiến mới – tác chiến liên binh chủng và tổng hợp, với sự tham gia của lục quân, không quân và hải quân.
“Chiến tranh hiện đại không chỉ diễn ra ở mặt đất hoặc chỉ trên không mà còn bao trùm mọi không gian địa lý, và khi sử dụng tất cả các binh chủng và phương tiện kỹ thuật chiến đấu thì cần biết phối hợp chúng với nhau, nhưng trước hết phải biết chỉ huy chúng để đánh bại kẻ thù dựa trên tất cả các nguồn lực, đó mới là thứ mà người chỉ huy hiện đại cần có” – chuyên gia Victor Litovkin nói.
Theo ông Victor Litovkin, việc Nga tiến hành cuộc tập trận này với Ấn Độ, một đối tác lâu năm trong hợp tác quân sự và kỹ thuật – quân sự, nói lên sự gia tăng niềm tin giữa hai quân đội và hai quốc gia.
“Chúng tôi không chỉ dừng lại một chỗ, chúng tôi cùng làm chủ các kỹ chiến thuật, từ nghệ thuật chiến dịch sẽ có ích trong chiến đấu hiện đại và bảo đảm cho chúng tôi chiến thắng trước đối phương được trang bị tốt và được huấn luyện chuyên nghiệp”, chuyên gia này cho biết.
Nhiệm vụ chính của cuộc tập trận là làm chủ các nguyên tắc, phương pháp chống khủng bố quốc tế. Đối với cả Ấn Độ và Nga, chiến đấu chống cac lực lượng vũ trang bất hợp pháp hiện là một trong những ưu tiên, chuyên gia Litovkin cho biết.
“Ấn Độ nằm trên một khu vực đang có các nhóm Hồi giáo cực đoan hoạt động, và không ít lần phải chịu hậu quả từ các hoạt động phá hoại của chúng. Chính kinh nghiệm mà Nga có được khi giúp Quân đội chính phủ Syria giành chiến thắng trước các băng đảng của IS, theo tôi, là rất quan trọng. Kinh nghiệm này có thể được truyền tải thông qua các bài giảng, các hội thảo khoa học, thậm chí qua thực tế trong các cuộc tập trận chung” – Litovkin nói.
Sứ mệnh của cuộc tập trận Indra
Trong quá trình tập trận, các đơn vị hải quân của hai nước đã tiến hành một khối lượng lớn các nhiệm vụ tại khu vực mặt nước của Vịnh Peter the Great và trên thao trường Clerk Cape thuộc khu vực Primorye, bao gồm:
Tổ chức phòng không chung trong quá trình cơ động trên biển và bảo đảm phong tỏa trên biển, trên không đối với đối phương giả định; Hộ tống tàu thuyền, thiết lập hành lang nhân đạo, vận chuyển hàng hóa, bắt giữ và kiểm tra các tàu thuyền bị lực lượng hải tặc giả định bắt giữ; Đổ bộ và chiếm giữ tuyến đường duyên hải thông qua sử dụng cac tàu đổ bộ; Tìm kiếm tàu ngầm đối phương và tao ngộ chiến trên biển.
Còn lực lượng không quân hải quân thì tiến hành tập trận trực thăng, trong đó có khoa mục hạ cánh trên boong tàu. Ngoài ra còn tiến hành bắn pháo vào các mục tiêu trên không, trên biển và trên bờ.
Theo phát ngôn viên của Hải quân Nga Nikolay Voskresensky, tại khu vực mặt nước vịnh Peter the Great, một đội tàu chiến Nga – Ấn Độ được hình thành với sự tham gia của tàu đổ bộ lớn mang tên Đô đốc Nevelskoy và chiến hạm chống ngầm loại nhỏ mang tên Ust-Ilimsk, cũng như tàu khu trục nhỏ Satpura và tàu hộ tống Cadmat.
Theo một số thông tin, Ấn Độ tham gia tập trận gồm 350 lính lục quân, 80 lính không quân và 480 lính hải quân, thậm chí cả lực lượng đặc nhiệm hải quân MARCOS.
“Trong khuôn khổ các khoa mục trên bờ của cuộc tập trận Indra-2017, tại thao trường Sergeevsky thuộc khu vực Primorsky, các đơn vị không quân hỗn hợp của Không quân và lực lượng bảo vệ bờ biển của Hải quân Ấn Độ thực hiện các nhiệm vụ tiêu diệt các nhóm khủng bố giả định đã tấn công vũ trang vào các đoàn xe nhân đạo được bảo vệ”, ông Voskresensky cho biết.
Để vô hiệu hóa các nhóm khủng bố, lực lượng quân đội đã tiến hành một chiến dịch quốc tế chung, trong đó các đơn vị của Nga và Ấn Độ đã phong tỏa các điểm dân cư. Những kẻ khủng bố gọi tiếp viện, nhưng đã bị tiêu diệt bởi các thiết bị pháo kéo và pháo tự hành, cũng như hệ thống hỏa lực giàn Grad. Hoạt động của các đơn vị lục quân nhằm truy quét lực lượng khủng bố trong thành phố được yểm trợ bởi lực lượng đổ bộ chiến thuật được thả xuống từ các trực thăng Mi-8AMTSH.
Tại một trong những khoa mục trên bộ, quân đội hai nước đã tấn công và những kẻ khủng bố giả định. Sau khi đến để hỗ trợ lực lượng này, các đơn vị bộ binh cơ giới được tăng cường tăng T-72B3 đã tiến hành phong tỏa và tiêu diệt địch, sau đó một trung đội của Ấn Độ truy quét lần cuối những vị trí quân khủng bố chiếm giữ. Chỉ riêng trong khoa mục tập trận này cũng đã tham gia hơn 200 quân nhân hainuowcs và khoảng 20 xe chiến đấu và xe tăng.
Thậm chí, lần đầu tiên trong lịch sử của Lực lượng quân đội vũ trụ Nga đã tiến hành các hoạt động bay trong đội hình hỗn hợp quốc tế tại tập trận Indra-2017 ở khu vực Primorye. Vai trò phi công số 2 đã được các phi công của Không quân Ấn Độ chứng minh rõ nét. Các hoạt động bay được thực hiện đối với các máy bay Su-30M2, trực thăng AN-26 và Mi-8AMTSH.
Quảng bá vũ khí Nga
Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Nga, cuộc tập trận đã sử dụng khoảng 50 khí tài bay, trong đó có 30 máy bay, hiện đại nhất là tiêm kích Su-30SM. Bên cạnh đó, còn có khoảng 20 trực thăng, trong đó có Mi-8AMTSH “Terminator”, thậm chí hàng loạt các hệ thống và tổ hợp phòng không hiện đại, nhất là S-300, S-400 Triumf và Pantsir-S.
Tất nhiên, trong những hoạt động hỗ hợp, các binh lính và chỉ huy phía Ấn Độ đã chú ý nghiên cứu và làm chủ các khí tài chiến đấu của Nga, đặc biệt là kể từ khi một số mẫu khí tài đã được cung cấp cho Ấn Độ, như xe tăng T-72B3. Họ không triển khai các xe bọc thép hạng nặng ở Viễn Đông. Thậm chí không quân Nga cũng không được tung ra, bởi những phi công Ấn Động đã thực hiện bay trên các máy bay của Nga mà họ đã quen sử dụng.
“Liệu đó có phải là cách quảng bá vũ khí Nga? Tất nhiên rồi. Nhưng các quân nhân Ấn Độ mà không có cuộc tập trận thì cũng làm chủ được các đặc tính kỹ – chiến thuật của vũ khí Nga. Trong quân đội của họ có tới gần 70% vũ khí Nga. Trong đó có những tiêm kích Su-30MKI, phần lớn tăng T-90S, tên lửa hành trình chống hạm BrahMos được Ấn Độ thiết kế không chỉ trên chiến hạm mà còn trên cả tàu ngầm và trên các hệ thống phòng thủ trên bờ khác, đồng thời đang nỗ lực hiện đại hóa Su-30MKI…” nhà quan sát quân sự Viktor Litovkin nói.
Trong các cuộc đàm phán gần đây giữa Bộ trưởng quốc phòng Nga và Ấn Độ ở Philippines, Tướng Sergei Shoigu nhấn mạnh sự phát triển tích cực quan hệ hợp tác quân sự giữa Ấn Đô và Nga. “Các cuộc gặp thường kỳ của lãnh đạo hai bên đã tạo ra những xung lực lớn cho phát triển quan hệ song phương, trong đó có lĩnh vực quốc phòng. Chúng tôi đặc biệt chú ý tới việc hiện thực hóa các thỏa thuận cấp cao song phương đã đạt được” – ông Shoigu cho biết.
“Chúng tôi tếp tục cùng làm việc với nhau trong dự án chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 FGFA, dự án đang được phát triển theo từng giai đoạn, thời kỳ đã được ấn định. Mặc dù có lúc Delhi trì hoãn việc thanh toán các chi phí cần thiết cho dự án. Hợp đồng đã được ký kết và đang được thực hiện đối với trực thăng Ka-226, dù hơi xa nhưng có triển vọng để ký hợp đối với trực thăng Mi-17…” Viktor Litovkin cho biết.
“Vấn đề là ở chỗ, Dehli mong muốn sở hữu rất nhiều khí tài của Nga, nhưng không đủ kinh phí cho tất cả” – chuyên gia này dự đoán. Ngoài ra, có sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Ấn Độ, nơi mà hợp tác với Mỹ đang phát triển mạnh mẽ.
“Nga có ưu thế rất lớn trước các đối thủ: Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Ấn Độ không chỉ các sản phẩm công nghiệp quốc phòng, mà còn chia sẻ các công nghệ, bản quyền và thành lập các nhà máy chung để khẩu hiệu ‘Make in India’ của Ấn Độ sẽ được thực hiện mà không chỉ còn là lời nói. Đối thủ cạnh tranh của chúng tôi không làm được điều này”. Viktor Litovkin nói.