Hệ thống phòng thủ A-235 Nudol ‘chấp’ tất cả tên lửa đạn đạo Mỹ

Hệ thống phòng thủ A-235 Nudol ‘chấp’ tất cả tên lửa đạn đạo Mỹ
TPO - Bộ Quốc phòng Nga đã công bố video về các vụ thử hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất A-235 Nudol. Chuyên gia quân sự Alexey Leonkov cho biết về những ưu thế cơ bản của hệ thống này và khả năng công phá của nó.

Hệ thống phòng thủ tên lửa này chỉ mới diễn ra các cuộc thử nghiệm và các tính năng kỹ chiến thuật của nó vẫn chưa được tiết lộ, nhưng chuyên gia Alexey Leonkov tin rằng, về tầm xa và độ cao thì Nudol thực sự vượt trội so với các hệ thống tiền nhiệm A-135 Amur hiện đang được trang bị cho Quân đội Nga.

Điểm khác biệt cơ bản của Nudol so với các hệ thống Amur là ở chỗ – đây là một hệ thống cơ động với phạm vi triển khai rộng hơn rất nhiều, đồng nghĩa với việc có  các khả năng lớn hơn. Nếu Amur chỉ bảo vệ được khu vực trung tâm khỏi các cuộc tấn công đường không – vũ trụ, thì hệ thống Nudol có thể hoạt động ở cả những nơi chưa được hoặc không thể xây dựng các bệ phóng.

Về bản chất, hệ thống Nudol có thể triển khai trên bất cứ hướng nào, nơi là nguồn gốc phát sinh các nguy cơ, điều này làm cho đối phương mất cơ hội để sử dụng các phương tiện tiêu diệt hàng loạt, chuyên gia Leonkov khẳng định.

Được biết, hệ thống phòng thủ tên lửa mới sẽ được phóng theo 2 phương án – hoạt động ở phạm vi gần và xa.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng Riafan.ru, chuyên gia Leonkov nhấn mạnh, A-235 có thể tiêu diệt mọi loại tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ. Hơn nữa, không chỉ các hệ thống hiện có mà cả các hệ thống sẽ thiết kế trong tương lai cũng sẽ có khả năng này. Tức là Nudol sẽ trở thành một “máy bay tiêm kích” của các tên lửa đạn đạo liên lục địa Mỹ.

Theo chuyên gia Leonkov, khả năng công phá của hệ thống này được trợ giúp bởi vụ nổ hạt nhân trực tiếp, điều này có thể cắt đứt tất cả các thiết bị điện tử và tiêu diệt nhiều đầu đạn hơn.

Chuyên gia Leonkov tin rằng, việc sử dụng đầu đạn hạt nhân trong tên lửa mới là cần thiết, xuất phát từ sự suy tồn của đất nước. Trong bất cứ trường hợp nào, trong trường hợp phát sinh nguy hiểm, Nudol cho phép Nga tránh được những hậu quả nặng nề nhất, chuyên gia Leonkov giả định.

Theo Theo Politexpert
MỚI - NÓNG
Các nhà hoạt động biểu tình tại hội nghị khí hậu COP29 ở Azerbaijan ngày 23/11. (Ảnh: AP)
Nhiều nước bất bình với quỹ khí hậu 300 tỷ USD
TPO - Hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc vừa thông qua một thỏa thuận cung cấp ít nhất 300 tỷ USD hằng năm cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại và giúp các quốc gia đang phát triển đối phó với sự tàn phá của thiên tai do nhiệt độ toàn cầu nóng lên.