Hai thập kỷ sau khủng hoảng, thị trường châu Á tiếp tục trì trệ

Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg
TPO - Ba thị trường chứng khoán trọng điểm của châu Á đã không bao giờ trở lại đỉnh cao mà họ đạt được trong những năm 1990, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính làm rung chuyển châu Á xảy ra năm 1997.

Vào thứ Ba 4/7/2017, giá trị thương mại của Sàn giao dịch chứng khoán Nhật Bản vẫn thấp hơn 29% giá trị đã từng đạt được vào hai thập niên trước. Cùng với sàn giao dịch chứng khoán Thái Lan SET và sàn giao dịch chứng khoán Đài Loan TWSE, sàn giao dịch chứng khoán Nhật Bản Topix Index không thể giành lại được vinh quang như quá khứ kể từ cuộc khủng hoảng năm 1997.

Một thị trường có khả năng phục hồi tốt là Hàn Quốc. Chỉ số Kospi tăng cao hơn mức đỉnh điểm trước khủng hoảng năm 2006 và đạt mức cao mới trong năm tiếp theo.

Mặc dù chịu khá nhiều áp lực từ những căng thẳng đang diễn ra giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, các cổ phiếu vẫn tiếp tục đạt mức đỉnh cao thịnh vượng và duy trì mức cao liên tiếp trong 10 năm vào ngày 30/6/2017.

Cuộc khủng hoảng năm 1997 bắt nguồn từ các nền kinh tế châu Á bị mắc kẹt trong tỉ giá hối đoái và mất kiểm soát đối với tình trạng phình to nợ ngoại hối của khu vực kinh tế tư nhân.

Khi Thái Lan không thể duy trì ổn định tiền tệ và đồng tiền mất giá trị, điều này đã gây ra một cuộc vỡ nợ từ vốn nội địa, kéo theo lần lượt các quốc gia có giao dịch liên quan rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng cũng như một số quốc gia khác lâm vào khủng hoảng chính trị.

Sau hai thập niên, sở GDCK Hang Seng của Hong Kong, S&P BSE Sensex và NSE Nifty 50 của Ấn Độ, JCI Composite của Indonesia, PSEi của Philippine và KLCI của Malaysia… cũng nằm trong số các sàn giao dịch chưa bao giờ lấy lại được chỉ số hưng thịnh đỉnh cao kể từ sau khủng hoảng năm 1997.

Theo Theo Bloomberg
MỚI - NÓNG