Hải quân Mỹ lắp 'não' cho siêu tàu sân bay CVN-78

Hải quân Mỹ lắp 'não' cho siêu tàu sân bay CVN-78
TPO - Hải quân Mỹ đã làm lễ lắp đặt “tháp đảo” nặng 550 tấn lên tàu sân bay tương lai USS Gerald R. Ford (CVN-78) tại nhà máy đóng tàu Huntington Ingalls Industries thuộc công ty Newport News hôm 26-1 vừa qua.
Tiến hành lắp
Tiến hành lắp "não" cho siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford .

Công việc bắt đầu chế tạo tháp đảo, hay có thể ví là “bộ não” của tàu sân bay CVN-78 được bắt đầu vào tháng 12-2009.

Nhân dịp này, Susan Ford Bales – con gái của vị Tổng thống thứ 38 của nước Mỹ Mỹ Gerald Rudolph Ford (1974 – 1977) cũng đã tới tham dự.

Tàu sân bay tương lai CVN-78 sẽ có chiều dài 338 m, rộng 80,8 m, tải trọng 100.000 tấn và sẽ mang được 70 trực thăng và máy bay không người lái (UAV) cùng các chiến đấu cơ tàng hình F-35C.

Tàu sân bay đầu tiên CVN-78 sẽ trang bị máy phóng điện từ (một hàng bốn máy). Ngoài ra hai lò phản ứng hạt nhân mới, được thiết kế để tàu sân bay có thể hoạt động liên tục tới 50 năm mà không cần khởi động lại.

Hải quân Mỹ lắp 'não' cho siêu tàu sân bay CVN-78 ảnh 2

"Tháp đảo" của tàu sân bay CVN-78 nhỏ và gọn hơn nhiều so với tháp đảo của các tàu sân bay hiện nay của Hải quân Mỹ và trên thế giới. Khả năng tàng hình của nó cũng tốt hơn. Tàu sân bay này sẽ chỉ có 3 thang máy thay vì bốn. Các thang máy này sẽ kết nối với các nhà chứa máy bay ở các khoang dưới.

Ngoài ra, việc thiết kế, tổ chức và sắp xếp lại hoạt động trên boong cũng giúp USS Gerald R Ford có thể thực hiện được tới 160 phi vụ cất cánh mỗi ngày, thay vì 120 phi vụ như các tàu sân bay lớn khác của Mỹ hiện nay.

Dự kiến, tàu sân bay USS Gerald R. Ford sẽ hoàn thành trong năm 2013, việc chuyển giao cho Hải quân Mỹ sẽ được thực hiện trong năm 2015. Tiếp sau đó, tàu sân bay lớp Ford thứ hai và thứ ba sẽ lần lượt mang tên là USS John F. Kennedy (CVN-79), và USS Enterprise (CVN-80).

Các tàu sân bay lớp Ford đều được đóng theo kiểu cấu trúc mô đun, toàn bộ quá trình đóng tàu đều được chia ra thành nhiều bộ phận nhỏ và được xây dựng ở nhiều nhà máy khác nhau. Các khối mô đun sau đó được hàn lại với nhau để tạo thành các khối cấu trúc lớn để lắp đặt các thiết bị. Tiếp đó, các khối cấu trúc lớn lại được nâng lên dock cạn để gắn lại với nhau và hình thành nên cấu trúc tổng thể của con tàu.

Hải quân Mỹ lắp 'não' cho siêu tàu sân bay CVN-78 ảnh 3

Để hoàn thành tàu USS Gerald R.Ford cần tới gần 500 khối cấu trúc cần thiết. Các khối cấu trúc này được đưa lên bằng một cần trục nâng có tải trọng 1.050 tấn, đây cũng là một trong những cầu trục lớn nhất ở Tây bán cầu.

Gerald R. Ford là đại diện của tàu sân bay thế hệ tiếp theo của Hải quân Mỹ. Tàu được thiết kế một lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới, đài điều khiển chỉ huy được thiết kế lại, trang bị máy phóng điện từ, các hệ thống vũ khí cải tiến, boong tàu cất/hạ cánh tăng khả năng lưu trữ máy bay và lắp đặt những công nghệ hàng hải tương lai.

Vy Oanh
theo Militaryparitet

Theo Dịch
MỚI - NÓNG