Bản thiết kế tàu ngầm tấn công điện-diesel lớp Scorpene . |
Brahmand dẫn lời Đại sứ Pháp tại Ấn Độ, ông Francois Richier, cho biết, việc hạ thủy chiếc Scorpene đầu tiên này sẽ giúp tăng cường mối quan hệ về hợp tác quân sự, quốc phòng giữa hai quốc gia.
“Loại tàu ngầm điện-diesel lớp Scorpene rất quan trọng đối với lực lượng Hải quân Ấn Độ trong việc bảo vệ vùng bờ biển kéo dài của nước này”, Đại sứ Francois Richier nhấn mạnh.
Scorpene là tàu ngầm phi hạt nhân (NNS) được thiết kế dành cho nhiệm vụ chống ngầm ở vùng ven bờ và vịnh biển. Tàu được trang bị hệ thống điện tử rất tinh vi, mà trung tâm là Hệ thống dữ liệu chiến đấu đa chức năng (SUBTICS) cho phép tổng hợp tín hiệu từ hệ thống cảm biến trên tàu để xác định và tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng một lúc. Ngoài ra, Scorpene còn trang bị hệ thống định vị thủy âm thụ động và chủ động hiện đại để tránh va chạm. |
Tháng 10/2005, DCNS đã ký hợp đồng với New Delhi về việc cấp phép sản xuất 6 chiếc tàu ngầm Scorpene (Dự án 75) trị giá 3,5 tỷ USD tại Công ty đóng tàu Mazagon Dockyards Limited-MDL ở Mumbai, Ấn Độ.
Tháng 2/2010, hai bên xem xét lại hợp đồng và đồng ý tăng kinh phí lên 4,3 tỷ USD.
Sau khi bàn giao chiếc đầu tiên vào năm 2014, dự kiến, 5 chiếc tàu ngầm điện-diesel lớp Scorpene còn lại sẽ được bàn giao trong các năm tiếp theo, kế hoạch mỗi năm 1 chiếc.
Vũ khí chính của tàu là 6 ống phóng 533mm sử dụng ngư lôi hạng nặng Black Shark hoặc tên lửa chống hạm SM-39 Exocet và 30 thủy lôi.
Tàu đạt tốc độ và phạm vi hoạt động lần lượt là 37km/h và 1.020km khi ở dưới mặt nước, 22km/h và 12.000km trên mặt nước, lặn sâu tới 300m, thời gian hoạt động liên tục 45 ngày với thủy thủ đoàn 31 người.
Tuy nhiên, bất chấp việc bổ sung, các nhà hoạch định quốc phòng tại Ấn Độ mới đây vẫn bày tỏ quan ngại về sự tụt lại đằng sau về khả năng tấn công tàu ngầm của Hải quân nước này sau năm 2015.
An Huy
theo Brahmand