TPO - “Đi cùng năm tháng” là triển lãm những tác phẩm hội họa quý, được trưng bày dịp này tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Khai mạc chiều tối 26/4, triển lãm giới thiệu khoảng 100 tác phẩm của 23 họa sĩ nổi tiếng, phản ánh nhiều giai đoạn khác nhau của hội họa Việt Nam.
Số tác phẩm quý giá này của nhà sưu tập Phạm Văn Thông dày công sưu tập trong suốt mấy chục năm qua. Hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sưu tập cổ ngoạn, ông bắt đầu để ý đến hội họa gần 20 năm nay.
Họa sĩ Nguyễn Văn Tiệp phát biểu trong lễ khai mạc rằng điều đáng quý của bộ sưu tập này ở chỗ, nhà sưu tập giới thiệu tới công chúng những tác phẩm trải dài từ thời họa sĩ mỹ thuật Đông Dương tới các họa sĩ kháng chiến và một số họa sĩ gần đây.
Tranh trừu tượng của Bùi Xuân Phái Ông cũng đánh giá, so với lần giới thiệu trước đây, bộ sưu tập mới lần này cô động hơn, giới thiệu một số tác phẩm nổi tiếng. Nhà sưu tập cho công chúng hiểu thêm diện mạo mỹ thuật Việt Nam, bởi giới thiệu từ những tác giả nổi tiếng của mỹ thuật Đông Dương cho tới một số họa sĩ đương đại.
Mỏ Cẩm Phả, tranh sơn dầu trên vải của Nguyễn Sáng sáng tác 1962 Đây cũng là bộ sưu tập phong phú, đa dạng và có nguồn gốc sưu tầm rõ ràng. Ông Phạm Văn Thông chia sẻ, nhân dịp 30/4 muốn giới thiệu một số tác phẩm quý tới công chúng. Ông cho biết một trong những điểm đặc biệt nhất của bộ sưu tập là một số tác phẩm xuất sắc của danh họa Nguyễn Sáng (1923-1988)-một trong bốn tứ kiệt trong bộ Nghiêm-Liên-Sáng-Phái. Nhà sưu tập giới thiệu bộ tranh ký họa của họa sĩ Nguyễn Sáng gồm 48 bức bằng màu nước, chì màu, bút sắt. Ông Thông mua lại từ gia đình em trai họa sĩ Nguyễn Sáng là Nguyễn Hoa.
Phác thảo chì trên giấy "Thành đồng tổ quốc" của Nguyễn Sáng Đáng chú ý trong bộ tranh này có tranh phác thảo chì cho tranh sơn dầu “Mỏ Cẩm Phả” kích thước 93x126cm. Nguyễn Sáng vẽ tặng bức này cho học trò yêu Hoàng Đình Tài. Họa sĩ Phạm Phi Châu từng mượn tác phẩm này triển lãm năm 1966. Ngoài tác phẩm, nhà sưu tập giới thiệu hai chiếc ghế đẩu gỗ. Đây là hai chiếc ghế gắn bó với Nguyễn Sáng trong suốt thời gian ông sáng tác và sinh sống tại 65 Nguyễn Thái Học. Hiện vật còn có cuốn tự điển tiếng Pháp do em vợ họa sĩ tặng, một số tấm toan chưa kịp vẽ của Nguyễn Sáng khi ông sinh sống ở TPHCM năm 1988.
Phong cảnh cố đô Huế của Trần Duy thu hút người xem. Ảnh: Nguyên Khánh Triển lãm thu hút người xem bởi nhiều tác phẩm khác như “Phố Sài Gòn” của Bùi Xuân Phái, do ông Phạm Văn Thông mua lại từ gia đình họa sĩ Lê Đại Chúc. “Phong cảnh cố đô Huế” của Trần Duy cũng thu hút người xem.
Một số bức tranh khác như: Công trường nhà máy của Trần Văn cẩn, Dân quân Bảo Minh của Nguyễn Văn Tỵ. Triển lãm kéo dài hết 29/4.