Hà Nội yêu cầu phải thông tin cho báo chí vụ việc gây bức xúc

Hội nghị giao ban thông tin báo chí thành ủy Hà Nội được tổ chức định kỳ vào chiều thứ ba hằng tuần. Ảnh: Dũng Nguyễn
Hội nghị giao ban thông tin báo chí thành ủy Hà Nội được tổ chức định kỳ vào chiều thứ ba hằng tuần. Ảnh: Dũng Nguyễn
TP - Đó là một trong số những nội dung được quy định tại quy chế hội nghị thông tin báo chí của Thành ủy Hà Nội vừa được ban hành.

Quy chế bao gồm 5 chương, 18 điều, cụ thể hóa các quy định của Đảng trong việc phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý về cung cấp thông tin và trả lời báo chí tại hội nghị giao ban thông tin báo chí của Thành ủy Hà Nội.

Thành phần tham gia Hội nghị giao ban thông tin báo chí gồm Ban Tuyên giáo Thành ủy, UBND thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố; đại diện các sở, ban, ngành thành phố; đại diện lãnh đạo các quận, huyện, thị xã và các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn thành phố; lãnh đạo Ban Tuyên giáo của cấp có đơn vị tham dự Hội nghị giao ban thông tin báo chí; các cơ quan báo chí của trung ương, địa phương và thành phố Hà Nội.

Hội nghị giao ban thông tin báo chí được tổ chức định kỳ vào chiều thứ ba hằng tuần. Ngoài các nội dung như tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của thành phố, hội nghị giao ban còn nhằm thông tin kịp thời những vấn đề được nhân dân và dư luận quan tâm, được báo chí phản ánh.

Ban Tuyên giáo Thành ủy là cơ quan thường trực được Thành ủy Hà Nội giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị giao ban. Đối với những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, Ban Tuyên giáo Thành ủy là đầu mối tiếp nhận, tham mưu giúp cấp ủy xử lý và chỉ đạo nội dung thông tin trên báo chí. Ban Tuyên giáo Thành ủy cũng chịu trách nhiệm cấp thẻ dự hội nghị và quản lý đội ngũ phóng viên tham dự hội nghị.

Quy chế cũng nêu rõ, khi xảy ra những vụ việc, vấn đề gây bức xúc, các sở, ban, ngành và các quận, huyện, thị xã, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố liên quan phải kịp thời báo cáo với lãnh đạo thành phố, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí của thành phố; đồng thời phải cung cấp thông tin chính xác cho báo chí, trong đó cần nêu rõ những nguyên nhân khách quan, chủ quan, kết quả, phương hướng, biện pháp xử lý, giải quyết.

Cũng theo quy chế này, phóng viên tham dự hội nghị giao ban phải có thẻ dự hội nghị do Ban Tuyên giáo Thành ủy cấp. Cơ quan báo chí có trách nhiệm đăng ký và cử phóng viên đại diện cơ quan tham dự hội nghị giao ban; theo dõi, quản lý phóng viên.

Các cơ quan báo chí chú trọng phản ánh những thành tựu, kết quả đạt được trên mọi lĩnh vực của Thủ đô và đất nước, các phong trào thi đua yêu nước, những điển hình tiên tiến, gương "Người tốt, việc tốt", những kinh nghiệm hay, mô hình tốt…

Việc thông tin những hạn chế, yếu kém và những khó khăn, bất cập trên báo chí cần khách quan, có tính xây dựng, không phiến diện một chiều. Những thông tin nhạy cảm, phức tạp, khi đăng tải có thể tạo nên những phản ứng tiêu cực từ xã hội cần được cân nhắc thận trọng.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.