Hà Nội xây hầm ngầm chống ngập: Tốn kém, không hiệu quả

0:00 / 0:00
0:00
TP - Sau khi Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị Hà Nội xây hầm, bể chứa nước để giải quyết tình trạng ngập úng khi mưa lớn, nhiều chuyên gia cho rằng, giải pháp này đầu tư tốn kém nhưng không hiệu quả. Để giúp Hà Nội thoát ngập, thành phố cần tập trung thực hiện nghiêm túc quy hoạch thoát nước.

Có hầm chứa nước, phố vẫn ngập

Để giảm úng ngập cho một số khu vực trên địa bàn thành phố, năm 2019 Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Cty Thoát Nước) đã đề xuất UBND thành phố cho triển khai 3 vị trí bể ngầm thu, điều tiết nước mưa. Các địa điểm được Cty Thoát nước đề xuất nằm tại các khu vực ngập nặng khi có mưa, bao gồm: phố Nguyễn Khuyến, Đường Thành và ngã ba phố Lý Thường Kiệt - Phan Bội Châu. Đến nay, sau 3 năm triển khai, theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, mới chỉ có bể ngầm thu nước mưa tại phố Nguyễn Khuyến được xây dựng xong, 2 bể ngầm còn lại vẫn nằm trên giấy.

Hà Nội xây hầm ngầm chống ngập: Tốn kém, không hiệu quả ảnh 1

Ngập úng phố thành sông tại Hà Nội

Ngày 3/6, có mặt trên phố Nguyễn Khuyến, phóng viên Tiền Phong ghi nhận, hầm thu nước mưa được xây dựng ngầm dưới sân trường THCS Lý Thường Kiệt. Bể ngầm có thiết kế xây dựng bê tông cốt thép, dài 34 m, rộng 9 m, sâu 6,6 m, dung tích hầm chứa 2.000 m3. Giữa hầm có cột bê tông cốt thép để chống đỡ trần (sân trường học). Hầm được vận hành theo hình thức, khi mưa và có nước nổi trên đường, các hố ga thu nước đặt trên đường Nguyễn Khuyến, miệng có lưới sắt bảo vệ thu nước theo ống dẫn xuống hầm. Khi nước mưa trên hệ thống mạng cống thoát nước đã rút, 3 máy bơm của dự án hầm với công suất 750 m3 nước/h sẽ hoạt động để bơm nước ra ngoài.

Đánh giá về hoạt động của bể ngầm, ông Bùi Ngọc Uyên, Phó trưởng Phòng Truyền thông, đối ngoại, Cty Thoát nước Hà Nội cho biết, bể ngầm được bàn giao cho công ty quản lý, vận hành từ cuối năm 2021, qua một số trận mưa cuối năm 2021 và đầu năm 2022 trạm đã hoạt động hiệu quả khi giảm tới 70% mức độ ngập trên phố Nguyễn Khuyến.

Dẫn chứng cụ thể, ông Uyên cho biết, trước đây với các trận mưa đến 50mm phố Nguyễn Khuyến đã bị ngập còn nay với lượng mưa như thế thì không còn xuất hiện tình trạng ngập úng nữa. Khi chưa có bể ngầm này,với những trận mưa từ trên 50-100mm, phố Nguyễn Khuyến sẽ bị ngập từ khoảng 0,5 đến 0,7m nhưng nay mức độ ngập nếu có cũng chỉ vào khoảng 0,2 đến 0,3 m.

Hà Nội xây hầm ngầm chống ngập: Tốn kém, không hiệu quả ảnh 2

Vị trí xây hầm chứa nước và miệng hố ga thu nước mưa nằm ngay cổng trường THCS Lý Thường Kiệt trên phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội

Thực tế ghi nhận của phóng viên, trận mưa đầu mùa năm nay vào ngày 23/5 vừa qua, khu vực đường Nguyễn Khuyến xảy ra ngập 0,2 đến 0,3m. Đến trận mưa thứ 2 sau đó, tuyến phố này ngập đến 0,5m. Như vậy, bể ngầm tại phố Nguyễn Khuyến chỉ đang đáp ứng cho các trận mưa trung bình dưới 50mm. Trong khi 2 trận mưa đầu mừa vừa qua (lưu lượng 180 - 300mm), hệ thống thoát nước và bể ngầm đều bị quá tải.

Ngập lụt do hồ ao, sông ngòi bị lấp

Nhiều ý kiến chuyên gia đô thị, cấp thoát nước cho rằng, việc xây hầm ngầm chống úng ngập chỉ xảy ra với các thành phố không có nhiều sông ngòi, ao hồ, cụ thể là Nhật Bản. Ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, hệ thống ao hồ rất nhiều, địa hình rất thuận lợi để xây dựng hệ thống thoát lũ tự nhiên và phân vùng tiêu úng. “Vậy nhưng những năm qua, thành phố Hà Nội đã không tận dụng lợi thế và địa hình này để thực hiện quy hoạch thoát nước, lại cứ tập trung xây cống ngầm, trạm bơm nằm cách xa các sông ngòi rồi phải xây kênh dẫn phức tạp. Trong khi đó, sông ngòi, ao hồ lại đang bị lấp, thu hẹp”, PGS TS Trần Đức Hạ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và môi trường, Hội Cấp thoát nước Việt Nam nói.

Thực tế ghi nhận của phóng viên, trận mưa đầu mùa năm nay vào ngày 23/5 vừa qua, khu vực đường Nguyễn Khuyến xảy ra ngập 0,2 đến 0,3m. Đến trận mưa thứ 2 sau đó, tuyến phố này ngập đến 0,5m. Như vậy, bể ngầm tại phố Nguyễn Khuyến chỉ đang đáp ứng cho các trận mưa trung bình dưới 50mm. Trong khi 2 trận mưa đầu mừa vừa qua (lưu lượng 180 – 300mm), hệ thống thoát nước và bể ngầm đều bị quá tải.

PGS TS Trần Đức Hạ cho biết, một đô thị sẽ có hệ thống thoát nước tự nhiên tốt khi ao hồ, sông ngòi chiếm 5% quỹ đất đô thị. 20 năm trước, Hà Nội từng có quỹ đất cho ao hồ, sông ngòi đến 10%, tuy nhiên hiện nay thành phố đã để cho đô thị hóa cao nên quỹ đất này chỉ còn 2%.

Đi ngược lại quy hoạch?

Phó Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam - PGS.TS Ứng Quốc Dũng nêu ý kiến, Hà Nội đang xây dựng hệ thống thoát nước đi ngược lại các nội dung Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cụ thể, xây trạm bơm là phải gắn với các hồ điều hòa hoặc làm hồ điều hòa cho trạm bơm.

Theo Phó Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam - PGS.TS Ứng Quốc Dũng, hiện các trạm bơm Yên Nghĩa, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2 và Cổ Nhuế được xây dựng với số tiền rất lớn nhưng hoạt động không hiệu quả do không có hồ điều hòa. Trong khi đó, quy hoạch của Thủ tướng nêu rõ, cùng với xây các trạm bơm trên thành phố Hà Nội phải bố trí hồ điều hòa cho các trạm bơm hày.

Vì hồ điều hòa tại trạm bơm sẽ đáp ứng được 2 mục tiêu, vừa đảm bảo cảnh quan, khí hậu ôn hòa vừa điều tiết nước lũ và thu gom nước cho trạm bơm. Khi chuẩn bị có mưa các trạm bơm sẽ hoạt động để hạ mức nước tại hồ, khi mưa xảy ra hồ điều hòa sẽ tiếp nhận toàn bộ lượng nước mưa đổ xuống nhanh, sau đó nếu đầy, máy bơm sẽ hoạt động để bơm đi.

Theo ông Dũng, hiện các trạm bơm Yên Nghĩa, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2 và Cổ Nhuế được xây dựng với số tiền rất lớn nhưng hoạt động không hiệu quả do không có hồ điều hòa. Trong khi đó, quy hoạch của Thủ tướng nêu rõ, cùng với xây các trạm bơm trên thành phố Hà Nội phải bố trí hồ điều hòa cho các trạm bơm này.

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.