Hà Nội họp khẩn về dịch sởi

Nhiều học sinh lớp 8A8 trường THCS Đống Đa-Hà Nội, nơi có hàng chục em phải nghỉ học do nghi mắc sởi, phải bịt khẩu trang trong giờ học (ảnh chụp lúc 11h20 phút ngày 16/4). Ảnh: như ý
Nhiều học sinh lớp 8A8 trường THCS Đống Đa-Hà Nội, nơi có hàng chục em phải nghỉ học do nghi mắc sởi, phải bịt khẩu trang trong giờ học (ảnh chụp lúc 11h20 phút ngày 16/4). Ảnh: như ý
TP - Cuối chiều 16/4, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh TP Hà Nội đã triệu tập cuộc họp khẩn với tất cả các quận, huyện để nghe báo cáo và tìm giảTheo báo cáo, từ đầu năm 2014 đến nay trên địa bàn thành phố đã phát hiện 2.287 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 452/584 xã phường của 30 quận, huyện.i pháp phòng chống dịch sởi.

Trong đó qua xét nghiệm có 1.052 ca dương tính với sởi (tổng số tính từ tháng 12/2013 là 1.062). Các quận, huyện có số bệnh nhân mắc bệnh đông gồm quận Hai Bà Trưng 122; Đống Đa 97; Hoàng Mai 95; Hà Đông 76; Ba Đình 58. Những tuần gần đây số ca mắc chững lại nhưng vẫn đang duy trì ở mức cao. 

Theo phân tích có 88,5% số ca mắc bệnh chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, trong đó 24% là trẻ dưới 9 tháng tuổi. Theo đánh giá của Sở Y tế Hà Nội qua khảo sát nhanh đã xảy ra tình trạng quá tải bệnh nhân tại các khoa nhi của các Bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn. 

Cụ thể từ đầu tháng 3 đến nay số lượng bệnh nhân tăng đột biến từ 150 đến 200%, nguyên nhân chủ yếu là nhiễm sởi, sốt virus, bội nhiễm viêm phổi.

Tại cuộc họp Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng dịch bệnh diễn biến phức tạp, chứng tỏ các giải pháp vừa qua là chưa hiệu quả hoặc hiệu quả chưa cao. Trong tổng số hơn 7.000 ca mắc sởi trong cả nước, Hà Nội chiếm 30%.

Đặc biệt, Hà Nội cũng là địa phương chiếm đến một nửa số bệnh nhân tử vong do sởi trong cả nước. “Trên 1.000 ca mắc thì có 88,5% do chưa tiêm chủng, đây là điều trăn trở vì chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt hơn”, bà Ngọc nhấn mạnh.

Lãnh đạo TP Hà Nội cũng chỉ rõ trách nhiệm phòng chống dịch là của Chủ tịch UBND các cấp. Cụ thể, các quận, huyện phải có trách nhiệm phòng ngừa ngay từ cơ sở, phân công trách nhiệm cụ thể từng cấp từng ngành, nắm rõ từng trường hợp trong đối tượng phòng chống dịch; kiểm tra thường xuyên công tác tiêm phòng, diễn biến dịch bệnh. 

“Trên 1.000 ca mắc thì có 88,5% do chưa tiêm chủng”

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc

Các gia đình không đưa con đi tiêm chủng, đề nghị phải làm việc với tổ dân phố đến động viên, tuyên truyền. Về các giải pháp, lãnh đạo TP Hà Nội cho rằng, mục tiêu phải ngăn chặn, khống chế dịch ngay, không để phát triển thêm, hạn chế tối đa số ca tử vong.

Cụ thể, trong các giải pháp thì tiếp tục các giải pháp cũ nhưng cần tăng cường thêm các biện pháp mới như tăng cường tuyên truyền vì nguyên nhân trẻ chưa đi tiêm chủng do không nhận thức đầy đủ. Ngành y tế chủ trì cùng các quận/ huyện tổ chức tiêm vét đạt 95% trở lên. Hiện mới tiêm đạt 75,3%, số trẻ còn lại cần phải tiêm là gần 2.000 cháu.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc, tại cuộc họp mới đây Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo Bộ Y tế và các địa phương dù không công bố dịch nhưng phải triển khai các biện pháp phòng chống dịch sởi như đang có dịch. 

Theo bà Ngọc, với Hà Nội chủ trương công bố hay không công bố dịch không quan trọng, quan trọng nhất là phải triển khai quyết liệt và có hiệu quả công tác phòng chống dịch, khống chế dịch.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.