Theo đó, đối tượng giám sát trực tiếp là các Sở Y tế, NN&PTNT, Công Thương, UBND một số quận, huyện: Hoàng Mai, Đông Anh, Quốc Oai, Thường Tín, Hoài Đức; khảo sát một số xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, chợ, bếp ăn tập thể tại một số trường học, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi...
Về việc trên, UBND TP Hà Nội giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở và UBND quận, huyện, thị xã liên quan chuẩn bị nội dung báo cáo theo đề cương của Đoàn giám sát, bảo đảm các điều kiện cho Đoàn giám sát thực hiện kế hoạch giám sát trên địa bàn thành phố, báo cáo UBND TP đúng quy định.
Liên quan đến vấn đề án toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, tại cuộc tọa đàm về "Thực trạng và giải pháp quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)" mới đây, ông Nguyễn Đắc Lộc- Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho rằng, chưa bao giờ vấn đề ATVSTP nóng như bây giờ...
Các cơ quan thông tin đại chúng ngày nào cũng đưa tin về ATVSTP, còn người tiêu dùng ngày nào cũng nghe thông tin về vấn đề này. Dự báo, trong thời gian tới sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, trong tất cả các khâu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với tác động nghiêm trọng như vấn đề sử dụng hóa chất độc hại, gây nguy cơ ung thư, tạo màu, tạo mùi...
Theo ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP (Sở Y tế Hà Nội) – cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, ATVSTP là vấn đề nóng của xã hội. Trong 6 tháng đầu năm nay, tỷ lệ các cơ sở bị xử phạt do vi phạm ATTP trên địa bàn thành phố tăng 21% so với 6 tháng đầu năm 2015. Tính chất vi phạm về ATTP cũng ngày càng tinh vi hơn nên việc phát hiện và xử lý gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt, một trong những mối lo thường trực và nhức nhối nhất hiện nay trong công tác đảm bảo ATVSTP là việc sử dụng hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh trong sản xuất, nuôi trồng và chế biến thực phẩm.
Theo cơ quan chức năng, 6 tháng đầu năm 2016, công an Hà Nội đã phát hiện hàng nghìn vụ vi phạm ATVSTP, trong đó có 240 vụ vi phạm vệ sinh thú y, xử phạt hành chính 1.485 vụ, thu nộp ngân sách 6 tỷ đồng, tiêu hủy 1.500 lít rượu vang, hơn 18.000 sản phẩm động vật, 1.761 kg thủy hải sản, 3.573kg mứt ô mai, 613kg rau củ quả...
Dự báo, trong thời gian tới sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, trong tất cả các khâu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với tác động nghiêm trọng như vấn đề sử dụng hóa chất độc hại, gây nguy cơ ung thư, tạo màu, tạo mùi, tăng trọng trong chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, hàng giả, quá hạn sử dụng, vấn đề ATTP thức ăn đường phố...