Hà Nội đặt mục tiêu có 4 tuyến tàu điện vào năm 2030

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Để tăng năng lực cho vận tải hành khách công cộng; giảm xe cá nhân, giảm ùn tắc, Hà Nội đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030 sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng 3 tuyến đường sắt đô thị mới.

Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị vừa trình UBND thành phố Hà Nội Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô. Theo đó, đề án đặt ra mục tiêu, đến năm 2030 thành phố sẽ hoàn thành thi công xây dựng 96,9km đường sắt đô thị khổ đường đôi 1.435mm, tổng số vốn đầu tư dự kiến khoảng 16,208 tỷ USD.

Các tuyến có kế hoạch đáp ứng được mục tiêu này, gồm: Tuyến số 2 (đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo, Trần Hưng Đạo -Thượng Đình và Nội Bài-Nam Thăng Long); tuyến số 3 (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội và Ga Hà Nội-Yên Sở) và tuyến số 5 (Văn Cao-Hòa Lạc).

Hà Nội đặt mục tiêu có 4 tuyến tàu điện vào năm 2030 ảnh 1

Đến năm 2030 Hà Nội đặt mục tiêu có 4 tuyến tàu điện để tăng tỷ lệ vận chuyển khách công cộng.

Đại diện UBND thành phố Hà Nội khẳng định, ngoài tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, việc có thêm 3 tuyến đường sắt mới đưa vào sử dụng, lĩnh vực vận chuyển hành khách bằng đường sắt đô thị sẽ đảm nhiệm được từ 7-8% thị phần vận tải công cộng, giúp lĩnh vực vận tải hành khách công cộng chung của thành phố (gồm xe buýt, đường sắt đô thị, buýt nhanh…) đảm nhiệm được 30 - 35% nhu cầu của người dân.

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô, đến năm 2030, thị phần vận tải hành khách công cộng khu vực đô thị trung tâm là 50-55%, sau năm 2030 là 65-70%. Đến nay, theo số liệu từ Sở GTVT Hà Nội, thị phần vận tải hành khách công cộng của thành phố đạt khoảng 19,5%, chưa đạt chỉ tiêu quy hoạch đề ra cho từng giai đoạn phát triển.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.