Theo ghi nhận của Tiền Phong, trên tuyến phố Chùa Bộc vào những dịp cận Tết nhiều cửa hàng sale lên đến 70% thậm chí bày hàng cả ngoài vỉa hè nhưng không thu hút được khách. |
Không ít khung cảnh vắng vẻ tương tự tại một số cửa hàng dù đã treo biển sale đến 50%. |
Chợ đồ "si đa" trên phố Phạm Ngọc Thạch lác đác người đến "ngó nghiêng". |
Thu Phương (SN 2000, nhân viên bán hàng) chia sẻ: "Cửa hàng có các mức sale khác nhau, thậm chí còn sale sâu hơn năm ngoái nhưng lượng khách không nhiều". |
Trái ngược với buổi sáng, phố Chùa Bộc buổi tối có phần nhộn nhịp người đến mua sắm hơn. |
Vỉa hè trên các cửa hàng thời trang chật cứng xe máy của khách, bảo vệ tất bật xếp và phân luồng xe. |
Nhiều người đứng đợi tràn xuống lòng đường tuyến phố Chùa Bộc vào giờ cao điểm gây ùn tắc giao thông. |
"Tôi đã có thói quen đặt hàng trên mạng, nhưng hôm nay là cuối tuần nên tôi cùng bạn trai tranh thủ đi mua sắm. Lượng người tham gia mua sắm không đông như thời điểm này năm ngoái, giá cũng tương đương nhưng tôi vẫn đang cân nhắc để chọn mua sản phẩm ưng ý", Trang nói. |
Bên ngoài các cửa hàng thời trang trên tuyến phố Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng chung tình trạng chật cứng xe. |
Nhiều người phải đợi khá lâu để được thanh toán. |
Theo một quản lý của một cửa hàng thời trang trên phố Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Đợt này nhân viên về quê để tránh dịch nên nhiều bạn phải ở lại tăng ca 8-12 tiếng/ngày, một phần là vì thiếu nhân viên cũng là do nhu cầu mua sắm vào những đợt gần Tết tăng cao". |
Bên trong một cửa hàng giày dép cũng rất đông người tới để lựa chọn sản phẩm. |
Giày dép, quần áo, phụ kiện thời trang là những mặt hàng được chị em phụ nữ quan tâm. Nhiều sản phẩm tại đây được sale với các mức đồng giá cũng như giảm giá mạnh từ 50% đến 70%. |