Hà Nội chính thức có phố Trịnh Văn Bô dài 900 mét

TPO - Tuyến phố mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô tại quận Nam Từ Liêm dài 900m, rộng 50m, từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Văn Giáp và đoạn tiếp nối phố Trần Hữu Dực đến chân cầu vượt Xuân Phương.

Sáng 5/12, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội biểu quyết thông qua nghị quyết về đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố năm 2018. Có 47 tuyến đường, phố được đặt tên và điều chỉnh độ dài. Trong đó có tuyến phố mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô tại quận Nam Từ Liêm. Tuyến phố này dài 900m, rộng 50m, từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Văn Giáp và đoạn tiếp nối phố Trần Hữu Dực đến chân cầu vượt Xuân Phương.

Các phố khác cũng được đặt tên dịp này như: Khúc Thừa Dụ (Cầu Giấy), Tú Mỡ (Cầu Giấy), Nguyễn Quốc Trị (Cầu Giấy), Trung Phụng (Đống Đa), Nguyễn Thanh Bình (Hà Đông), Trịnh Đình Cửu (Hoàng Mai)…

Trước đó, từ năm 2017, UBND thành phố Hà Nội đã đưa vào tờ trình HĐND thành phố đặt tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô cho tuyến phố dài 1,2km trên địa bàn quận Cầu Giấy. Tuy nhiên, đến phút chót, thành phố Hà Nội quyết định tạm hoãn trình HĐND thông qua việc đặt tên đổi tên đường phố mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô.

Được biết, cụ Trịnh Văn Bô là một thương nhân theo chủ nghĩa dân tộc, trong Tuần lễ Vàng năm 1945, cụ đã ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng. Gia đình cụ sở hữu ngôi nhà tại 48 Hàng Ngang. Đến Cách mạng Tháng Tám 1945, vợ chồng cụ dành ngôi nhà này để cán bộ cách mạng làm việc. Ngôi nhà này cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. Sau đó gia đình cụ cũng hiến căn nhà này cho Nhà nước để làm di tích cách mạng.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.