Gió đông gọi bệnh viêm mũi, viêm xoang quay trở lại

Gió đông gọi bệnh viêm mũi, viêm xoang quay trở lại
TP - Khi cơn gió đông đầu tiên tràn về, nhiệt độ ngoài trời giảm mạnh, cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi nên dễ mắc nhiều bệnh, đặc biệt là viêm đường hô hấp, viêm xoang.

Rủ nhau viêm mũi, viêm xoang khi thời tiết lạnh

Mũi họng là cửa ngõ chính tiếp xúc với môi trường bên ngoài của cơ thể. Không khí mang theo hơi lạnh đến với cơ thể trước tiên phải đi qua mũi, họng. Chức năng của mũi là lọc bụi, làm ấm không khí trước khi đưa vào phổi. Khi nhiệt độ thấp thì chức năng làm ấm của mũi phải hoạt động nhiều hơn, làm cho niêm mạc mũi bị tổn thương, đặc biệt là ở những người nhạy cảm với thời tiết và có tiền sử về viêm mũi, viêm xoang.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Dinh, nguyên Viện trưởng Viện Tai mũi họng T.Ư cho biết, không khí lạnh ảnh hưởng trực tiếp đến mũi và họng. Khi ta hít vào, niêm mạc mũi bị lạnh trực tiếp, nó phải làm ấm luồng không khí đưa vào nên sinh ra phản ứng phản xạ của niêm mạc mũi, gây viêm mũi xúc tiết, viêm mũi dị ứng. Khi bị viêm mũi do lạnh, những triệu chứng đầu tiên thường thấy là tiết dịch mũi nhiều, hắt hơi và nghẹt mũi. Triệu chứng có thể tự hết mà cũng có thể kéo dài và nặng lên thành viêm xoang nếu không được chú ý kịp thời. Đối với những người đã có bệnh viêm xoang mạn tính thì cứ gặp lạnh là bệnh tái phát, rất khó ngăn chặn. Mỗi đợt điều trị thường phải dùng kháng sinh, không dùng sẽ sinh ra biến chứng. Viêm xoang kéo dài gây ra đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Biểu hiện của viêm xoang thường là đau nhức mũi, hắt hơi, thường xuyên chảy nhiều nước mũi, hốc mũi chứa nhiều nước và dịch nhầy, ngứa mắt, ngứa mũi, nhức đầu, người mệt mỏi…Tuy nhiên, viêm xoang sẽ tự lui khi thời tiết ấm lên.

Phòng bệnh bằng massage mặt, mũi 3-4 phút vào mỗi sáng

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh rất phổ biến ở các nước phát triển và ngày nay, nó cũng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Để điều trị viêm mũi dị ứng, ở ta thường dùng thuốc xịt tại chỗ nhưng ở nhiều nước tiên tiến, đặc biệt ở Mỹ, người ta cho người bệnh uống hoặc tiêm thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, cách điều trị tốt nhất vẫn là phòng bệnh. Vào mỗi sáng, trước khi ra khỏi giường nên dành 3-4 phút để massage vùng mặt và mũi. Dùng hai tay xoa lên xuống vùng mũi và miệng để làm ấm vùng mũi. Hít ra thở vào đều đặn 3-4 phút. Giữ cho vùng ngực, cổ và mũi được ấm áp. Giữ cho mũi họng sạch bằng cách đeo khẩu trang. Khẩu trang cũng giúp giữ ấm hơi thở vào mũi. Tuyệt đối không tắm nước lạnh, nên tắm nước nóng với nhiệt độ vừa phải. Phòng tắm phải kín gió. Tắm nhanh và lau khô cơ thể, đặc biệt là phần đầu, cổ, mặt và nhanh chóng mặc quần áo. Nên giữ vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng cách đánh răng trước và sau khi đi ngủ, sau khi ăn súc miệng bằng nước muối. Rửa mũi bằng nước muối ấm mỗi sáng và tối. Khi có dấu hiệu viêm mũi, viêm xoang phải đi khám để được điều trị đúng cách.

Không lạm dụng kháng sinh và phẫu thuật

Thông thường, các nguyên nhân như cảm cúm, dị ứng và các chất khí gây kích thích có trong môi trường ô nhiễm gây ra viêm mũi, xoang nhiều hơn là do vi khuẩn. Chỉ nên dùng kháng sinh trị viêm xoang trong trường hợp bệnh là do vi khuẩn gây ra mà thôi.

Dùng y học cổ truyền trị viêm mũi, xoang dài ngày

Thương nhĩ tử tán là một bài thuốc trị viêm xoang cấp và mãn tính lâu đời nổi tiếng. Bài thuốc này được sáng chế bởi danh y Nghiêm Dụng Hòa, người Trung Quốc. Trong phương, thương nhĩ tử vị cay đắng, tính ấm, có công dụng thông mũi, trừ phong thấp, chỉ thống (giảm đau) ; bạch chỉ vị cay, tính ấm, có công dụng giải biểu, trừ phong táo thấp, tiêu thũng bài nùng (chống phù nề và làm hết mủ), chỉ thống; tân di vị cay, tính ấm, có công dụng tán phong hàn, thông tỵ khiếu; bạc hà vị cay, tính mát, có công dụng sơ tán phong nhiệt, thanh lợi đầu mục, lợi hầu, thấu chẩn.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: thương nhĩ tử có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, ức chế miễn dịch; bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giải nhiệt; tân di có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, giảm phù nề, chống dị ứng, kháng khuẩn; bạc hà có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, kháng khuẩn, kháng virút, chống viêm, trừ đàm. Điều này giải thích vì sao bốn vị thuốc phối hợp với nhau trong phương thuốc lại có công dụng trị liệu hữu hiệu các bệnh lý viêm nhiễm ở mũi xoang.

Trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm sử dụng Thương nhĩ tử tán, tiến hành gia giảm hợp lý và bằng công nghệ hiện đại, nhiều loại đông dược thành phẩm trị các bệnh lý viêm mũi xoang đã ra đời dưới các dạng bào chế hiện đại, trong đó phải kể đến sản phẩm viên nang của một công ty cổ phần dược Trung ương. Sản phẩm này lấy Thương nhĩ tử tán làm hạt nhân và gia thêm bạch truật để bổ khí kiện tỳ, táo thấp hóa đàm; hoàng kỳ bổ khí tiêu viêm, trừ mủ; phòng phong khu phong giải biểu, trừ thấp chỉ thống và đặc biệt là kim ngân hoa có công dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn tiêu viêm, giải mẫn cảm và chống dị ứng. Hai vị thuốc bổ, hai vị thuốc công, công bổ kiêm trị, phối hợp tinh tế, làm tăng công năng trị liệu viêm mũi, viêm xoang của Thương nhĩ tử tán, khiến sản phẩm 100% “Made in Việt Nam” được đông đảo người bệnh và thầy thuốc lựa chọn.

Vì vậy, người bệnh viêm mũi xoang có thể sử dụng các sản phẩm được bào chế dạng viên nang từ bài thuốc trên để giúp thông mũi, thông xoang, làm hết viêm đau, sổ mũi, nghẹt mũi, từ đó, điều trị triệt để bệnh viêm mũi, viêm xoang mãn tính và ngăn ngừa bệnh tái phát.

MỚI - NÓNG