Giám định khuyết tật bằng… mắt thường

Giám định khuyết tật bằng… mắt thường
TP - Một trong những điểm mới của kỳ thi năm nay Bộ GD&ĐT cho phép các trường xét tuyển đặc cách thí sinh khuyết tật. Tuy nhiên, do không có hướng dẫn cụ thể, nhiều trường phải giám định mức độ khuyết tật của thí sinh bằng… mắt thường.

> Nhiều thí sinh khuyết tật được đặc cách

Ông Vũ Quang Thọ, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Công Đoàn cho biết, trước ngày thi, có một thí sinh bị teo cơ và chân trái thấp hơn chân phải hơn 20 cm. Ban giám hiệu phải giám định bằng mắt thường và hỏi xem thí sinh có thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày hay không. Thí sinh cho biết, phải nhờ người cõng đến đây. Sau hồi quan sát, trường quyết định nhận thí sinh này.

Ông Thọ kiến nghị, để việc tuyển sinh người khuyết tật chính xác, cần phải có hướng dẫn cụ thể; phải có cơ quan giám định y khoa xác định mức độ khuyết tật. “Như vậy, các trường mới không phải mò mẫm và giám định bằng mắt hoặc bằng cảm nhận như vậy”.

Đặc cách thí sinh khuyết tật. Trong lúc làm thủ tục đăng ký dự thi ĐH đợt một, Hội đồng thi trường Đại học Vinh phát hiện trường hợp em Lê Đình Thành, học sinh trường THPT Nguyễn Trãi (TP Vinh) bị khuyết tật vận động bẩm sinh (không đi lại được).

Nhà trường đã xin ý kiến của Bộ GD&ĐT và làm việc với gia đình để đặc cách em Thành vào học mà không phải thi theo Quy chế mới của Bộ GD&ĐT.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG