Giải pháp nào cho chất lượng giáo dục ?

Giải pháp nào cho chất lượng giáo dục ?
TPO - Lên lớp 100%, đỗ tốt nghiệp THPT cao đến 90%. Nhưng số thí sinh thi ĐH đạt 15 điểm trở lên/3 môn trên cả nước bình quân chỉ chiếm 15%. Năm nay, theo thống kê chưa đầy đủ, kết quả thi vào các trường ĐH ngoài công lập và ĐH địa phương ở phía Nam có tới hơn 95% thí sinh điểm dưới trung bình. Bạn suy nghĩ gì về chất lượng dạy và học hiện nay ?

>> Tiêu cực thi cử là lãng phí nguồn lực con người

>> Hơn 95% thí sinh điểm dưới trung bình

>> Gian lận học đường lộ rõ qua điểm thi

>> Ngớ ngẩn đến ... thậm tệ

>> Bi hài bài làm sĩ tử

>> Điểm thi môn vật lý cũng "kinh hoàng"!

>> Tuyển sinh lớp 10 ở Bình Thuận: 96% bài thi dưới 5 điểm

Ý kiến bạn đọc

Tên: Nông Quốc Tuấn

Cải cách giáo dục đâu có gì khó!

- Trả lại những giá trị đích thực của giáo dục theo kiểu học và dạy các đây 20 năm. Không vì bệnh thành tích mà nâng điểm bo điểm. Thứ hạng tính rõ ràng theo từng 0,25 điểm đề tìm ra người giỏi thật sự.

- Thực hiện chế độ hợp đồng lao động với giáo viên , theo thời gian và theo giờ, để giảm quỹ lương và giảm số lượng giáo viên thừa mà chất lượng không cao. Từ đó đề ra mức hỗ trợ cần thiết từ phụ huynh học sinh theo nhu cầu thực tế từng địa phương về giáo dục. Riêng phổ cập giáo dục cấp 1 là sử dụng 100% kinh phí Quốc gia về giáo dục và các quỹ bảo trợ của quốc tế và quốc gia

- Về giáo trình: nâng cao tính chủ động của Học sinh - không soạn giáo trình, và bài tập có sẵn theo dạng "mớm cung": học sinh chỉ việc điền vào chỗ trống làm giảm đi tính sáng tạo của học sinh, học là phải hiểu thật sự cứ không cần thuộc như một con vẹt. Mà như vậy thì đề thi cũng mang tính tồng hợp kiến thức và phát huy được các sáng tạo cần thiết mà trình độ học sinh ở cấp nào thì cấp đó phải đạt được. Tạo tính độc lập nghiên cứu tài liệu không bám dàn bài của giáo viên để học tủ.

- Giảng dạy: chủ động hướng dẫn học sinh tìm tòi kiến thức của nhân lọai thông qua tài liệu sách vở khác ngòai sách giáo khoa, thông qua hình thức họat động ngọai khóa để các em nắm bắt kiến thức thật, thực tế và chắc chắn không lơ mơ. Không bày ra qúa nhiếu trường chuyên lớp chọn dể lôi kéo học sinh giỏi về trường của mình làm "cần câu cơm" cho giáo viên.

- Tạo liên kết cần thiết với các trường có tiếng trong khu vực, và châu á vv., để có sự trao đổi và giao lưu văn hóa làm tiền đề cho du học sinh, và học sinh Việt Nam có thể mở rộng kiến thức và phương pháp học tập.

Trên đây là vài ý mọn nếu lãnh đạo giáo dục đọc được thấy hay thì nên tiến hành ngay là vừa. Cảm ơn ! 

Tên: Thùy Dung

Cần quan tâm đến bậc đại học và học tập nền giáo dục tiên tiến của nước ngoài

Nhiều người phàn nàn về chất lượng giáo dục ở nước ta, đặc biệt là ở bậc phổ thông. Mong muốn cho nền giáo dục ngang tầm với nhân loại là điều mà cả xã hội quan tâm.

Chúng ta đã liên tục cải cách giáo dục, sách giáo khoa được in mới hàng năm, đầu tư cho thiết bị dạy học đã tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ ngân sách nhà nước, mức chi phí của các bậc phụ huynh cho "sự nghiệp" học tập của học sinh bậc phổ thông cũng không ngừng tăng lên, nhưng chất lượng vẫn được coi là rất thấp.

Theo tôi, nhiều người lấy kết quả thi đại học so sánh với kết quả tốt nghiệp phổ thông để đánh giá nền giáo dục là không nên, cũng không nên quá nặng nề với bậc học phổ thông đến mức khi tỉ lệ tốt nghiệp cao thì không hài lòng, có người còn muốn so sánh kết quả thi đại học và tốt nghiệp phổ thông để đánh giá sự trung thực về giáo dục ở các vùng miền là không chính xác.

Bởi lẽ, chúng ta nên xem tuổi các cháu bậc học phổ thông là tuổi hoàn thiện về thể chất để chuẩn bị cho tiếp thu tri thức là chủ yếu. Việc hoàn thiện về tri thức nên dành cho bậc đại học, cao đẳng ... Nhưng một nghịch lý đang diễn ra với nền giáo dục nước ta hiện nay là việc học đại học ở một số nơi dễ hơn học phổ thông.

Có giảng viên chủ yếu là học bổ túc văn hóa, sau đó được đào tạo đại học tại chức, lãnh đạo sau hơn 20 năm tốt nghiệp phổ thông mới có bằng cử nhân, nhưng chỉ sau đó 4 năm, từ khi có bằng cử nhân đã là Tiến sĩ giám đốc, có lẽ họ là những "vĩ nhân".

Những người này sẽ tạo nên một nền giáo dục đại học ở nước ta như thế nào? Đó là điều đáng quan tâm nhất. Bộ Giáo dục & Đào tạo có biết chất lượng của những chiếc "máy cái" này không?

Có bao giờ Bộ Giáo dục & Đào tạo xem xét vấn đề này đối với các nhà trường, học viện? Chúng ta nên tiếp thu tri thức của nhân loại về giáo dục. Nếu một nước có nền kinh tế và xã hội phát triển thì ắt phải có nền giáo dục tốt, chúng ta mạnh dạn làm theo họ và cải tiến ít thôi!

Tên: caophu

Cải cách giáo dục: bắt đầu từ đâu?

(Thư ngỏ gửi Ông Tân Bộ Trưởng Giáo dục)

Từ khi ông Bộ trưởng giáo dục mới lên nhận chức, chỉ mới được vài tháng, nhưng mọi người đã có thể thấy quyết tâm đổi mới và cải cách nền giáo dục của Ông.

Nó được thể hiện không chỉ trong những bài nói hùng hồn của ông tại Quốc hội hay trên báo chí, mà nó còn được thể hiện khá cụ thể trong các hoạt động của ông. Thí dụ điển hình là Ông đã gặp gỡ thày giáo chống tiêu cực, làm việc với Sở giáo dục Hà tây về vấn đề gian lận thi cử.

Đây có thể được coi như một lời tuyên chiến với căn bệnh trầm kha và dai dẳng của ngành giáo dục nước nhà. Quyết tâm là như vậy, nhưng kết quả thì hẳn là chưa thể có được trong ngày một ngày hai, và những người dân thì chắc là hiểu rõ điều đó và vẫn đủ kiên nhẫn để chờ đợi (con gái tôi năm nay học lớp 2, tất nhiên tôi đủ kiên nhẫn để chờ trong 10 năm nữa, nhưng chắc nhiều người khác thì không thể!).

Thế nhưng có những việc đã nhìn thấy và có thể làm ngay thì có lẽ không nên bắt người dân phải chờ đợi thêm nữa. Đó thí dụ là việc giải quyết một trong những "nghịch lý" trong việc tuyển sinh đại học: "bi kịch" điểm cao trượt đại học.

Nó luôn là mối đau đầu thường trực của các thí sinh cũng như phụ huynh học sinh và bà Vụ trưởng ĐH và sau ĐH Trần Thị Hà cũng đã đề cập tới trong bài trả lời phỏng vấn gần đây. Các thí sinh thì vẫn phải đau đầu trong việc lựa chọn giữa được học tập và sau này cống hiến trong những ngành đúng với ước mơ, khả năng, nguyện vọng hay là chọn một nguyện vọng thấp hơn để đảm bảo đỗ.

Còn các trường và cả Bộ thì loay hoay trong việc giải bài toán nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2. Và trong khi bài toán này chưa có lời giải thì mỗi năm lại tiếp tục có nhiều học sinh giỏi, thi được điểm cao phải dừng lại trước cổng trường đại học để nhường bước cho nhiều bạn kém hơn mình, nhưng có "nguyện vọng" đúng.

Theo tôi vấn đề này không khó: Trước hết Bộ phải xác định được mục tiêu của mình là ưu tiên, đảm bảo quyền lợi cho những người chỉ cần chọn nguyện vọng đúng hay là ưu tiên cho những học sinh giỏi. Nếu mục tiêu là theo vế đầu thì chắc là cơ chế hiện nay đã tạm ổn, còn nếu mục tiêu là vế sau, tức là khuyến khích nhân tài đất nước thì Bộ hoàn toàn có thể có nhiều phương án để lựa chọn: thí dụ mở rộng chỉ tiêu tuyển đối với những trường có điểm chuẩn cao hơn nhiều so với điểm sàn, tránh tình trạng Trường thì muốn nhưng lại phải chờ Bộ, còn Bộ thì lại chỉ dừng ở mức đưa ra "khuyến cáo" chung chung.

Hoặc có thể ưu tiên các thí sinh đạt điểm cao chuyển xuống các khoa khác có điểm chuẩn thấp hơn hoặc ưu tiên các nguyện vọng 2 của một số trường... Nghĩa là có thể có rất nhiều phương án lựa chọn, và cách lựa chọn này sẽ thể thể hiện rõ quyết tâm đổi mới của Ông.

Công cuộc cải cách toàn bộ nền giáo dục hẳn là rất khó khăn và lâu dài. Nhưng tại sao chúng ta không bắt đầu từ những việc nhỏ "trong tầm tay" và lại có ý nghĩa và tác dụng to lớn cho cả hiện tại và tương lai như vậy?

Hẳn là rất nhiều người đang mong ngóng câu trả lời, và cao hơn là hành động cụ thể của Ông.

Tên: Thái Duy

CẦN CHẤN CHỈNH MÔ HÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGHIỆP

Không riêng gì việc học "tại chức" mà còn có nhiều hình thức liên doanh liên kết khác ở các địa phương . Có nhiều tấm bằng cầm trong tay không biết học kiểu gì như bằng "Đại học bách khoa Hà nội" nhưng học ở miền Trung .

Có lần cơ quan tôi phỏng vấn để tuyển lao động có 4 ứng viên tốt nghiệp trường "Đại học bách khoa Hà nội" học ở Quy Nhơn có 1 ứng viên tốt nghiệpTrung bình, 2 ứng viên tốt nghiệp khá, 1 ứng viên tốt nghiệp loại giỏi .

Sau khi hoàn tất phỏng vấn cả hội đồng đều đánh giá người có bằng loại giỏi là kém nhất . Tôi có suy nghĩ rằng xã hội nên sử dụng lao động có trình độ phù hợp với công việc cần tuyển dụng không nên chạy đua theo bằng cấp mà tạo nên thị trường béo bở trong đào tạo .

Tên: LE TRUONG

Bộ cần nên nghiên cứu lại cách đào tạo ĐẠI HỌC TỪ XA cho GIÁO VIÊN

Kính gửi: Lãnh đạo BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 

Thứ nhất: - Trong 1 học kỳ chỉ học có 3 đến 4 tuần, mà rất nhiều môn. Nếu 1 người trình độ học lực xuất sắc có tiếp thu được không? Huống chi những thành phần này trình độ học lực tự hỏi của họ tới đâu, nếu không nói là chỉ vừa đủ mức trung bình.Thử hỏi làm sao tiếp thu được.

- Đến khi thi không phải họ tự làm mà thuê người thi hộ cho cả lớp (ĐƯA ĐỀ RA NGOÀI) và đưa tiền cho GIÁM THỊ coi thi, kết quả ai cũng điểm cao. 

 Thứ hai: - Học từ xa là có ăn chia đơn vị cấp bằng và Sở giáo dục đào tạo, họ mặc nhiên không cần đến mức độ tiếp thu đến đâu? họ chỉ biết đủ chỉ tiêu đã giao hàng năm.

- Nhưng lực lượng này đến khi nhận bằng họ sẽ được trả lương theo cấp bậc Đại học, cao hơn rất nhiều với mức lương trước. Đây là gánh nặng của ngân sách nhà nước gây ra lãng phí cho ngân sách nhà nước mà chẳng giúp gì cho ngành giáo dục phát triển.

Theo đánh giá của tôi và rất nhiều người am hiểu và tâm huyết về tình hình giáo dục thì kiểu học này gây rất lãng phí cho nhà nước mà không đem lại hiệu quả gì cho ngành giáo dục nước nhà so với trước khi họ chưa học, Vì họ có tiếp thu được già đâu. Mà ngược lại nó chỉ đem lại cái lợi cho 1 số thành phần nhỏ trong xã hội như: đơn vị cấp bằng, Sở giáo dục sở tại... Kính mong vài dòng này được gửi đến Bộ giáo dục và đào tạo.

Tên: Nguyễn Đức Binh-Đức Linh-Bình Thuận

Tôi xin mạn phép góp mấy ý kiến nhỏ của mình sau nhiều năm thấy chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống mặc dầu Nhà nước và xã hội đã đầu tư không ít tiền của cho "cải cách" giáo dục.

Sẽ quá lạc hậu khi nói lại về những vấn đề mà các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải về ngành giáo dục. Ở đây, xin được gởi tới những người lãnh đạo và những nhà giáo có tâm huyết những suy nghĩ của bản thân về những vấn đề liên quan đến con người và vật chất có tác động đến chất lượng giáo dục:

Về con người: đội ngũ giáo viên hiện nay cần có sự sàng lọc để đảm bảo cả về chất lượng và đạo đức nghề nghiệp, cần bố trí những giáo viên dạy giỏi, có trách nhiệm đảm nhận những lớp đầu và cuối cấp, thật sự xóa bỏ bệnh thành tích giả tạo và nhất là hiện tượng dạy thêm tràn lan, chỉ bố trí bồi dưỡng học sinh giỏi và kèm cặp học sinh yếu mà thôi. Cần kiên quyết loại bỏ những giáo viên chỉ vì kinh tế mà không có trách nhiệm với học sinh, với ngành.

Đối với học sinh cần phải tạo điều kiện học tập thoải mái, phát huy tư duy của các em chứ không phải thụ động trong giờ học cứng nhắc. Về sách giáo khoa cần giao cho một đội ngũ giỏi có kiến thức chuyên môn cao tập trung biên soạn, tránh những sai sót " chết người".

Về thiết bị cần đồng bộ, yêu cầu độ chính xác, phải gắn "Học với hành", chứ không phài mua cho đủ kinh phí được phân bổ.

Về bậc học Đại học: không nên hạ điểm chuẩn đầu vào, cần phải chấp nhận một hay nhiều năm các trường ĐH sẽ thiếu học sinh, nhưng nhờ thế mà chất lượng đầu ra mới đảm bảo, chất lượng giảng dạy của từng trường cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của học sinh.

Chúng ta cũng cần xoáy vào vấn đề: Tại sao con em ta học nhiều mà chất lượng lại kém và hẫng hụt? Xin cảm ơn!

Tên: Trần Văn Phúc

Tại sao học trò của ta học vẹt?

Có nhiều lý do dẫn đến học sinh và cả sinh viên học vẹt để lấy điểm. Hậu quả của nó thật là nguy hiểm, làm thui chột tính độc lập tư duy của thế hệ trẻ, dẫn đến không ít học sinh sinh viên không có ham muốn học hỏi và hiểu biết, hứng thú trong học tập .

Đó là do cung cách chúng ta đang tiến hành thi cử hiện nay và một phần do tư duy về thi cử còn chưa ổn, bên cạnh đó là chương trình và phương pháp giáo dục của chúng ta là nhồi nhét và cuối cùng là đội ngũ giáo chức của chúng ta chưa theo kịp được yêu cầu, nếu không muốn nói là quá yếu.

Nói về thi, cái sai lầm lớn nhất là chúng ta quá xem nặng đầu vào mà không chú ý đúng mức đến đầu ra, coi các kỳ thi tuyển sinh mang tính chất Quốc gia và đổ không biết bao công sức và tiền của cho kỳ thi tuyển sinh. Trong khi đáng lẽ chúng ta phải tập trung vào kiểm tra đánh giá chất lượng đầu ra để có định hướng cho thí sinh chọn trường chọn ngành.

Thử thống kê xem vụ Đại học và sau đại học và lãnh đạo Bộ đã mất bao công sức cho kỳ thi này và hiệu quả thực sự mà nó mang lại được là bao với cách tuyển sinh trước đây? Có người con quan niệm sai lầm biến chức năng của kỳ thi tuyển sinh là kỳ thi tuyển người tài, nên xem các kỳ thi tuyển sinh chỉ là tuyên những người có điều kiện theo học ở một trình độ thích ứng mà thôi, thì chúng ta thấy nó nhẹ nhàng bao nhiêu!

Các em không thi đỗ năm nay thi năm sau có điều kiện thi lại, cơ hội học tập của các em không mất, mà chính xác nhất là lỡ cơ hội. Còn nữa khi có luật phổ cập tiểu học và PTCS chúng ta đã bỏ các kỳ thi cuối cấp này, xem nhẹ các kỳ sát hạch này là một sai lầm. Vì học phải đi đôi với sát hạch học lực. Thi cử và kiểm tra không chỉ có chức năng đánh giá mà còn có chức năng vô cùng quan trọng là giám sát và kiểm tra và động viên việc học hành của các em.

Không nên thấy việc tổ chức các kỳ thi quá nặng nề mà bỏ luôn các kỳ thi tốt nghiệp. Phổ cập không có nghĩa là ai cũng có thể phổ cập như nhau, em nào còn kém thì cần phải học lại để chuẩn hóa kiến thức phổ cập. Không vì muốn phổ cập mà để cho đến khi học song chương trình phổ thông cơ sở có em chưa đọc và viết được, cứ kiểu này giáo dục nước nhà tự hạ mình đến đâu? Một trong nguyên nhân là học trò ngày nay học vẹt là do chương trình quá nặng nề.

Chương trình học nặng nề phần lớn là do tư duy ôm đồm chứ không phải nặng về kiến thức. Chúng ta đã mang vào nhà trường nhiều khối kiến thức mà đáng ra các em có thể nhận được sự giáo dục và dạy dỗ từ môi trường gia đinh, đoàn thể và xã hội. Nên có nhiều môn học nhàm chán, thày giảng cũng gượng gạo và trò nghe một cách miễn cưỡng. Học trò tốt nhất là học thuộc bài để trả thày.

Chương trình nặng nề không còn thời gian để trò tư duy, học cho thuộc đã không đủ thời gian. Đấy là chưa nói đến nạn học thêm theo kiểu gà bài, bắt trò học thuộc bài gà trước để hôm sau làm bài kiểm tra hay thi ở lớp.

Cuối cùng tôi muốn đề cập đến một nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn đến việc học vẹt của con em chúng ta là đội ngũ giáo chức của chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu của việc dạy học. Do hậu quả của nhiều chính sách mà từ nhiều năm trước “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” nên đến nay quá nửa giáo viên (kể cả giáo viên đại học) chưa có đủ bản lĩnh về kiến thức để “dạy” và “giảng”.

Chủ yếu là “đọc bài” trên lớp và nhiều thày cô chưa “tiêu hóa” nổi bài làm của trò, khi trò trả bài không đúng “nguyên văn” như bài thày cô đã “đọc” thường không đựợc điểm cao, cho dù đó là bài có tư duy độc lập và nắm được kiến thức.

Nên suy cho cùng muốn cho học trò của ta ngày một thông minh, năng động và sáng tạo, phải bắt đầu từ người thày. Còn để có người “thày” ra “thày” có lẽ không chỉ riêng là nhiệm vụ của Ông thày. Điều này có lẽ ai cũng hiểu.

Tên: Nguyên Hiệu

-Phải mở ra một hội nghị "Diên hồng" Giáo dục gồm tất cả các nhà giáo ưu tú và tất cả những ai có tâm huyết cho nên Giáo dục nước nhà.

- Giáo dục là cả nước cùng gánh vai góp sức , chứ một mình Tân Bộ trưởng có giỏi cũng không thể làm được. Mọi người cùng phải đồng lòng nhất chí quyết tâm đổi mới GD triệt để và giúp nhiều hiến kế cho Bộ trưởng , tôi tin sẽ thành công tốt đẹp.

-Cải tổ trước hết bắt đầu từ trường ĐH Sư phạm và CĐ Sư phạm, từ khâu tuyển sinh đầu vào như trình độ, hình thức và có tâm với nghề ( vì ngành này được xưng danh là Thầy chứ không phải thợ) và chương trình giảng dạy theo tôi phải chú trọng về Đạo đức người thầy cũng như khoa tâm lý học phải được chú trọng hơn nữa.

 -Và bắt đầu ngay với cấp Tiểu học, theo tôi trước hết rà sóat lại trình độ giáo viên và quan tâm hàng đầu là đạo đức giáo viên và truyền dạy đạo đức cho học sinh. Tiểu học không chỉ dạy đọc viết mà phải uốn nắn cách ngồi, viết, đi đứng, nói năng lễ phép....Nên xếp giáo viên phụ trách lớp bắt đầu từ lớp 1 cho hết lớp 5. Có như vậy mới đánh giá tốt được giáo viên cũng như tự bản thân GV đó phải phấn đấu và có trách nhiệm với sản phẩm GD của mình, tránh tình trạng lo thành tích mà vẫn đẩy các em yếu kém lên lớp và các cô cấp lớp trên phải gánh chịu hậu quả do lớp dưới đẩy lên.

Có thi đua với thành tích đạt được sau một thời gian so với lúc đầu, chứ không đề ra chỉ tiêu thi đua. HS nào học không được sẵn sàng cho ở lại học thêm năm nữa, không nên cho HS chuyển trường khác. Chương trình học phân sao cho đủ thời gian để cô và trò cùng dạy và học tốt. Các môn Khoa, Sử , Địa đưa vào dạy hợp lý hơn và yêu cầu GV sọan và dạy nghiêm túc. Nghiêm cấm GV cấp 1 bắt HS đến nhà cô học thêm. Các cháu yếu vẫn có thể kèm tại lớp hoặc kết hợp với PH nhắc nhở cháu.

-Lương GV nhà nước thì thấp, nhưng nếu GV nào dạy thêm có thu nhập cao , yêu cầu cũng phải khai báo đóng thuế như các Ca sĩ.

- Còn vấn đề dạy thêm, học thêm thì ở đâu cũng cần và quốc gia nào cũng có, nhưng phải theo nhu cầu chứ không bắt buộc và làm tập thể như các trường hiện giờ vẫn làm. Vấn đề này rất nan giải và không thể làm ngay được. Từ lâu PH rất sợ nghỉ hè, không ai trông nom các cháu và tốt nhất cho chúng vào trường học được chữ nào hay chữ ấy và có người trông nom đỡ lêu lổng và rồi thành quen. PH đã giao hết chuyện học của con em mình cho nhà trường,để mặc nhà trường tự định liệu đến con em mình, không hề quan tâm đến trường làm đúng hay sai, chỉ có một động thái là đóng tiền theo yêu cầu.

Đến khi có sự việc xảy ra ngòai ý muốn của mình thì lúc đó đổ lỗi hết cho nhà trường. Vấn đề học thêm nên cấm ở hình thức bắt buộc tại nhà trường cũng như các cô đứng lớp bắt các HS phải học thêm môn của mình. Nên để HS tự học và có thời gian tự tìm thầy bổ túc những phần yếu kém của mình cũng như nâng cao kiến thức. Tôi xin gửi một vài suy nghĩ nhỏ đến BBT.

Tên: son nguyen

Hãy học tập cách ứng xử quan hệ Thầy-Trò như ở các nước tiên tiến

Nếu nhà trường đại học của chúng ta chấp nhận nguyên tắc: sinh viên có quyền đề đạt nguyện vọng lựa chọn thầy. Thầy giáo nào giảng bài tốt, sinh vien tín nhiệm, thì thầy ấy tồn tại mãi tại giảng đường. Thầy nào giảng không tốt, sinh viên có quyền kiến nghị thay thầy giáo khác và nhà trường phải chấp nhận ý kiến nguyện vọng của người học.

Nếu nguyên tắc này được áp dụng ở ta, thì sẽ hết cảnh sinh viên sợ thầy không giám nói; Thầy cứ giảng không cần biết sinh viên nghe có hiểu hay thich thú hay không?

Tôi đã từng du học ở nước ngoài rồi. Người ta áp dụng nguyên tắc này từ lâu rồi. Không khí học hành trong lớp, quan hệ thầy trò rất tốt. Sinh viên năng động, chủ động với bài giảng. Thầy thì thích thú lắng nghe sinh viên phát biểu. Thường xuyên thảo luận trong lớp là chuyện thường thấy trong lớp học đại học, cao học ở nước phát triển!

Tên: Đoàn Minh

Kính gửi BBT Báo Tiền Phong Online. Tôi là một giáo viên ( GV ) sắp đến tuổi nghỉ hưu. Hàng ngày, tôi có giành thời gian xem các chuyên mục về giáo dục ( GD ) trên các báo điện tử. Tôi thấy nhiều ý kiến bạn đọc rất tâm huyết, nói lên được những yếu kém của GD, nguyên nhân và cách cải thiện...

Có hai ý kiến mà tôi quan tâm. Thứ nhất: Yếu kém không phải là lỗi riêng của GD, nhiều lý lẽ để chỉ ra điều này nhưng ở đây, chỉ xin nói về cái lý con người ( là yếu tố quyết định chất lượng ): Từ lâu đã có câu: nhà văn, nhà giáo, nhà báo, nhà nghèo.

Nay không hẳn như thế nữa nhưng đa số ( đa số thôi ) nhà giáo vẫn nghèo. Lương tháng mà sống cho mức TB khá ( cả về vật chất và tinh thần và tích luỹ phòng cơ cho bao nhiêu việc phải lo ...) thì chỉ đủ 10 - 15 ngày, còn lại phải làm việc khác để có thu nhập bằng nhiều việc, kể cả việc dạy thêm ( chính đáng do DÂN THUÊ, DÂN MƯỚN chứ không phải bắt ép - tôi cũng đã từng làm việc này).

Làm được hoặc không làm được thêm đều bị chi phối nhiều về tâm trí, không thể toàn tâm toàn ý cho dạy học được, mà đã không thế thì không thể dạy tốt được. Bởi thế đã có nhiều ý kiến hiến kế rằng phải tăng lương cao cho GV (! ?)

Người ta đã nói rằng: một nền kinh tế nghèo, chậm phát triển thì không thể có một nền GD tốt. Rồi thì từ xưa, các cụ cũng đã nói : "Tiền nào của ấy". GV của ta, cơ bản là tốt song tay nghề nói chung là yếu ( có ai đó gọi là GV giỏi thì cũng chỉ là giỏi trong phong trào, trong Hội thi - mà có người đã gọi đó là những " diễn viên dạy giỏi" ).

Hiện nay, số GV thế hệ chúng tôi hoặc ít tuổi hơn, do lịch sử để lại ở những hệ đào tạo chủ yếu là sơ cấp và trung cấp ( cấp tốc )để phục vụ kịp thời yêu cầu xã hội, nay có bồi dưỡng thêm cũng không ăn thua gì đáng kể.

Cán bộ quản lý cũng vậy, từ những GV đó mà lên, bổ túc thêm một chút về công tác quản lý. Cả GV và CBQL, đã chưa giỏi chuyên môn lại kém sáng tạo, yếm thế vì không có tự chủ đã lâu như thế nên nay cũng khó mà sửa được.

Thứ hai: muốn sửa đổi thì không thể vội vàng, cấp tập vì tồn tại quá lâu mà nguyên nhân thì quá sâu rộng cho nên phải biết CHỌN VIỆC không phải cái gì cũng đột phá, chẳng hạn như bệnh thành tích và chống gian lận, chống là đúng nhưng chắc chắn còn lâu mới chống được nếu không thay đổi được gốc rễ của vấn đề như nhiều người đã nói.

Có lẽ khẩu hiệu " Dạy thật, Học thật, Đánh giá thật " cần được làm ngay. Phải làm cho tất cả GV và XH hưởng ứng và chắc chắn là họ sẽ hưởng ứng. Muốn vậy phải bớt hô hào, khuếch trương, bớt tuyên dương, tuyên truyền vô vị mà nên động viên GV yên tâm, vui vẻ, cố gắng ở nức cao nhất có thể được và làm cho họ thấy: ngành đã hiểu, ngành thông cảm với họ và tôn trọng họ ( đây có vẻ là "duy ý chí" nhưng rất cần ).

Cuối cùng, GD và XH phải biết chấp nhận, không thể chỉ có thế này mà lại đòi thế khác được.

Tên: Lê Trung Tạ

Tôi rất đồng ý với ý kiến của bạn Hồng Anh cho rằng những yếu kém của ngành giáo dục lỗi không phải của riêng ngành giáo dục. Thực trạng tham nhũng, thành tích và hình thức đang là căn bệnh đáng báo động của cả xã hội, tồn tại ở không ít các lĩnh vực, không riêng gì ngành giáo dục.

Đã là người dân, đi làm nhà nước, không ai không biết việc này, chỉ có điều có dám nói và muốn nói ra hay không mà thôi. Thời gian vừa qua, tất cả các phương tiện thông tin đại chúng đều đồng loạt lên tiếng chỉ trích các yếu kém của ngành giáo dục, và đổ tất cả lỗi cho ngành giáo dục.

Chẳng qua hậu quả những yếu kém của ngành giáo dục nhìn thấy ngay vì nó được thể hiện trực tiếp thông qua kết quả thi tuyển của con em phụ huynh học sinh, tác động trực tiếp vào những tính toán, định hướng tương lai của những bậc làm cha làm mẹ. Còn những ngành khác thì sao? Câu hỏi xin được nhường quyền trả lời cho mỗi người làm trong ngành của mình.

Vậy nguyên nhân chính ở đâu? Đó là những yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước, cồng kềnh nhưng không hiệu quả. Đây là nguyên nhân chính, từ đó dẫn đến hàng loạt các yếu kém tiêu cực nảy sinh.

Nào là Luật thì ra rất nhiều nhưng nằm chờ nghị định, văn bản quy phạm pháp luật thì liên tục sửa chữa thay đổi. Nào là Cơ chế tuyển người vào các cơ quan nhà nước, quá coi trọng lý lịch và văn bằng trong khi các công ty tư nhân mục tiêu tuyển người rất đơn giản: "làm được việc".

Chính vì vậy người làm trong cơ quan nhà nước là một mớ hỗn độn, người làm được việc và không làm được việc cũng như nhau. vân vân và vân vân ....

Nói tóm lại, không thể thay đổi thực trạng giáo dục một cách triệt để nếu không có sự thay đổi đồng bộ của cả xã hội, tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, thay đổi cơ chế làm việc và cải cách Bộ máy quản lý nhà nước.

Biện pháp thế nào là tầm vĩ mô của Trung ương.

Tên: Hồng Anh

Chấn hưng giáo dục, không thể nôn nóng

Tất cả những gì gọi là nguyên nhân yếu kém của GD như " bệnh thành tích ", phương pháp dạy và chương trình học lạc hậu ... đã có từ hơn nửa thể kỷ nay, hoặc như "dạy thêm, học thêm" không phải là ý muốn của GD mà chỉ là hệ quả tất yếu của cung không đủ cầu mà thôi...bây giờ trong vòng vài năm làm sao mà khắc phục được.

Những gì chỉ thuộc riêng giáo dục thì may ra GD mới có thể khắc phục được, nhưng xem ra, không có lỗi gì của riêng GD. Đó là lỗi của cả hệ thống, lỗi của cả hạ tầng cơ sở.

Vậy thì khi hai cái quyết định ấy mà không cải thiện được thì không mong gì GD thay đổi, chẳng hạn như có vị GS nói rằng phải thay đổi 50 % nhân sự của GD - có thể đúng là như vậy- thế thì 50 % kia đi đâu, làm gì , đó là cả vấn đề rất lớn của xã hội, hoặc như "Đại học đẳng cấp quốc tế", tiền đâu, đất đâu, người đâu ...

Do đó, GD cũng không nên sốt ruột, hăng hái quá mà rồi lại thất vọng vì quá tầm của mình. Những gì nhẹ nhàng thì nên làm trước chẳng hạn như xem lại các khẩu hiệu và khuyến khích thi đua, khuếch trương vô lối, bỏ bớt những cuộc tổng kết báo công hình thức ( tiến tới bỏ hẳn ) , tốn tiền thật nhưng thành tích giả hoặc thành tích đó không để làm gì, xem lại các chủ trương chính sách thật sự có lợi cho dân...

Tên: GS.Trương Nghệ (ĐHQG đã nghỉ hưu)

Ba giải pháp cơ bản cho giáo dục Việt Nam

Với bài viết ngắn ngủi này, tôi muốn giãi bày tâm sự của một người rất tâm huyết với nền giáo dục và đào tạo của nước nhà. Xin được phép trình bày ngay các ý kiến sau.

Từ trước đến nay, chúng ta chưa dám thấy, hoặc chưa thấy được các căn bệnh nan y nhất của GDDT nước nhà. Theo tôi ba căn bềnh nan y nhất của giáo dục và đào tạo nước nhà là:

1. Thu nhập hợp pháp của giáo viên không đủ để nuôi gia đình.

2. Phương pháp giáo dục còn nặng về nhồi sọ, không phát huy được tính sáng tạo của học sinh.

3. Chương trình còn nặng nề, hình thức thi tuyển chưa phù hợp.

Ai cũng biết căn bệnh thứ nhất là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề tiêu cực, tham nhũng, như 'xin điểm, bán điểm, bắt ép học thêm, làm bài thuê, nói chung là tìm mọi cách moi tiền của phụ huynh thông qua học sinh.

Những điều này đã làm mất tư cách của người giáo viên, huỷ hoại lòng tin của học sinh, sinh viên, làm mất trật ,tự kỷ cương trong nhà trường. Có rất nhiều nhiều giáo viên có lương tâm không làm những việc ảnh hưởng đến danh dự, nhưng họ và gia đình họ cũng phải sống, những người này đành đi kiếm nghề tay trái như mở thêm cử hàng, đi dạy thuê lu bù.

Việc chính của họ, nhưng vì thu nhập lại là phụ, không được quan tâm: không có thời gian soạn bài vở, giáo án, chấm bài cho học sinh, nói gì đến việc nghiên cứu khoa học, cải tiến giảng dạy.

Căn bệnh này có chữa được không? Theo tôi là chữa được, nhưng rất khó, vì nó đụng đến hầu bao của các quan chức trong ngành giáo dục và đào tạo, từ cấp Bộ, cấp Sở, Phòng, Ban Giám hiệu cho đến cả lãnh đạo khoa, bộ môn.v.v.. Tất nhiên không phải tất cả các quan chức to nhỏ trong ngành GD ĐT đều tham nhũng, nhưng chuyện tiêu cực bây giờ đang là phổ biến.

Theo một đại biểu Quốc hội đã phát biểu khi chất vấn Bộ trưởng cũ là nếu dùng hầu hết ngân sách cho lương, thì lương giáo viên trung bình phải trên 2 triệu đồng một tháng (một mức lương khá tốt trong hoàn cảnh VN và so với các ngành khác)..

Tuy nhiên than ôi, các quan chức giáo dục từ Bộ , Sở, Phòng, Ban cho đến các cơ sở thấp nhất là bộ môn, đều không muốn dồn tiền vào quỹ lương, họ muốn có nhiều dự án, nhiều chương trình, nhiều tiền để xây dựng, mua sắm v.v..như kiểu dự án đổi mới sách giáo khoa, tính toán hiệu năng cao ; nghiên cứu tư tưởng này, phương pháp nọ; v..v....Có nhiều loại tiền vào các việc này, thì mới dễ "tăng thu nhập" (rất tiếc là chỉ cho một bộ phận người có chức có quyền).

Mong rằng với Bộ trưởng mới, khoản tiền giành cho quỹ lương, đến tận tay người giáo viên, phải chiếm khoảng 70-80 phần trăm ngân sách và của khoản thu học phí, chứ đừng như hiện nay, thực tế chỉ khoảng 30 phần trăm.

GS Nguyễn Xuân Hãn khi ứng cử vào Ban Chấp hành TW Đảng cũng nói là ông sẽ tăng được mức lương lên gấp đôi cho ngành giao dục đào tạo là rất có cơ sở. Tôi dám khảng định rằng mỗi một vị Hiệu trưởng, Hiệu phó hiện nay trung bình thu nhập từ đủ các loại khoản phải đến từ 60 triệu đến 500 triệu đồng một năm, cá biệt còn hơn nhiều.

Tôi xin nhắc lại và nhấn mạnh rằng giải quyết vấn đề này không phải là tăng lương một cách thuần tuý, mà là rút các khoản chi khác, không thực sự cấp bách để phân phối công bằng, công khai. Việc này không ảnh hưởng gì lắm vào hoạt động của ngành, vì đó là các khoản không cấp bách và từ trước đến nay, trên thực tế hầu hết khoản này vào túi của các quan chức.

Tóm lại không phải là tăng lương mà là hợp lý hoá vấn đề đầu tư và hợp pháp hoá, công bằng và công khai hoá vấn đề thu nhập của công chức. Trong nhiều lĩnh vực khác như y tế, khoa học, quốc phòng v.v... cũng đều có thể làm được cách này.

Về căn bệnh thứ hai tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng đó là một căn bênh có tính "chiến lược"; Các thế hệ sau này của ta phải dám suy nghĩ, dám sáng tạo, chú không phải chỉ rập khuôn.

Muốn vậy phải phải dạy, học làm sao để phát huy được tư duy cao nhất cuả học sinh. Phải rèn luyện điều này tư trong trường phổ thông cơ sỏ. Ở Mỹ và các nước phát triển, người ta đang rất quan tâm đến vấn đề dạy và học sáng tạo.

Muốn vậy trước hết phải có một chương trình phù hợp và một đội ngũ giáo viên có đủ năng lực về chuyên môn và đạo đức. Kiên quyết vứt bỏ những phần trong chương trình không còn phù hợp với thời đại dân chủ và xã hội thông tin ngày nay.

Đây là một công việc lâu dài, nhưng rất quan trọng, do đó phải bắt tay làm ngay.

Về vấn đề thứ 3, không nên coi thường: cách thi cử sẽ quyết định cách học. Hiện nay Bộ GDDT đang cho triển khai các loại thi trắc nghiệm, thi từ xa , dựa vào công nghệ thông tin. Đây là một việc làm rất cần thiết, nhưng tôi theo dõi, thì thấy tiến triển chậm quá. Làm tốt việc thi cử sẽ tránh được tệ nạn học thêm, nhồi sọ và nhiều tiêu cực khác.

Tên: Chi Mai

Giáo dục Việt Nam cần có sự cải tổ thực sự

Nền giáo dục Việt Nam đang đứng trước những vấn đề nan giải, đây là 1 sự tất yếu của quá trình dạy và học nhiều bất cập trong những năm qua. Tôi thực sự cảm thấy buồn cho giáo dục nước nhà hiện nay khi mà tình trạng các bậc phụ huynh chạy chọt cho con vào trường chuyên, lớp chọn, trường điểm .... ngày càng trở lên phổ biến.

Rồi dạy thêm, học thêm, muốn con được ngồi bàn trên cũng phải đến nhà cô, nếu không cô sẽ cho ngồi chỗ khó nhìn bảng... Ngày xưa, khi chúng tôi đi học, những bạn học kém, hay nói chuyện thì cô cho lên bàn trên để dễ kèm cặp chứ đâu có như bây giờ, chạy chọt cả chỗ ngồi.

Tôi cũng là học sinh, sinh viên và vừa thi đỗ cao học nhưng tôi cảm thấy việc dạy và học như hiện nay thực sự không ổn, khi mà thầy đọc, trò chép, hầu như học sinh hay sinh viên không có khả năng tư duy hay đưa ra ý kiến cho bản thân mình mà chỉ chép và học thuộc lòng.

Vấn đề thi cử, quay cóp cũng là việc phổ biến, "chuyện thường ngày ở phố huyện". Khi ôn thi cao học tôi cặm cụi học thuộc môn Kinh tế chính trị thì mấy chị ôn thi cùng lớp bảo là dở hơi, chuẩn bị mang tài liệu vào mà chép chứ học làm g? Mấy cô giáo viên trong trừơng còn hướng dẫn chị quay để giám thị khó phát hiện được.

Tôi đã từng học 4 năm ở trường đại học nhưng thực sự khi ra trường tôi cảm thấy rất thiếu tự tin trong công việc và khả năng thuyết trình, diễn thuyết của mình, tôi có thể viết tốt nhưng khi phải trình bày trước đám đông thì tôi thực sự thiếu tự tin.

Tôi nghĩ rằng chúng ta phải thay đổi cách dạy và học như hiện nay. Học sinh phải có khả năng tư duy, phát biểu, đưa ra ý kiến của mình. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách đọc, sưu tầm tài liệu và tổ chức thảo luận trên lớp. Cải tổ cách thức ra đề thi, không ra đề theo cách học thuộc lòng, mà ra đề theo cách tư duy, học sinh phải đọc nhiều tài liệu, có tư duy tổng hợp, logic thì mới có thể làm được bài thi.

Tên: Trần Dạ Thảo, TP HCM

Kính thưa Tòa soạn cùng các độc giả. Em tôi năm nay là học sinh lớp 8 của 1 trường PTCS tại TP Hồ Chí Minh. Chưa bao giờ em tôi được đi học thêm ở bất cứ đâu. Và từ khi bắt đầu đi học đến giờ năm nào em tôi cũng đạt danh hiệu Học Sinh Giỏi.

Em tôi thường tâm sự than thở với mọi người là những thành tích mà nó đạt được trong học tập chỉ có nhà trường công nhận còn ở nhà thì chẳng có ai công nhận cả.

Vâng thưa quý vị. Tôi chỉ kèm thêm cho em tôi ở nhà và với với những kiến thức ít ỏi mà tôi biết chắc chỉ đủ để cho em tôi hiểu vấn đề và làm thông thạo các bài tập trong sách giáo khoa.

Còn như để đột phá và tìm ra cái mới thì em tôi hoàn toàn chưa có nên tôi không thể công nhận điều đó được. Tôi rất mong là em tôi cũng sẽ có được cái nhìn đúng về thực lực và khả năng của chính mình để tiếp tục cuộc hành trình khai phá khối đồ sộ của kiến thức.

Kính mong quý vị hãy tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa để cùng xây dựng lại con đường giáo dục cho đất nước Việt Nam mình. Hãy vì tương lai thế hệ con em chúng ta, hãy vì 1 đất nước Việt Nam.

Tên: Vu Manh Toan

Tôi xin điểm một vài cái sai để thấy có cái đã bước đầu khắc phục. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp nói ra thì rất nhiều chương nhiều hồi cái gì cũng có một quá trình đi lên và phát triển vì không ngăn chặn được và bỏ mặc từ lâu nên đã trở thành căn bệnh nhiễm vào nhiều thế hệ liệu có thể chữa được không.

Trước tiên xin đánh giá theo các cấp trong nghành từ cấp trên xuống cấp dưới. Đề thi đại học không sát với chương trình học nên phát sinh học thêm, từ đó Cải cách giáo dục lần I : Làm gì để xã hội thấy được có một cuộc chuyển biến rõ nhất là bằng cách thay đổi kiểu cách chữ viết mà chẳng có công văn quyết định nào ra lệnh cải cách chữ viết như que tươi bẻ gãy chẳng có cấp trong ngành nào nhận lỗi về mình, lại quay về kiểu gần cũ và cho đến bây giờ thì quay về cũ thật sự.

Nhưng trẻ chưa nắm được cấu tạo và đường đi của nét bút bằng cách viết chữ to thì đã vội cho viết chữ nhỏ và bỏ cả giờ tập viết có văn bản nào quy định chữ viết không ?, Cơ sở khoa học nào để cho trẻ lớp một viết chữ bé ?, bỏ không cho viết bút chấm mực ?

- Cấp nào đã tự đánh giá và thu hoạch được gì sau cuộc cải cách lần 1 cho nên phải có cuộc thay sách lần 2 để tránh dùng từ cải cách giáo dục. Cũng như lần trước phái có dấu ấn trong cải cách nên sách lớp 1 học chữ e trước với lý do không thỏa đáng và vẫn duy trì.

Đánh giá tổng kết năm học Bộ khen Sở này có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao thế là sang năm có sự ngầm thi đua dẫn tới kết quả ảo ở cấp trung học cơ sở. Bài kiểm tra nếu chỉ đạt 55-60% trên trung bình trở lên thì phải cho chấm lại hay kiểm tra lại, thế thì tội gì mà không cho đề dễ và cùng dạng với học thêm để bài kiểm tra có kết quả cao, không được cho học sinh lưu ban nhiều...v..v....

Tất cả tôi chỉ muốn nói là nếu muốn chữa bệnh của giáo dục phải tìm cội nguồn xuất phát thì mới trị được bệnh. Phải phân tích mổ xẻ mới thấy được.

Tên: Lê Minh

Dạy thêm, học thêm đâu có lỗi gì.

Gần nột chục năm nay, nhiều người lên án dạy thêm, học thêm. Có người coi đó là quốc nạn, có người bảo phải cấm tiệt như cấm pháo, có người cho rằng đó là nguyên nhân làm yếu kém giáo dục. Tất cả đều sai hết.

Ai có thể bảo đảm rằng mình đã nói ( giải thích )đúng về nguyên nhân của dạy thêm học thêm, chắc chắn không ai dám nhận như vậy. Tôi đã có hơn 30 năm dạy học, không dạy thêm nhưng không phản đối dạy thêm học thêm mà còn rất thông cảm với chuyện phải học thêm.

Không ít học sinh và PHHS kêu ca rằng chương trình học nặng quá, chỉ học ở lớp không đủ ,45 - 50 phút ( 1 tiết học )không thể giải quyết tốt một bài dạy để học sinh hiểu đúng và sâu để vận dụng tốt, đó là điều chắc chắn, nhất là ở cấp PTTH và cả PTCS.

Trong khi đó, thi cử thì khó, lối vào quá hẹp, đường vào đời quá chông gai, do đó phải học thêm để hy vọng ( hy vọng thôi ) thi đỗ, đấy là chưa nói đến phải cả gian lận nữa để thi đỗ...

Chương trình, SGK không phải chỉ do bộ GD làm mà còn có Quốc hội, hội đồng GD quốc gia duyệt thông qua. Vậy nếu nặng thì không phải chỉ do Bộ GD, do đó HT là vấn đề của cả chính phủ, của cả nhà nước, đấy là còn chưa nói đến chuyên lương của GV.

Chỉ có những nước phát triển mà trong việc học, cung rất đủ cầu ở mọi cấp, kể cả ĐH, việc học ĐH, CĐ không phải là con đường sống, mục tiêu duy nhất thì mới không có sức ép học tập, mới không phải nói đến chuyện dạy thêm học thêm.

Thử xem, ai không có con học thêm mà đỗ vào ĐH ( có lẽ HT nhiều mà vẫn không đỗ cho nên mới cay cú để nói nặng lời và không đúng như trên ), không HT có đi thi quốc tế được không ? Tất nhiên trong chuyện DT, HT có tiêu cực ( ít thôi ) nhưng ai bảo ở đâu, ngành gì, việc gì không có tiêu cực. ăn rau bị ngộ độc thì không phải biện pháp là cấm ăn rau ( không ăn rau thì đúng là sẽ chết vì bệnh ). Bộ GD chắc đã nhìn vấn đề DT, HT một cách biện chứng hơn nên hứa sẽ xem xét lại chứ không phải coi đó là quốc nạn, cấm như cấm pháo.

Tên: Minh Hoàng

Tôi nói rằng các bạn nêu ý kiến về GDVN ngày nay đều đúng, chẳng sai nhưng nó là truyện biết rồi nói mãi vẫn vậy. Tại sao?

1. Tôi thấy tỉnh nào cũng Phổ cập GD, cũng thành tích thì ai làm lành mạnh hoá GD ? Nhiều khi các trường, các thầy cô giáo không muốn học sinh mình yếu kém được lên lớp vậy mà vẫn phải làm cho các học sinh đó phải được lên lớp, các ông(bà) hiệu trưởng mà không làm theo "Thành tích " thi "toi mạng" rồi còn đâu mà làm Hiệu trưởng, hiệu phó nữa. Chung quy đội ngũ GV đa số cũng phải vì cuộc sống của mình thôi.

2.Vợ tôi, một GV trong nghành còn phải kêu nên rằng: "GD thời nay buồn lắm" chất lượng đi đôi với không chất lượng, hai thứ lẫn lộn, biết đâu là thực, đâu là hư. Khổ thì than vậy chứ biết sao? học sinh có yếu kém nhưng không được phép cho đúp, vẫn phải "lên lớp" thế mới buồn cười.

3. Cũng cần phải xem lại đội ngũ GV về chất lượng, một thời, các GV chỉ toàn là HS kémn trong các trường, vậy mà giờ đây lại làm GV, nực cười thay.! Có thể cả một hệ thống GV chất lượng kém như vậy thì bao nhiêu thế hệ tương lai cũng kém theo đây? câu hỏi này phải dành cho nghành GD trả lời vậy!!!

4. Về Đào tạo GD trong các trường ĐH và xin việc tại các trường trên địa bàn các tỉnh? một câu hỏi đặt ra là: môn học Ngoại ngữ của các SV trong 4-5 năm học không bằng một tấm bằng chứng chỉ ngoại ngữ có thể mua hoặc học trong 3 tháng hay sao?

Tại sao SV ra trường khi nộp HS xin việc tại các đơn vị như Sở GD lại bắt buộc phải có chứng chỉ trong khi đó bảng điểm 4 năm học có ghi rõ kết quả môn học ngoại ngữ? Đây là do cơ chế chính sách hay sao?

Cần phải xem xet lại cách tiếp nhận phân công công tác đối với các sở GD cũng như việc đào tạo môn Ngoại ngữ tại các trường ĐH. Thật buồn khi nhìn thế hệ tương lai của đất nước mà trình độ bây giờ đã được phản ánh rõ qua kết quả thi cử vào ĐH nhiều năm qua. 

Tên: Trần Mai Anh

Giải pháp cho chất lượng dạy và học

Để nâng cao chất lượng dạy và học, ngành GD cần có những biện pháp đồng bộ. Trong đó, có hai vấn đề cần giải quyết.

Một là,cần chấm dứt tình trạng dạy thêm , học thêm ngay trong chính các trường phổ thông. Các trường phổ thông nên hạn chế việc dạy thêm cho học sinh ngoài giờ học chính khoá. Lâu nay học sinh thường phải đi học cả sáng và chiều tại trường. Nếu chất lượng học ở trường không đảm bảo các em lại tiếp tục đi học thêm các thầy cô giáo giỏi ở các trường khác, lớp khác vào các buổi từ 5-7h và 7-9h tối.Như thế, các em học sinh gần như không có thời gian tự học ở nhà.

Hai là, cần nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm công tác giảng dậy.Đồng hành với chính sách tăng lương cho Gv mà nhà nước đang thực hiện là cuộc đua "chạy vào biên chế", một khái niệm đã quá quen thuộc với người mọi người dân.Người thắng cuộc trong cuộc chạy đua này chưa chắc đã là những người có chuyên môn tốt hơn.

Bản thân tôi đã từng chứng kiến nhiều trường hợp người có bằng tại chức lại đỗ xét tuyển biên chế trong khi người có bằng cấp chính quy lại đứng ngoài. Hệ luỵ của cung cách tuyển dụng ấy chính lại là tình trạng dạy thêm học thêm kể trên. Như thế, để nâng cao chất lượng dạy và học cần giải quyết tận gốc nhiều vấn đề.

Tên: Đại Việt

Nên như thế nào ?

Các vấn nạn trong ngành giáo dục hiện nay đang được tân Bộ Trưởng tiến hành xử lý rất kiên quyết làm mọi người trong xã hội rất quan tâm và hoan nghênh.

Tuy nhiên, việc xử lý cần đi đôi với hoạch định các chính sách làm phù hợp với nhu cầu, điều kiện của xã hội hiện nay. Theo ý kiến của tôi nền giáo dục của ta cần phân loại chất lượng học sinh ngay từ đầu, ví dụ:

1. Tất cả học sinh đều đưọc phổ cập các môn học để nhận thức được xã hội cần được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 9.

2. Nều học sinh nào học tốt được lên lớp 10. Số còn lại có thể xét tuyển vào các trường học nghề Công nhân kỹ thuật (ví dụ bậc 1)

3. Nếu học sinh nào học tốt được lên lớp 11. Số còn lại được xét tuyển vào các trường Trung cấp kỹ thuật (ví dụ bậc 2)

4. Nếu học sinh nào học tốt được lên lớp 12. Số còn lại được xét tuyển vào các trường Cao đẳng kỹ thuật (ví dụ bậc 3)

5. Số học sinh còn lại sẽ được dự thi Đại học. Như vậy sẽ tạo ra cho xã hội thật nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề, có phân cấp rõ rệt và đặc biệt là tránh được lãng phí như trong nền giáo dục hiện nay.

Thừa "thày rởm", thiếu thợ lành nghề, .... Rất mong nền giáo dục nước nhà sẽ phát triển theo kịp và vượt các nước trong khu vực.

Tên: Đinh Văn Bình

Đọc bài "Giải pháp nào cho chất lượng giáo dục" thật đau xót về tình hình giáo dục trong thời gian qua. Các số liệu đã nói lên tất cả. Cần phải làm lại từ đầu và chấp nhận những sự thật đau xót như thế còn hơn chúng ta cứ để ung nhọt làm ảnh hưởng toàn xã hội.

Tôi có một đề nghị: Chúng ta chỉ nói đến hiện tượng mà không truy xét người gây ra hậu quả là không thể giải quyết dứt điểm những sai phạm được.

Tên: Do Quang Hung

Học sinh giỏi " Ảo"

Kết quả thi ĐH tạo ra bất ngờ cho một số quan chức của ngành giáo dục song lại không làm người dân bất ngờ vì Họ Biết rõ sẽ xảy ra chuyện nực cười đó.

Nguyên nhân thì có nhiều; Ngành nào cũng có thể đưa ra những lí do để biện minh cho cái gọi là " Căn bệnh thành tích". Chẳng lẽ mọi việc đều từ đó bắt nguồn mà ra? Theo tôi không đơn giản như vậy.

1. Đầu tiên phải kể đến là: Chất lượng sách giáo khoa. Tôi chưa tìm thấy điểm nổi trội, hơn hẳn của hệ thông dạy theo sách sách giáo khoa mới so với việc dạy và học theo sách giáo khoa cũ. Nhiều vấn đề cần phải được đem ra tranh luận khi yêu cầu học sinh vận dụng tư duy quá nhiều so với lứa tuổi của các em. Để học được các môn học này không còn cách nào khác là phụ huynh và các thầy cô giáo phải nai lưng ra để lo chuyện học thêm và dạy thêm . Có như vậy mới mong học sinh hiểu bài và biết cách làm bài tập!

2. Thứ hai là Năng lực và trình độ giảng dạy thực tế của hệ thống giáo viên các cấp, nhất là nhóm giáo viên cấp THCS. Ở lứa tuổi này, học sinh bắt đầu phải làm quen với hệ thống giáo dục theo chuyên ngành cơ bản. Trong khi đó, hệ thống giáo viên lại tỏ ra chưa thực sự bắt tay vào việc huấn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản phục vụ cho cấp PTTH. Nói một cách khác, năng lực của giáo viên cấp này chưa phù hợp với yêu cầu của hệ thống giáo dục hiện nay. Mỗi năm chỉ làm quen với cách dạy mới được hai đến ba tuần rồi về trực tiếp lên lớp giảng dạy thì phải nói là giáo viên của chúng ta quá xuất sắc mới có thể làm được như vậy.

3. Thứ ba mới nói đến bệnh thành tích: Bệnh thành tích được thể hiện không phải chỉ đối với nhóm học sinh mà phải nói là từ giáo viên nhà trường. Việc đánh giá thi đua của lãnh đạo cấp trên tuỳ thuộc vào số lượng học sinh đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi.

Nếu như vậy thì buộc giáo viên, các trường phải làm thế nào để đạt được tiêu chuẩn thi đua do ngành chỉ đạo. Nhưng tại sao cấp lãnh đạo lại đưa ra những tiêu chí cụ thể như vậy khi bình xét thi đua? Tại sao chúng ta không để mỗi trường tự đưa ra những tiêu chí thi đua căn cứ vào thực lực của mỗi trường, của học sinh trường mình, của năng lực thực tế của giáo viên để tự bình xét thi đua sau đó mới đưa lên trên đề nghị khen thưởng. từ sự áp đặt của hệ thống thành tích thi đua mới nảy sinh tư tưởng chạy theo thành tích để không bị thua chị kém em trong sinh hoạt đời thường.

4. Thứ tư là công tác thi đua khen thưởng của ngành, của tỉnh: Đồng ý phải có khen thưởng thì mới động viên được năng lực của cán bộ nhân viên nhưng khen thưởng tràn lan theo tỷ lệ định sẵn vô hình chung đã xóa đi mất tính tích cực của nó.

Theo tôi cần chấn chỉnh từ công tác khen thưởng thi đua để xóa đi bệnh thành tích. Cá nhân nào xứng đáng được khen thưởng phải được khen thưởng nhanh chóng, kịp thời chứ không phải chờ đến cuối kỳ, cuối khóa. Việc khen thưởng phải được làm thường xuyên nhưng phải có trọng điểm như khi xây dựng nhân vật điển hình, cá nhân tiên tiến.

Để được khen thưởng, mỗi cá nhân phải có thành tích nổi bật, phải có sự đóng góp cụ thể, thiết thực cho trường, cho ngành chứ không nên chỉ căn cứ vào số lượng học sinh giỏi của trường để đề ra tỷ lệ khen thưởng.

Bên cạnh đó, thành tích được khen thưởng phải có tác dụng động viên chung cho ngành, cho địa phương chứ không đơn thuần khen thưởng cá nhân. Trên đây là một số thiển ý của cá nhân tôi những mong muốn được tham gia góp ý để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và năng lực hành vi cho học sinh.

Tên: nguyen Minh Quang

Tôi có con gái đầu năm nay thi đại học.Với mong muốn cho cháu đỗ đại học nên từ khi cháu học cấp 2 gia đình đã cho cháu đi học thêm như chúng bạn.khi vào cấp 3 cháu đõ vào trường điểm của thành phố vợ chồng tôi hy vọng cháu sẽ đỗ đại học.

Điểm các môn để thi ĐH của cháu đều trên 8.Thi tốt nghiệp các môn đều 7,5. Nhưng đến khi thi Đại học cộng tổng 3 môn mới được 13 điểm.

Theo tôi cách dạy hiện naycủa các thày cô là chủ yếu dạy cho các cháu bài mẫu,chứ không luyện khả năng tư duy suy nghĩ về giải quyết các bài ở các cách làm khác nhau.Vì thế khi ra bài khác dạng đi là các cháu chịu không làm được.

Nhiều lần Tôi góp ý với cháu nhưng cháu nói các bạn cũng học như thế.Tôi cũng thi đại học cách đây 30 năm,thời của Tôi học thêm ít lắm chỉ nắm chắc kiến thức ở lớp cũng đủ đỗ rồi.

Tôi cũng nghĩ cách dạy học bây giờ có vấn đề.Sáng đến lớp ,chiều đi học thêm thì không đủ thời gian đào sâu suy nghĩ biến kiến thức trong sách thành kiến thức của Mình.

Tôi cũng thừa nhận cha mẹ là những huấn luyện viên tồi không biết cách hướng dẫn con để nhận kết quả như báo chí đã nêu.Thêm đó có trách nhiệm 1 phần của ngành giáo dục Xin trân trọng

Tên: NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

Bệnh thành thích hiện nay phổ biến ở hầu hết tất cả các trường trên cả nuớc một phần cũng do bộ giáo dục vẫn đánh giá chất lượng đào tạo của một trường trên tỷ lệ học sinh khá giỏi và tốt ngệp của trường đó.

Tôi nghĩ nếu bộ còn đánh giá như thế thì sẽ vẫn còn hiện tưọng tiêu cực xảy ra. theo tôi thì bộ lên đánh giá chất lượng đào tạo của một trường trên tỷ lệ học sinh đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng .

Và khi có một trường mà tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông và tỷ lệ học sinh đỗ đại học cà cao đẳng chênh nhau quá lớn thì lên có biện pháp xử lý. Nếu làm được như thế thì chất lượng đào tạo mới tốt lên được.

Tên: Trần Văn Toàn

''Hội chứng giáo dục"

Mấy năm gần đây tôi cảm thấy xã hội Việt Nam chúng ta xuất hiện một hội chứng tôi tạm gọi là ''Hội chứng giáo dục".

 Xoay quanh các vấn đề về cải cách, dạy thêm, học thêm và đánh giá kết quả quá trình cải cách... Người ta cứ hỏi đi hỏi lại cái câu hỏi: Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục. Mà câu trả lời thì vẫn chưa có?

Như trước kia theo chủ quan tôi lại thấy hay, thi đại học đề có khó hơn rất nhiều nhưng phân loại học sinh mới thể hiện rõ hơn. Bởi vì có thể điểm không cao như bây giờ nhưng tôi tự hỏi điểm cao để thể hiện cái gì?

Cuối cùng những thí sinh muốn đỗ đều phải vượt qua ngưỡng điểm nào đó. Theo tôi cải cách là cần thiết nhưng đề cương cải cách phải rõ ràng và triệt để:

1. Nên hạn chế thời lượng học thêm và dạy thêm ( cấm được thì tốt quá)

2. Nhanh chóng thống nhất và đưa ra bộ sách giáo khoa chuẩn ( làm gì mà khó đến thế? Nếu không đưa ra được thì ta có thể dịch bộ sách giáo khoa của các nước có nền giáo dục tiên tiến)

3. Kiểm tra thường xuyên trình độ giáo viên bên cạnh đó vấn đề thi công chức mở rộng hơn và thi chặt chẽ hơn.

4. Cương quyết thực hiện "trong sạch giảng đường", nghiêm trị các hành vi tiêu cực trong dạy và học. Đặc biệt trong các kỳ thi.

Tên: ĐINH XUÂN HẠNH

NIỀM TIN VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI GD

Với những gì mà các TS đã thể hiện chúng ta cảm thấy thật là buồn.Tuy nhiên, hãy đặt niềm tin vào CS nói chung và sự nghiệp GD nói riêng vì những phương châm đổi mới GD trong QLý,NDung, phương pháp,cách thức tiến hành,.... mà Bộ GD cùng với các Giáo sư đầu ngành đang cố gắng hoàn thiện là hoàn toàn có cơ sở.

Hãy đặt hi vọng vào ngày mai tươi sáng.Hãy chờ kết quả của kì thi tuyển sinh năm 2009.Câu trả lời đang ở phía trước.

Tên: Nguyễn Văn Đạo

Kính thưa Ban Biên Tập Tiền Phong Online. Nghe đến Giáo Dục là không ít người dân ngao ngán, trong đó có tôi.

Đọc báo mấy hôm nay phần nào cho tôi lấy lại niềm tin, tôi mong rằng Ông Bộ Trưởng "Nói là làm" và làm mạnh, làm đúng để đưa Ngành Giáo Dục vượt qua ngưỡng cửa khó khăn này, tôi kính đề nghị:

1. Ngành Giáo Dục có nhiều vấn đề cần xem lại, nhưng vấn đề đầu tiên phải xem lại ngay lập tức là đạo đức nhà trường và lương tâm của chính thày, cô giáo.

2. Dẹp bằng được chuyện dạy thêm, học thêm các cấp lớp.

3. Cấm tuyệt đối các trường thu tiền không đúng quy định của nhà nước. Tôi đặt nhiều kỳ vọng vào Ông Tân Bộ Trưởng và các cơ quan truyền thông đại chúng sẽ làm được việc này cho đất nước, cho con em chúng ta. Kính chúc quý báo sức khoẻ và luôn là niềm tin của độc giả bốn phương.

Tên: Cao Chấn Hưng

Cần phải có sự công bằng trong giáo dục !

Nhìn nhận một cách toàn diện là những năm gần đây chúng ta đã có những đường lối đúng đắn trong phát triển giáo dục. Nhưng nó cũng chưa thật sự giải quyết hết được những vướng mắc mà xã hội đặt ra.

Chúng ta thật sự chưa công bằng trong thi cử, cơ chế tặng điểm thật là vô lý và bất cập nên chính vì thế đã không ít nhiều người đã len lõi để tìm mội cách sao cho có thể đạt được.

Tôi ví dụ điển hình như em của một người bạn của tôi trong kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua nó đã đạt được số điểm 12,5 (Khối D) nhưng lại được cộng thêm 1,5 điểm nữa là 14 điểm như vậy là nó có thể loại được biết bao những người bạn cùng lứa. Sau khi biết được điểm như trên tôi thật sự bức xúc vô cùng vì chính tôi là người đã hướng dẫn em ở tháng cuối cùng của kỳ thi tuyển sinh.

Thật sự tôi là người hiểu và biết rất rõ em này : " Học sinh lớp 12 mà không thuộc bảng đạo hàm và nguyên hàm thì thử hỏi vậy sao em có thể đậu " . Như thế phải chăng chúng ta đã thật sự sai lầm khi tuyển những con người này hay không. Mặc khác em này lại dùng thủ thuật đăng ký hộ khẩu ở quê mà trong khi đó có nhà và học ở thành phố .

Chính vì thế theo tôi đã đến lúc hãy bỏ cơ chế tặng điểm thưởng . Vì tất cả các em dù ở thành thị hay nông thôn đều học chung một chương trình khung của bộ . Chẳng lẽ chúng ta cứ làm như thế thì không ít con sau nó sẽ cố gắng trườn và đục khoét qua kẻ hở đó sao . Mong các bộ hãy nghiên cứu vấn đề này

Tên: Nguyễn Khắc Đức

Tôi tin tưởng vào bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân. Đã nhìn ra được cốt lõi vấn đề là bệnh thành tích thì sẽ có thuốc chữa.

Tên: Dương Văn Lãm

Từ lâu chúng ta cứ nói bệnh thành tích đấy chỉ là ở bậc học phổ thông thôi, cái lỗi của bệnh thành tích ấy là do chủ trương của nhà nước ta chính là phổ cập hóa bậc học phổ thông, đã phổ cập rõ ràng là phải có chỉ tiêu đặt ra, thế thì học sinh có học dốt mấy đến thì người ta cũng cho lên lớp để sớm ra trường, mặc cho hậu quả để lại cho xã hội sau này như thế nào cũng chẳng cần biết.

Đấy là về giáo viên và nhà trường, còn về gia đình các bậc phụ huynh cũng muốn con em mình lên lớp để sớm tốt nghiệp và về lao động sản xuất, hoặc để tiếp tục học lên cao hơn( đối tượng sau mới là nguy hiểm). Từ đó dẫn đến học sinh lười học....

Nói về bậc học đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tình hình còn nghiêm trọng hơn nhiều, ở đây người ta có chạy theo thành tích đâu, học sinh có trượt bao nhiêu đi nữa thì giáo viên cũng chẳng ảnh hưởng gì mà thậm chí lại còn có lợi cho giáo viên, đó là một công cuộc chạy điểm.

Ngày trước có bao giờ học trò giám ngồi uống rượu, bia với thầy không? bây giờ thậm chí thầy còn gạ gẫm học trò để thầy cho đề và lời giải trước để các em đạt điểm cao, cả thầy và trò đều lợi, thậm chí chẳng cần thi điểm vẫn cao, tình trang này diễn ra phổ biến ở nhiều trường, nhiều ngành chứ phải là ít, điển hình là vụ scandal đổi tình lấy điểm mà báo chí mới phanh phui rùm beng vừa diễn ra.

Những tiêu cực ấy diễn ra ở hệ tại chức và chuyên tu là phổ biến nhất vì những ông học trò này đã đi làm có thu nhập cao lại già tiếp thu kém lười học tập nghiên cứu , thích ăn nhậu, muốn điểm cao, và thầy giáo cũng hiểu được điều đó nên cũng tìm cách khai thác.

Thiết nghĩ ta phải nhìn vào ngõ ngách của sự trì trệ, tiêu cực một toàn cảnh thể hiện về nó và đánh giá đúng mức độ nguy hiểm thì mới có liệu thuốc chữa trị bằng không có hô khẩu hiệu thì cũng chẳng đi tới đâu

Tên: nguyễn thị hảo

Theo ý kiến của tôi thì cả chất lượng dạy và học hiện nay ở nước ta đang trong tình trạng "đi xuống" và "đẽo cày giữa đường".Về vấn đề thi tốt nghiệp cấp 3 cũng chỉ là hình thức mà thôi và theo tôi nghĩ nó cũng nên được " nghỉ hưu" giống như hai kì thi tốt nghiệp tiểu học và cấp 2.

Tôi hiện tại đã là sinh viên năm thứ nhất. Qua theo dõi đề thi ĐH, tôi nhân thấy : năm nay đề mà ra khó y như rằng năm sau dễ đi chút ít, còn như năm vừa rồi thì lại dễ quá khiến cho đi thi làm bài, biết điểm cao rồi mà còn run, còn nếu đề năm vừa rồi kêu dễ y như rằng năm sau khó.

Còn việc dạy và học bây giờ là cả trò và thầy đều học chính là ở nhà thầy cô còn học thêm là ở trường. Và đặc biệt bây giờ sao tôi cảm thấy bài hát "mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương" thật không đúng vì thấy các thầy cô bây giờ chăm lo cho học sinh là rất ít??

Tên: Phạm Quốc Dũng

Theo tôi nghĩ, tất nhiên ngành giáo dục nước nhà đang đứng trước nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ, nhưng thiết nghĩ chúng ta phải thật bình tĩnh sàn lọc và giải quyết từng vấn đề một thì không đến nỗi xáo trộn mà giải quyết được nhiều căn nguyên.

Ví dụ: Chuyện dạy thêm của các thầy cô giáo, chuyện bắt ép học sinh phải đi học thêm ... rõ ràng đây là chuyện thường ngày, rõ như ban ngày, ai cũng thấy trừ ngành giáo dục ?

Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Sở Giáo dục và Đào tạo cần ban hành ngay quy chế dạy và học thêm ngay trong các trường (cần phải có tổ chức để dạy bồi dưỡng nâng cao học sinh khá giỏi và bổ sung kiến thức cho học sinh yếu kém).

Cấm tuyệt đối giáo viên tổ chức dạy thêm tại nhà, tại các trung tâm; điều này đâu có khó mà phải kêu ca bao lâu nay.

MỚI - NÓNG