Giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp Việt hội nhập quốc tế

Theo số liệu của báo cáo “Thương mại thế giới năm 2015 và triển vọng năm 2016”, trong số 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu của WTO, Việt Nam được công bố là quốc gia duy nhất có giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng lên đến 7,9%, giá trị nhập khẩu hàng hóa đạt 166 tỷ $.

Trước cái nhìn vĩ mô về triển vọng xuất và nhập khẩu của Việt Nam trong bức tranh kinh tế thế giới, có thể thấy sức ảnh hưởng quan trọng của lĩnh vực này đến với các mặt hàng, các ngành lao động khác, vốn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như: hàng dệt may, giày dép, thủy hải sản, đồ gỗ mỹ nghệ, cà phê thực phẩm…

Ở thời điểm hiện tại, thời điểm mà những thuật ngữ như “công nghệ số”, “thế giới phẳng” đã trở quen thuộc trên khắp nhiều mặt báo hay các diễn đàn từ tài chính đến công nghệ, thì một doanh nghiệp trẻ, một start-up vừa ra đời cũng hoàn toàn có đủ cơ hội và công cụ để tiếp cận với các giao dịch hấp dẫn cách đến nửa vòng trái đất.

Một cách đơn giản và rõ ràng hơn, bất kỳ ai cũng có thể nhận ra được sự tác động, ảnh hưởng và thậm chí là chi phối mạnh mẽ của công nghệ, của Internet vào cuộc sống hiện đại. Cụ thể, qua mạng xã hội hay các ứng dụng OTT như Viber, Skype, Messenger thì các đối tác, các khách hàng ở mọi nơi trên thế giới đều có thể kết nối, trao đổi, gửi hình ảnh hoặc live video trực tiếp với nhau.

Tuy không thể phủ nhận được tầm quan trọng và hiệu quả mạnh mẽ của Internet mang lại. Nhưng ngoài hình dung về một giao dịch được thực hiện trong văn phòng, bằng một Email qua máy tính hay điện thoại thông minh (smartphone) có kết nối Internet, còn với những doanh nghiệp đặc thù hơn về tính chất hay sản phẩm, với yêu cầu phải trực tiếp có mặt tại địa bàn hay những khu vực bị hạn chế sóng Data hoặc các kết nối Internet không ổn định, thì việc đợi xử lý một email hay liên lạc qua các ứng dụng OTT hẳn không phải là việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

Giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp Việt hội nhập quốc tế ảnh 1

Gói cước gọi quốc tế giá rẻ Global Saving VoIP 1313 của MobiFone

Trước hạn chế của việc bị chi phối bởi Internet, anh Trương Đức Phương – Giám đốc một công ty xuất khẩu hải sản tại Nha Trang cho biết:

“Để tránh việc trễ chuyến, lỡ đơn hàng dẫn đến thiệt hại về chi phí lẫn thời gian cho doanh nghiệp chỉ vì khu vực không có Internet hay dịch vụ truy cập Data không ổn định. Từ đầu tháng 10, tôi đã bắt đầu sử dụng dịch vụ Viễn thông quốc tế với gói cước Global Saving VoIP 1313 của MobiFone để liên lạc với các đối tác và khách hàng của mình tại hơn 10 quốc gia bất kỳ lúc nào, mà không cần phải bận tâm về việc phải sử dụng smartphone hay đăng ký Data hay phụ thuộc chất lượng Internet.

Không chỉ giúp tiết kiệm hơn đến 80% cước phí so với các cách gọi quốc tế thông thường mà trước kia tôi hay sử dụng, gói cước Global Saving của MobiFone còn hỗ trợ danh sách lên đến 25 quốc gia giúp tôi có thêm nhiều cơ hội để kết nối trực tiếp với các khách hàng mới.”

Để thực hiện gói cước gọi quốc tế giá rẻ Global Saving VoIP 1313 của MobiFone, khách hàng chỉ cần thêm 1313 trước cách gọi quốc tế thông thường.

Chi tiết và cách đăng ký sử dụng gói cước, vui lòng xem tại:

http://mobifone.vn/wps/portal/public/dich-vu/quoc-te/vtqt/global_saving

MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.