Bệnh tăng nhãn áp có thể dẫn đến mất thị lực nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm (Ảnh minh họa) |
Ai cũng biết rằng ngủ không ngon giấc có thể ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, tâm trạng, khả năng học hỏi và lưu giữ thông tin, đồng thời có thể làm tăng nguy cơ gặp tai nạn và thương tích nghiêm trọng. Hiện các nhà khoa học đang tập trung vào những hậu quả lâu dài của giấc ngủ kém. Họ đã thực hiện nghiên cứu tiềm năng lớn đầu tiên trên thế giới để xem xét toàn diện các hành vi và mô hình giấc ngủ với sự tham gia của hơn 400 nghìn người ở Anh.
Kết quả, được công bố trên tạp chí BMJ Open cho thấy, những người có chế độ ngủ không lành mạnh có nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp. Điều này có thể dẫn đến mất thị lực nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Bệnh tăng nhãn áp có thể sẽ ảnh hưởng đến 112 triệu người trên thế giới vào năm 2040. “Ngáy, buồn ngủ ban ngày, mất ngủ và thời gian ngắn ngủ quá ngắn hoặc quá dài đều có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp”, nhóm nghiên cứu quốc tế, dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu đến từ Bắc Kinh, Trung Quốc kết luận.
Các nhà nghiên cứu cho biết, khám phá này nhấn mạnh tầm quan trọng của viêc áp dụng và duy trì các hành vi và thói quen ngủ lành mạnh. Ngoài ra, nó đề cao sự cần thiết của trị liệu giấc ngủ cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp, cũng như kiểm tra mắt cho những người bị rối loạn giấc ngủ mãn tính để phát hiện các dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này. Với các triệu chứng là sự thuyên giảm các tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong mắt và dây thần kinh thị giác bị tổn thương, nguyên nhân của bệnh tăng nhãn áp hiện vẫn chưa được xác định rõ. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến mù lòa không thể hồi phục.
Để đào sâu hơn vào những vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp ở những người có các hành vi ngủ khác nhau: mất ngủ, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, thức muộn hoặc dậy sớm, buồn ngủ vào ban ngày; và ngáy. Nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu từ 409.053 người đang tham gia vào nghiên cứu Biobank của Vương quốc Anh.
Những người từ 40 đến 69 tuổi được tuyển vào nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2010, và được theo dõi cho đến tháng 3/2021 để xem liệu họ có bị chẩn đoán mắc bệnh tăng nhãn áp hay không. Thông tin về thói quen ngu của họ được thu thập khi họ tham gia nghiên cứu. Trong thời gian theo dõi trung bình gần 11 năm, 8.690 trường hợp mắc bệnh tăng nhãn áp đã được xác định. Ngoại trừ kiểu người dậy sớm hay thức muộn, bốn hành vi ngủ khác đều có liên quan đến các mức độ khác nhau của nguy cơ tăng nhãn áp, BMJ Open cho biết. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng so với những người có thói quen ngủ ngáy và buồn ngủ ban ngày làm tăng 11% nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. Trong khi đó, mất ngủ và ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể làm tăng 13% nguy cơ mắc bệnh.
Cuộc nghiên cứu mang tính chất quan sát và do đó, không thể giúp xác định nguyên nhân đằng sau căn bệnh. Các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng nó dựa vào tinh thần tự nguyện báo cáo thay vì chẩn đoán khách quan và bản thân bệnh tăng nhãn áp cũng có khả năng ảnh hưởng đến giấc ngủ, thay vì ngược lại. Nhưng họ cho biết, có những giải thích sinh học hợp ly cho mối liên hệ giữa rối loạn giấc ngủ và bệnh tăng nhãn áp. Áp lực bên trong của mắt, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của bệnh tăng nhãn áp, tăng lên khi một người nằm xuống, cũng như khi các hormone giấc ngủ bị cạn kiệt, điều dẫn đến chứng mất ngủ.
Trầm cảm và lo lắng, thường đi đôi với mất ngủ, cũng có thể làm tăng áp lực bên trong mắt. Tương tự, các giai đoạn thiếu tế bào oxy, do ngừng thở đột ngột trong lúc ngủ có thể gây tổn thương trực tiếp đến dây thần kinh thị giác.