Gần dân hơn

Gần dân hơn
TP - 32% người dân Việt Nam đang sống ở đô thị, song cách quản lý điều hành vẫn cơ bản giống chính quyền nông thôn, vẫn chậm chạp và qua nhiều tầng nấc trung gian. Nhiều vấn đề bức xúc của đô thị hiện nay như quy hoạch, tắc đường, quá tải y tế - giáo dục, ô nhiễm môi trường, cấp thoát nước... chậm được giải quyết có nguyên nhân từ cách quản lý như hiện nay.

> 'Sếp lương khủng' và 'ông chủ'
> Khai trừ Đảng, buộc thôi việc nhiều 'sếp lương khủng'

Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng Đặng Công Ngữ còn tính rằng, nếu tổ chức chính quyền đô thị, việc giải quyết hồ sơ được ủy quyền cho giám đốc sở, thì mỗi năm người dân TP này sẽ tiết kiệm được tới 5 vạn ngày chờ đợi. Báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Ngữ : “Hiệu quả cho chính quyền, lợi ích mang lại cho nhân dân nên mạnh dạn làm !”.

Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM Trần Du Lịch cho rằng, mô hình chính quyền đô thị sẽ tác động mạnh mẽ tới chất lượng cán bộ, “công chức phải chuyên nghiệp, và không một công chức nào không biết rõ mình làm việc gì”, còn người dân cũng “biết ngay việc đó do ai phụ trách, ai chịu trách nhiệm”. Với trách nhiệm rõ ràng, minh bạch như vậy đi đôi với đãi ngộ xứng đáng, công chức nào không đáp ứng được đòi hỏi của dân sẽ bị thay thế. Nhà nước không thể bao cấp cho những cán bộ không làm được việc. Đó là cái lợi căn cơ nhất, cái lợi đem lại từ việc chuyển đổi từ nền hành chính công vụ sang nền hành chính phục vụ.

Mô hình chính quyền hai cấp sẽ giúp cán bộ gần dân hơn, cơ quan dân cử sẽ gắn kết với dân hơn, tức là “tính nhân dân” của mô hình này sẽ cao hơn. Theo đại biểu Trần Du Lịch, với mô hình này sẽ không có chuyện người ở bên cạnh trường học nhưng phải cho con đi học xa vì khác phường; và “không có chuyện trung ương ngồi bàn vấn đề trường mẫu giáo ở một địa phương” vì tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cấp dưới đã được nâng cao.

Nhớ lại thời điểm chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã răn dạy cán bộ rằng: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Bản chất của nhà nước chúng ta là “của dân, do dân và vì dân”, do vậy việc áp dụng chính quyền đô thị nếu có lợi cho dân, và thậm chí đẩy cái khó cho cán bộ, cũng cần quyết tâm làm cho bằng được.

Nền hành chính phục vụ sẽ lấy sự thỏa mãn của người dân là tiêu chuẩn lớn nhất để đánh giá chất lượng bộ máy. Muốn thế cán bộ phải tự nâng mình lên để gần dân và hiểu dân hơn, để thực sự xứng đáng là những đầy tớ của dân như Bác Hồ từng căn dặn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.