Forbes: Đài Loan đang toan tính gì trong việc đề phòng Trung Quốc tấn công?

Tên lửa của Hệ thống HIMARS
Tên lửa của Hệ thống HIMARS
TPO - Đài Loan (Trung Quốc) được cho là đang tích trữ các loại tên lửa phóng từ trên không và trên mặt đất, trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, nhằm đánh gục các lực lượng Trung Quốc ngay cả khi họ chưa rời căn cứ.

Việc mua sắm số vũ khí  bao gồm Tên lửa tấn công trên bộ  — phản ứng mở rộng (SLAM-ER) và  Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) trị giá nhiều tỷ đô la của Đài Bắc  nếu hoàn tất  có thể giúp hòn đảo này chống lại kho vũ khí tên lửa đang mở rộng của Trung Quốc, theo Forbes.

Từ lâu, Bắc Kinh đã lên kế hoạch phóng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn quả tên lửa vào Đài Loan như một màn dạo đầu cho bất kỳ cuộc tấn công đánh chiếm nào. Giờ đây, Đài Bắc đặt mục tiêu hướng tên lửa của chính họ nhằm vào đại lục.

Ian Easton, một chuyên gia về Đài Loan của Viện Dự án 2049 ở Virginia, nói: “HIMARS và SLAM-ER có công nghệ tiên tiến và sẽ đa dạng hóa, nâng cao năng lực của lực lượng tên lửa phản công Đài Loan”.

Bộ Ngoại giao Mỹ vào cuối tháng 10 đã công bố khả năng bán cho Đài Bắc 135 tên lửa SLAM-ER với giá 1 tỷ USD, 11 bệ phóng HIMARS với giá 436 triệu USD. Các bệ phóng HIMARS có bánh lốp đi kèm với 64 rocket Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân (ATACMS).

Các tên lửa ATACMS có thể mang đầu đạn 200kg phi hạt nhân, tầm bắn 300km. Các tên lửa SLAM-ER, được trang bị cho phi đội tiêm kích F-16 của Đài Loan, mang một đầu đạn nặng 500kg đi xa gần 300km.

Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích: “Đề xuất mua bán này phục vụ lợi ích quốc gia, kinh tế và an ninh của Mỹ bằng cách hỗ trợ các nỗ lực liên tục của người nhận để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang và duy trì khả năng phòng thủ đáng tin cậy”.

Điểm rộng nhất trên Eo biển Đài Loan chỉ chưa đầy 200km. Các khẩu đội HIMARS ẩn náu trên địa hình đồi núi của Đài Loan có thể tấn công các cảng và sân bay trên bờ biển Trung Quốc. Các máy bay F-16 mang tên lửa SLAM-ER có thể tấn công các cơ sở của Trung Quốc xa hơn trong đất liền.

Kế hoạch của Đài Bắc rõ ràng là đợi cho đến khi Lực lượng Tên lửa Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc tiến hành một cuộc đánh chiếm đảo bằng các đoàn tàu tên lửa nhắm vào các căn cứ của Đài Loan.

Sau đợt tấn công ban đầu đó, lực lượng Đài Loan sẽ bắn trả, không chỉ bằng ATACMS và SLAM-ER, mà còn bằng tên lửa hành trình phóng từ trên không Wan Chien và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất Yun Feng. Ông Easton nói về cuộc phản công của Đài Loan: “Đó không phải là đòn phủ đầu và trên thực tế, nếu không làm điều đó thì sẽ rất nguy hiểm.

Các mục tiêu chính có thể là các cảng và sân bay của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) ở Phúc Kiến, Chiết Giang và Quảng Đông. Lúc đầu, tên lửa Đài Loan có thể bắn vào đội hình quân đội PLA đang tập hợp cho một cuộc tấn công xuyên eo biển. Khi quân Trung Quốc, sau những thiệt hại ban đầu, vẫn tiến về Đài Loan, các cuộc tấn công tên lửa tiếp theo có thể nhắm vào cơ sở hạ tầng hậu cần tại căn cứ Trung Quốc.

Easton giải thích: “Các hoạt động đánh chiếm đảo diễn ra trong một thời gian dài và chủ yếu dựa vào các căn cứ cố định để làm cơ sở hậu cần. “ Nếu các cảng và sân bay ở Phúc Kiến, Chiết Giang và Quảng Đông bị tàn phá trước khi PLA đổ bộ được lên bờ biển Đài Loan, lực lượng mặt đất của Đài Loan sẽ dễ dàng đẩy quân tấn công trở lại biển hơn nhiều ”.

Kho vũ khí tên lửa tầm xa ngày càng tăng của Đài Bắc làm phức tạp thêm kế hoạch tấn công của Bắc Kinh. Easton nói: “Nó sẽ buộc PLA đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp phòng thủ. “Ngân sách quốc phòng là hữu hạn, kể cả của Trung Quốc. PLA càng phải đầu tư nhiều vào các biện pháp phòng thủ thì càng ít có các hoạt động tấn công ”.

Và có thể việc mua SLAM-ER và HIMARS chỉ là bước khởi đầu. Easton nói: “Một vụ mua bán như thế này đánh dấu một bước ngoặt. “Trước đây không thể tưởng tượng được. Bây giờ nó giống như lẽ thường ”.

MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.